Bài giảng Tiết 55: Luyện tập tính chất hóa học của sắt và hợp chất sắt (tiếp)
. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức:
- Củng cố và hệ thống hoá tính chất hoá học của Fe và một số hợp chất quan trọng của chúng
- HS hiểu vì sao Fe thường có số oxihoa +2, +3
- Vì sao tính chất hoá học cơ bản của hợp chất sắt (II) là tính khử, của hợp chất sắt (III) Là tính oxihoa.
Ngày soạn Ngày dạy Lớp Sĩ số /3/2011 12D 5/3/2011 /3/2011 12E /3/2011 12C Tiết 55: LUYỆN TẬP TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA SẮT VÀ HỢP CHẤT SẮT I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: - Củng cố và hệ thống hoá tính chất hoá học của Fe và một số hợp chất quan trọng của chúng - HS hiểu vì sao Fe thường có số oxihoa +2, +3 - Vì sao tính chất hoá học cơ bản của hợp chất sắt (II) là tính khử, của hợp chất sắt (III) Là tính oxihoa. 2.Về kĩ năng : - Rèn kĩ năng giải bài tập định tính và định lượng về sắt và hợp chất . 3. Về thái độ: - Đức tính cần cù chăm chỉ. II. Chuẩn bị : 1.Chuẩn bị của GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập 2.Chuẩn bị của HS: ôn tập và làm bài tập III. Tiến trình bài giảng : 1. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra trong giờ 2. Nội dung bài học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ Củng cố cách viết cấu hình e của nguyên tử và ion sắt GV yêu cầu HS viết cấu hình của Fe, Fe2+, Fe3+? Giải thích số oxihoa +2,+3 HS rút ra kết luận về mức độ hoạt động của Fe? Hoạt động 2: Hợp chất sắt Giải thích tính khử của Fe2+ và tính oxihoa của Fe3+ GV yêu cầu HS rút ra nhận xét khi nào sắt nhường 2e tạo ra số oxihoa +2 . Khi nào sắt nhường 3e tạo số oxihoa +3 trong các PƯHH . Hoạt động 3: Bài tập GV cho HS làm BT 1,2 (SGK) GV cho HS hoạt động nhóm Bài tập 2 (SGK) GV hướng dẫn HS làm bài tập GV cho HS viết PTHH I: Kiến thức cần nhớ 1.Sắt : Cấu hình e [Ar ] 3d64s2 Số oxhoa +2 , + 2. Tính chất hoá học của Fe -Tác dụng vứi PK (Cl2,, O2, S) -Tác dụng dd HCl, H2SO4 loãng - Tác dụng với nước ở nhiệt độ cao ( 5700C ) - Tác dụng với dd muối của KL có tính khử yếu hơn 3 Hợp chất của sắt: Tính chất hoá học đặc trưng của hợp chất Fe (II) là tính khử Fe2+ Fe3+ +1e Tính chất HH đặc trưng của hợp chất Fe (III) là tính oxihoa Fe3+ + 1e Fe2+ Fe3+ +3e Fe 4.Hợp kim của sắt Thành phần của gang và thép Các phản ứng chính xáy ra trong quá trình luyện gang II : Bài tập: Bài tập 1 (trang 165) A,2Fe+6H2SO4(đặc)3SO2+Fe2(SO4)3+6H2O B. Fe + 6HNO3 đặc 3NO2+Fe(NO3)3+3H2O c. Fe + 4HNO3 loãng NO+Fe(NO3)3+2H2O d. 3FeS + 12HNO3 9NO+ Fe2(SO4)3 +Fe(NO3)3 +6H2O Bài tập 2 (165) Phân biệt 3 mẫu hợp kim Al -Fe , Al-Cu, Cu-Fe Bước 1: Trích mẫu thử lần lượt cho 3 mẫu thử vào dd HCl . mẫu thử tan hoàn toàn là hợp kim Al -Fe . hai mẫu thử còn lại chỉ tan một phần 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 Fe + 2HCl FeCl2 + H2 Bước 2: Hai mẫu thử còn lại lần lượt cho vào dd NaOH dư . Mẫu thử có khí H2 bay ra là hợp kim Al - Cu . Mẫu thử còn lại hoàn toàn không tan là hợp kim Fe -Cu 2Al + 2NaOH +2H2O 2Na AlO2 +3H2 3. Củng cố- luyện tập: Bài 3: Cho hh vào dd HCl dư Al, Fe, Cu Cu không tan Phần tan thu được: AlCl3, FeCl2, HCl dư Fe(OH)2 không tan Fe(OH)3 Fe2O3 Fe Phần tan trong NaOH Là: NaAlO2, NaOH dư Al(OH)3 Al2O3 Al Bài 4: Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 (1) Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu (2) n H2 = 0,56 : 22,4 = 0,025 mol. Theo PT (1) n Fe = n H2 = 0,025 mFe = 1,4(g) Tho đầu bài lượng Fe ở PT (2) gấp đôi lượng Fe ở PT(1) n Fe = 0,025 . 2 = 0,05 = n Cu mFe = 0,05 . 56 = 2,8 (g) m Cu = 0,05 . 64 = 3,2(g) Vậy m Fe trong cả 2 trường hợp = 1,4 + 2,8 = 4,2(g) 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà : Học thuộc lí thuyết Làm bài tập 5,6 SGK Chuẩn bị bài Crom và hợp chất Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGK): Tổ trưởng
File đính kèm:
- Tiet 55- luyen tap.doc