Bài giảng Tiết: 57 - Bài: Ancol
1.Kiến thức: Nắm được tính chất vật lý và tính chất hoá học của ancol.
-Các cáhc điều chế ancol và ứng dụng của ancol trong cuộc sống.
2.Kỹ năng: Viết các phương trình phản ứng hoá học và các phương trình điều chế.
3.Thái độ:Tác hại của ancol trong cuộc sống.
Ngày soạn:19.02.2008 Tiết: 57 Bài: ANCOL (t2) I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Nắm được tính chất vật lý và tính chất hoá học của ancol. -Các cáhc điều chế ancol và ứng dụng của ancol trong cuộc sống. 2.Kỹ năng: Viết các phương trình phản ứng hoá học và các phương trình điều chế. 3.Thái độ:Tác hại của ancol trong cuộc sống. II.CHUẨN BỊ. 1.Chuẫn bị của giáo viên. Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm biểu diễn trong sách giáo khoa. 2.Chuẩn bị của học sinh. Xem kiến thức bài ancol III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: Nêu các cách phân loại ancol Định hướng trả lời.Các cách phân loại trong bài học. 3.Giảng bài mới -Giới thiệu bài mới. 4-Tiến trình tiết dạy. TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức HOẠT ĐỘNG1.Khái quát tính chất hoá học của ancol. Giáo viên: Cho học sinh nhận xét sự phân cực của nhóm chức trong phân tử ancol. Từ đó nhận xét khả năng phản ứng với các chất Nêu tính chất đặc trưng của ancol đa chức. Học sinh viết các phương trình phản ứng xảy ra. Khi tác dụng với Na phản ứng tách nguyên tử H Nêu hiện tượng đặc trưng dùng để nhận biết. VI. Tính chất hoá học: Trong phân tử liên kết C –O và O – H có sự phân cực mạnh nên dể bị tách trong phân tử hợp chất hữu cơ. 1.Phản ứng thế H của nhóm –OH a. Tính chất chung của ancol:Tác dụng với kim loại mạnh: Na, K VD:2C2H5OH +2 Na ® 2C2H5ONa + H2 ( Natri etylat ) b.Tính chất hoá học của Glixerol: Tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam( nhận biết) pt:C3H5(OH)3 + Cu(OH)3 + 2H2O HOẠT ĐỘNG2. Khi tác dụng với axit vô cơ nhóm OH bị tách ra. Giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành sản phẩm Hs. Viết các phương trình phản ứng Hs. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2.Phản ứng thế ở nhóm OH. a.Phản ứng với axit vô cơ. C2H5 -OH + H– Br C2H5 – Br + H2O b. Phản ứng với ancol: VD 2C2H5OH C2H5 – O – C2H5 + H2O 3.Phản ứng tách nước CH3 – CH2 – OH CH2 = CH2 + H2O HOẠT ĐỘNG3 Giáo viên hướng dẫn phản ứng oxi hoá Giáo viên nêu chủ yếu phản ứng oxi hoá hoàn toàn của ancol no đơn chức. Hs. Nêu lại các bậc rượu. Hs. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Hs. Viết phương trình phản ứng dạng tổng quát. 4.Phản ứng oxi hoá: a.oxi hoá không hoàn toàn * Rượu bậc 1 bị oxyhoá ® anđehyt. CnH2n+1CH2OH + CuO ® CnH2n+1CHO + Cu + H2O Anđehyt * Rượu bậc 2 bị oxyhoá ® xeton. + CuO ® R– CO– R’+ Cu + H2O Lưu ý: Rượu bậc 3 không bị oxi hóa bỡi CuO CH3CH2OH + O2 CH3COOH + H2O b. Phản ứng oxi hóa hoàn toàn : CnH2n+2O + O2 ® n CO2 + ( n +1) H2O + Q Ta có : + và nrượu = HOẠT ĐỘNG4 Giáo viên nêu các phương pháp điều chế Viết các phương trình phản ứng xảy ra. V. Điều chế: 1. Phương pháp tổng hợp: -Cộng H2O vào an ken CH2 = CH2 + HOH CH3-CH2OH -Thuỷ phân dẫn xuất Hal CnH2n+1X + NaOH CnH2n+1OH + NaX -Tổng hợp Glixerol: CH2 =CH –CH3 + Cl2 CH2 =CH – CH2Cl CH2Cl –CHOH – CH2Cl CH2OH –CHOH –CH2OH. b. Phương pháp sinh hoá: ( C6H10O5)n + n H2O n C6H12O6 Tinh bột , Xenlulozơ Glucozơ C6H12O6 2 C2H5OH + 2 CO2 V.Ứng dụng: SGK 5.Củng cố: Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho C2H5OH tác dụng với các chất: Na,HCl, CH3OH,CuO. 6.Dặn dò, bài tập về nhà. : Làm các bài tập SGK. IV.RÚT KINH NGHIỆM ,BỔ SUNG.
File đính kèm:
- 57.doc