Bài giảng Tiết 56 : Axit – bazơ - muối (tiết 2)

1/ Kiến thức :

- HS biết và hiểu các định nghĩa theo thành phần hoá học,CTHH, tên gọi

và phân loại các loại chất axit, bazơ, muối , gốc axit, nhóm hiđroxit .

- Củng cố các kiến thức đã học về định nghĩa ,CTHH, tên gọi, phân loại các

 oxit và mối liên quan của các loại oxit với axit và bazơ tương ứng .

2/ Kĩ năng :

- Rèn luyện kĩ năng gọi tên một số hợp chất vô cơ khi biết CTHH và ngược lại,viết được CTHH khi biết tên của hợp chất .

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 56 : Axit – bazơ - muối (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
30/03/09 Hoá học 8
 Tiết 56 : AXIT – BAZƠ—MUỐI
MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức :
HS biết và hiểu các định nghĩa theo thành phần hoá học,CTHH, tên gọi
và phân loại các loại chất axit, bazơ, muối , gốc axit, nhóm hiđroxit .
- Củng cố các kiến thức đã học về định nghĩa ,CTHH, tên gọi, phân loại các 
 oxit và mối liên quan của các loại oxit với axit và bazơ tương ứng . 
2/ Kĩ năng :
Rèn luyện kĩ năng gọi tên một số hợp chất vô cơ khi biết CTHH và ngược lại,viết được CTHH khi biết tên của hợp chất .
B> CHUẨN BỊ :
Lập ba bảng axit, bảng bazơ, bảng muối trống cho HS điền vào .
C> LÊN LỚP :
1/ Oån định :
2/ Kiểm tra bài cũ :
 + Trình bày tính chất hoá học của nước , Viết PTHH minh hoạ ?
 + Viết PTHH hoàn thành dãy biến hoá sau :
 C à CO2 à H2CO3 ; Ca à CaO à Ca(OH)2 
3/ Bài mới :
Bài ghi
Giáo viên
Học sinh
Axit :
1. Định nghĩa : Axit là hợp chất mà phân tử gồm
1 hay nhiều nguyên tử H
liên kết với gốc axit.
2. Công thức hoá học :
Gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit
Ví dụ : HCl, H2SO4
3. Phân loại : 2 loại 
-Axit có oxi : H2SO4, 
 HNO3
-Axit không có oxi :
 HCl, H2S
4. Tên gọi :
a. Axit không có oxi :
Tên Axit = Axit + Tên phi kim + hiđric
Ví dụ :
+ HCl : Axit clohiđic
+ H2S : Axit sunfu hiđric
. Axit có oxi :
Tên axit = Axit + tên phi kim + ic
+H2CO3 :Axit cacbonic .
+H3PO4 :Axit phôtphoric.
II) Bazơ :
1. Định nghĩa: bazơ là hợp chất mà phân tử gồm
1 nguyên tử kim loại
liên kết với 1 hay nhiều nhóm _OH.
2.Công thức hoá học
Gồm một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm (-OH)
Ví dụ : NaOH, Ca(OH)2
3.Tên gọi :
Tên bazơ = Tên KL (kèm hoá trị nếu KL nhiều hoá trị ) + hiđroxit
Ví dụ :
NaOH : Natri hiđroxit
Fe(OH)3: Sắt III hiđroxit
4.Phân loại: 2 loại
P Bazơ tan (kiềm )
NaOH, KOH, Ca(OH)2..
P Bazơ không tan :
Cu(OH)2 ,Fe(OH)2, 
HOẠT ĐỘNG 1:
-GV Các em đã biết những axit nào ? CTHH, tên gọi ?
-GV Dùng bảng 1,yêu cầu HS
+ Hãy ghi số nguyên tử H, gốc axit và hoá trị gốc axit vào bảng
+Có nhận xét gì về thành phần phân tử của các axit? 
+ Nhận xét gì về số nguyên tử H với hoá trị của gốc axit ?
+ Nêu định nghĩa axit theo nhận xét trên ?
-GV yêu cầu HS đọc sgk phần 1,1c 
-GV tiếp tục hỏi :
+ Dựa vào thành phần phân tử có thể chia axit ra làm mấy loại 
-GV thông báo cách gọi tên của hai loại axit .
+ Gọi HS đọc tên vài công thức:
HBr , H2SO3 , H2SO4 
-GV cho HS nhận xét bổ sung cách đọc tên của các bạn
HOẠT ĐỘNG 2:
-GV : Hãy kể tên , viết CTHH một số hợp chất bazơ mà em biết ?
-GV sử dụng bảng 2 : Hãy ghi số nguyên tử KL và số nhóm 
(-OH) vào bảng .
+ Có nhận xét gì về thành phần phân tử các bazơ ?
+ Nhận xét gì về số nhóm 
(-OH) với hoá trị của KL ?
+ Nêu định nghĩa bazơ ?
+ Nêu cách gọi tên hợp chất bazơ ?
-GV Gọi HS đọc tên : Fe(OH)2,
Fe(OH)3 à cho HS phát hiện cách đọc tên các bazơ của KL nhiều hoá trị 
-GV dựa vào yếu tố nào để phân loại hợp chất bazơ ?
-GV giới thiệu các bazơ tan và bazơ không tan .yêu cầu HS đọc tên .
-GV : muối chúng ta sẽ học tiết sau .
-HS phát biểu .
-HS quan sát bảng 1.
-HS lần lượt lên ghi vào bảng 1.
-HS thảo luận từng đôi một trả lời câu hỏi.
-HS đọc sgk.
-HS phát biểu 
HS đọc tên các axit .
-HS phát biểu , viết CTHH.
-HS lần lượt lên bảng điền vào bảng 2
-HS thảo luận nhóm phát biểu
-HS đọc sgk phần II.1c
-HS nghiên cứu SGK 
phát biểu .
-HS trả lời 
4/ Củng cố : Làm bài tập 1,2 trang 130 sgk
5/ Kiểm tra đánh giá :
 Bài 3,4 trang 130 sgk
6/ Về nhà : 
 + Học bài ,làm các bài tập 1,2,3,4,5 trang 130 sgk vào vở bài tập.
 + Soạn : Định nghĩa ,CTHH, đọc tên, phân loại muối .(cả lớp)
 Thúc Đào

File đính kèm:

  • doc56h8.doc
Giáo án liên quan