Bài giảng Tiết 56: Crom và hợp chất của crom

I. Mục tiêu bài học:

 1.Về kiến thức: HS biết :

 - Vị trí, cấu hình e hóa trị, tính chất vật lí(độ cứng màu khối lượng riêng). Của crom, các số oxi hóa trong hợp chất, tính chất hóa học của crom là tính khử(phản ứng với clo, oxi, lưu huỳnh, dd axit).

 - Tính chất của hợp chất crom(III): Cr2O3, Cr(OH)3,(Tính tan, tính oxi hóa, tính khử, tính lưỡng tính). Tính chất của hợp chất crom(VI): K2CrO4, K2Cr2O7 (Tính tan, màu sắc, tính oxi hóa).

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1067 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 56: Crom và hợp chất của crom, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
 /3/2011
12D
 12/3/2011
 /3/2011
12E
 /3/2011
12C
Tiết 56: CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA CROM 
I. Mục tiêu bài học:
 1.Về kiến thức: HS biết : 
 - Vị trí, cấu hình e hóa trị, tính chất vật lí(độ cứng màu khối lượng riêng). Của crom, các số oxi hóa trong hợp chất, tính chất hóa học của crom là tính khử(phản ứng với clo, oxi, lưu huỳnh, dd axit).
 - Tính chất của hợp chất crom(III): Cr2O3, Cr(OH)3,(Tính tan, tính oxi hóa, tính khử, tính lưỡng tính). Tính chất của hợp chất crom(VI): K2CrO4, K2Cr2O7 (Tính tan, màu sắc, tính oxi hóa).
 2.Về kĩ năng : 
 - Dự đoán và kết luận được về tính chất của crom và một số hợp chất.
 - Viết phương trình hóa học thể hiện tính chất của crom và hợp chất crom.
 - Tính thể tích hoặc nồng độ dd K2Cr2O7 tham gia phản ứng.
 3. Về thái độ: 
 - Có thái độ tích cực tự giác trong học tập.
 - Có ý thức bảo vệ kim loại
II. Chuẩn bị :
 1. Chuẩn bị của GV: Bảng tuần hoàn, chén sứ, giá thí nghiệm, đèn cồn
 Tinh thể K2Cr2O7, ddCrCl3, dd HCl, dd NaOH, tinh thể (NH4)2Cr2O7 .
 2.Chuẩn bị của HS : chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình bài giảng :
 1. Kiểm tra bài cũ : 
 - Lồng vào bài học	
 2. Nội dung bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm vị trí và cấu hình e
GV: Cho HS nghiên cứu BTH 
HS: sử dụng BTH, tìm số thứ tự của crom trong BTH . từ số hiệu nguyên tử của crom viết cấu hình e nguyên tử, nhẫn xét số e ngoài cùng, số e độc thân . Từ số e độc thân hãy dự đoán số oxi hóa của crom. 
GV. Hãy nghiên cứu SGK để tìm hiểu tính chất vật lý đặc biệt của crom, dựa vào cấu trúc mạng tinh thể hãy giải thích tính chất vật lý đó? 
Hoạt động 2: Nghiên cứu tính chất hóa học
GV : Dựa vào 1 số tính chất khác của crom hãy dự đoán khả năng hoạt động của crom? crom là kl chuyển tiếp khó hoạt động ở nhiệt độ cao nó có thể P /Ư mãnh liệt với hầu hết PK như Halogen,O2, S 
HS : Giải thích vì sao E0 Cr2+/ Cr = -0,86 V < E0 H2O/ H2 . Nhưng crom không tác dụng với nước? 
GV: Yêu cầu HS viết PTPƯ xảy ra dạng phân tử và ion rút gọn của crom khử H + trong dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng, giải phóng H2 
Hoạt động 3: Nghiên cứu hợp chất của crom
GV: Cho Hs quan sát Cr2O3 tìm hiểu tính chất của của Cr2O3 , Cr(OH)3 
HS: Hoàn thành PTPƯ thể hiện tính chất lưỡng tính của Cr2O3 , Cr(OH)3 .
GV: Cho HS tìm hiểu tính chất của CrO3 , K2Cr2O7 . Yêu cầu HS viết PTHH của PƯ CrO3 tác dụng với nước tạo ra các axit .
HS: Hoàn thành các phương trình phản ứng 
GV: Cho hS quan sát muối crom nghiên cứu SGK nêu các muối Crom (VI) 
Muối cromat như (Na2CrO4,K2Cr2O4) là muối của axitcromic có màu vàng của ion cromat (CrO42-)
HS: Làm thí nghiệm muối K2Cr2O7 với FeSO4 
GV cho HS xác định số oxihoacủa Cr, Fe trong Phương trình . 
Vì có cân bằng 
Cr2O72- + H2O 2CrO42- +2H+
Nên Cho axit vào dd Cromat(màu vàng)muối đi cromat(màu cam)
Cho dd kiềm thì ngược lại.
I : Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình e nguyêntử 
Vị trí:
Thuộc nhóm VIB, chu kỳ 4, STT : 24 
- Cấu hình: [ Ar ] 3d5 4s1 
- Số oxi hóa phổ biến: +2, +3, +6 
II : Tính chất vật lý: 
Là KL có màu trắng ánh bạc, khối lượng riêng lớn 
D= 7,2 g/cm3 . Nóng chảy ở 18900C . Là KL cứng nhất 
III : Tính chất hoá học: 
1.Tác dụng với phi kim: 
2Cr + 3F2 2CrF3 
4Cr + 3O2 2Cr2O3 
2Cr + 3Cl22CrCl3 
- Ở nhiệt độ thường trong không khí KL crom tạo ra màng mỏng crom (III) oxit có cấu tạo mịn bền vững bảo vệ, ở nhiệt độ cao khử được nhiều phi kim 
2. Tác dụng với nước : Có lớp oxit bảo vệ nên không phản ứng 
3. Tác dụng với axit: 
Cr +2 HCl CrCl2 + H2 
Cr + 2 H2SO4 CrSO4 + H2 
VI: Hợp chất của crom
1.Hợp chất crom (III) 
a.crom (III) oxit : Cr2O3 là chất rắn màu lục thẫm . Cr2O3 là oxit lưỡng tính tan trong axit và kiềm đặc 
Cr2O3 + HCl 
Cr2O3 + NaOH + H2O 
b.Crom (III) hiđroxit . Là chất rắn màu xanh nhạt . Cr (OH)3 là hiđroxit lưỡng tính 
Cr(OH)3 + NaOH NaCrO2 + 2H2O 
Cr(OH)3 +3 HCl CrCl3 +3H2O 
Vì ở trạng thái số oxihoa trung gian, ion Cr3+ trong dd vừa có tính oxihoa, vừa có tính khử
VD : 2CrCl3 + Zn 2CrCl2 +ZnCl2 
2Cr3+ +Zn 2Cr2+ + Zn2+ 
2.Hợp chất Crom (VI) 
a.Crom (VI) oxit : CrO3 
Là chất rắn màu đỏ thẫm 
CrO3 là một oxit axit . tác dụng với nước tạo ra axit 
CrO3 + H2O H2CrO4 ( axit cromic)
CrO3 + H2O H2Cr2O7 (axit đicromica)
CrO3 có tính oxihoa mạnh một số chất vô cơ hữu cơ như S,P,C, C2H5OH bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3 
b.Muối crom (VI) 
Các muối cromat và đicromat có tính oxihoa mạnh đặc biệt trong môi trường axit muối crom (VI) bị khử thành muổi crom (III) 
 7H2O
Trong dung dịch của ion Cr2O72- (màu da cam) luôn có cả ion CrO42- (màu vàng) ở trạng thái cân bằng với nhau 
 Cr2O72- + H2O 2CrO42- +2H+ 
3. Củng cố - luyện tập :
 Hãy so sánh tính chất hoá học của nhôm và crom? Viết PT minh hoạ .
+ Giống nhau: Phản ứng với PK, với axit HCl, H2SO4 loãng, bền trong không khí và không phản ứng với nước . Bị thụ động hoá trong axit đặc nguội HNO3, H2SO4 
+ Khác nhau: Nhôm chỉ có 1 trạng thái oxi hoa +3 còn crom có nhiều trạng thái oxi hoa khi pư với axit nhôm cho hợp chất nhôm (III) còn crom cho hợp chất crom (II) . Nhôm có tính khử mạnh hơn crom nên khử được crom (III) oxit
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà
 - Học thuộc lí thuyết
 - Làm bài tập 1,2,3,5 SGK
 - Chuẩn bị bài đồng và hợp chất của đồng.
Kiểm tra của tổ chuyên môn (BGH)
 Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docTiet 56- Crom va hop chat.doc