Bài giảng Tiết 55 - Bài 39: Dẫn xuất haloen của hidrocacbon

1. Kiến thức:

- Học sinh biết:

 + Khái niệm, phân loại dẫn xuất halogen

 + Tính chất hóa học đặc trưng của một số dẫn xuất halogen

 + Hoạt tính sinh học và ứng dụng của một số dẫn xuất halogen

 - Học sinh hiểu: Phản ứng thế nguyên tử halogen ( trong phân tử ankyl halogenua, anlyl halogenua, phenyl halogenua ) bằng nhóm–OH

 

doc20 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 55 - Bài 39: Dẫn xuất haloen của hidrocacbon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung
Hoạt động 1: (6’)
- GV: cho HS quan sát mô hình của phân tử ancol etylic
- GV: yêu cầu HS dựa vào đặc điểm cấu tạo dự đoán tính chất hóa học của ancol
- GV gơị ý cho HS: liên kết C – O và O – H phân cực về phía Oà dễ bị thế bởi nguyên tử và nhóm nguyên tử khác; phản ứng tách nước và phản ứng oxi hoá.
- GV thực hiện ptpư của C2H5 – OH với Na. Yêu cầu HS thực hiện phản ứng của Na với CH3 – OH và CH2OH – CH2OH. Từ đó rút ra ptpư tổng quát.
- GV giới thiệu thí nghiệm của 
C2H5 – OH và glixerol với Cu(OH)2, ptpư và ứng dụng của phản ứng.
Hoạt động 2: (8’)
- GV yêu cầu HS thực hiện phản ứng của HBr với C2H5 – OH và NaOH, so sánh cách thức phản ứng của 2 phản ứng này
- GV giới thiệu ptpư tạo thành ête của C2H5 – OH và ptpư tổng quát của phản ứng.
* Áp dụng: có tất cả bao nhiêu loại ête tạo thành khi cho hỗn hợp C2H5OH và CH3OH đun nóng với H2SO4 đặc ?
à HS: có 3 loại.
Hoạt động 3: (9’)
- GV giới thiệu ptpư tạo thành êtilen của C2H5 –OH . HS áp dụng viết ptpư tách nước của butan-2-ol và ptpư tổng quát của phản ứng.
- GV hướng dẫn HS hướng của phản ứng oxi hóa C2H5-OH bằng CuO và giới thiệu sản phẩm tạo thành.
* Áp dụng: HS thực hiện phản ứng của propan-1-ol, propan-2-ol và
2-metylpropan-2-ol với CuO. Từ đó hình thành ptpư tổng quát về oxi hoá các ancol khác nhau.
- GV yêu cầu HS viết ptpư đốt cháy C2H5-OH trong oxi và nêu ứng dụng của pư. Viết ptpư tổng quát đốt cháy ancol no đơn chức mạch hở.
Hoạt động 4: (10’)
- Gv yêu cầu HS thực hiện phản ứng:
CH2=CH2 + H2O
C2H5Cl + NaOH
HS thực hiện và rút ra qui tắc chung của phản ứng.
- GV giới thiệu sơ đồ thực hiện chuyển hoá điều chế glixerol từ propen.
- GV giới thiệu sơ đồ thực hiện chuyển hoá điều chế ancol etylic từ tinh bột.
- Gv yêu cầu HS cho biết một số ứng dụng của etanol
I. Định nghĩa, phân loại
II. Đồng phân, danh pháp
III. Tính chất vật lí
IV. Tính chất hoá học
1. Phản ứng thế H của nhóm -OH
 a. Tính chất chung của ancol
 * Tác dụng với kim loại kiềm
C2H5OH + Na C2H5ONa + H2
 Natri etylat 
 Khí thoát ra cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt là do: 
 2H2 + O2 2H2O
Phương trình hóa học tổng quát:
 R(OH)n +nNa R(ONa)n + n/2 H2
 b. Tính chất đặc trưng của glixerol:
2C3H5(OH)3 +Cu(OH)2 à[C3H5 (OH)2O]2Cu +2H2O
 đồng (II)glixerat
 (Màu xanh lam)
à Phản ứng được dùng để phân biệt ancol đơn chức và ancol đa chức có nhiều nhóm –OH cạnh nhau.
2. Phản ứng thế nhóm OH:
 a. Phản ứng với axit vô cơ:
C2H2 – OH + H- Br C2H5 – Br + H2O
 Etyl bromua
 b. Phản ứng với ancol:
C2H5–OH +H-OC2H5 C2H5–O–C2H5+H2O
 * Tổng quát:
 R-O-H + H-O-R’ R-O-R’ + H2O
 (ête)
3. Phản ứng tách nước:
à Phản ứng này được dùng để điều chế etilen trong phòng thí nghiệm.
Tổng quát: 
4. Phản ứng oxi hoá:
 a. Oxi hoá không hoàn toàn:
CH3–CH2–OH+CuO CH3 CH=O + Cu +H2O
 Anđehit axetic
* Tổng quát:
 Ancol bậc I + CuO anđehit
 Ancol bậc II + CuO xeton
 Ancol bậc III không bị oxi hoá
 b. Oxi hoá hoàn toàn:
CnH2n+2O + 3n/2O2 nCO2 + (n+1)H2O
V. Điều chế 
Phương pháp tổng hợp:
a. Phương pháp chung:
- Từ anken:
 CnH2n + H2O CnH2n+1OH
 Ví dụ: CH2=CH2 + H2O CH3-CH2OH
- Từ dẫn xuất halogen:
 RX + NaOH ROH + NaX
 Ví dụ: C2H5Cl + NaOH C2H5OH + NaCl
b. Điều chế glixerol:
Phương pháp sinh hoá:
VI.Ứng dụng: xem SGK)
4.Củng cố: (3’) nhắc lại nội dung chính của bài.
5.Dặn do: (1’) : - Học bài và làm bài tập SGK trang 186,187
- Đọc bài tiếp theo
Tuần 29
Tiết 57 Bài 41 PHENOL
I. Mục tiêu:
Kiến thức:
 HS biết: Khái niệm về loại hợp chất phenol; Cấu tạo, tính chất của phenol đơn giản nhất.
Kĩ năng:
Phân biệt phenol với ancol thơm.
Viết các ptpư của phenol với natri hidroxit, brôm (dd)
II.Chuẩn bị:
III. Nội dung
Ổn định lớp: (1’)
 Kiểm tra bài cũ: (6’)
 Câu hỏi:Viết phương trình phản ứng của propan-1-ol khi:
Phản ứng với Na. 4. Oxi hoá bởi CuO.
Phản ứng với HCl. 5. Đốt cháy.
Tách nước.
 3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: (12’)
- Gv cho một số ví dụ và yêu cầu HS cho biết phenol là gì ?(dựa vào SGK). Chú ý: so sánh với ancol.
- Gv nhấn mạnh: Nhóm –OH liên kết trực tiếp vưói nguyên tử cacbon của vòng benzen được gọi là nhóm –OH phenol.
- GV yêu cầu HS cho biết có bao nhiêu loại phenol?
Cho ví dụ.
- GV cung cấp tên gọi và hướng dẫn sơ lược về cách gọi tên phenol.
- GV bổ sung: Phenol đơn giản nhất là phenol có một nhóm –OH phenol liên kết với gốc phenyl.
 Hoạt động 2: (7’)
- GV yêu cầu HS cho biết công thức phân tử và công thức cấu tạo của phenol.
- Gv cho HS xem mô hình phân tử phenol. HS nhận xét vị trí các nguyên tử trong không gian.
- GV hướng dẫn sơ lược về đặc điểm phân tử phenol.
- GV yêu cầu HS cho biết một số đặc điểm về tính chất vật lí của phenol.
- GV nhấn mạnh một số điểm cần lưu ý: phenol là chất rắn không màu, rất độc, dễ bị oxi hoá, ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng.
Hoạt động 3: (15’)
- GV yêu cầu HS so sánh cấu trúc của phenol và ancol à Dự đoán khả năng phản ứng của phenol.
- Gv yêu cầu HS viết pthh của phenol với Na và với NaOH. Nhận xét đặc điểm của phản ứng, so sánh với ancol.
- GV giới thiệu phản ứng của phenol với dd brom, phân tích phản ứng và nêu ứng dụng của phản ứng.
- GV gợi ý: phenol cũng phản ứng với HNO3 (xúc tác H2SO4 đậm đặc) giống như brom. Yêu cầu HS viết ptpư minh hoạ
- GV yêu cầu HS xem SGK cho biết các phương pháp dùng để điều chế phenol.
- Gv nhấn mạnh: phenol có thể được điều chế từ phản ứng của benzen à isopropylbenzen àphenol; hoặc từ benzen à brombenzen àphenol; hoặc tách ra từ nhựa than đá.
- GV yêu cầu HS nêu một số ứng dụng của phenol.
- GV giới thiệu thêm một số ứng dụng thực tế của phenol
I. Định nghĩa, phân loại
Định nghĩa:
 Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen.
 Nhóm –OH liên kết trực tiếp vưói nguyên tử cacbon của vòng benzen được gọi là nhóm –OH phenol.
Ví dụ: 
 (1) (2) (3)
Phân loại:
 Có 2 loại:
Phenol đơn chức: phân tử có một nhóm –OH phenol.
Ví dụ:
 Phenol 4-metylphenol α-naphtol
Phenol đa chức: phân tử có hai hay nhiều nhóm –OH phenol.
Ví dụ:
 1,2-đihidroxi-3-metylbenzen
II. Phenol
Cấu tạo:
CTPT: C6H6O
CTCT: 
Tính chất vật lí:
Phenol là chất rắn, không màu, nóng chảy ở 43oC.
Khi để lâu trong không khí, phenol chuyển thành màu hồng do bị oxi hoá chậm trong không khí.
Phenol rất độc, gây bỏng da.
Ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng.
Tính chất hoá học:
 a. Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm –OH:
 - Với kim loại kiềm:
C6H5-OH + Na C6H5-ONa + 1/2H2.
 - Với dung dịch bazơ:
 C6H5-OH + NaOH → C6H5-ONa + H2O.
 à phenol có tính axit yếu.
 C6H5ONa + H2O + CO2C6H5OH + NaHCO3
 b. Phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen:
 2,4,6-tribromphenol
 c. Ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử phenol
Điều chế:
 Hoặc:C6H6àC6H5Br àC6H5ONa àC6H5OH
Ứng dụng:
- Dùng để sản xuất nhựa phenolfomanđehit, nhựa urefomanđehit
- Sản xuất phẩm nhuộm, thuốc nổ, chất diệt cỏ
4.Củng cố:
- GV hệ thống lại nội dung trọng tâm của bài.
- Thực hiện bài tập 1 SGK để củng cố.
5.Dặn dò:
- HS học bài, làm bài tập 2 à6 SGK trang 193.
- Xem trước nội dung bài 42.
- Ôn tập lại bài 39,40 và 41.
Tuần 30
Tiết 59 Bài 42 LUYỆN TẬP
DẪN XUẤT HALOGEN, ANCOL,PHENOL
I.Mục tiêu:
Kiến thức:
Củng cố và hệ thống lại tính chất hoá học của dẫn xuất halogen và một số phương pháp điều chế.
Mối quan hệ chuyển hoá giữa hidrocacbon và ancol – phenol qua hợp chất trung gian là dẫn xuât halogen.
Kĩ năng:
Viết phương trình hoá học biểu diễn các phản ứng của ancol và phenol.
Viết phương trình hoá học của phản ứng chuyển hoá từ hidrocacbon thành các dẫn xuất.
II.Chuẩn bị:
GV: hệ thống câu hỏi về các nội dung chính cần tổng kết( công thức chung, CTCT, danh pháp, tính chất). Hệ trhông câu hỏi liên quan kết nối hidrocacbon với ancol, phenol qua dẫn xuất halogen.
HS: ôn tập, so sánh etanol với phenol về đặc điểm cấu tạo và tính chất hoá học.
III.Nội dung:
Ổn định lớp: 1’
Kiểm tra bài cũ: (4’)GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Tiến hành ôn tập:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Kiến thức cần nắm vững: (20’)
GV chuẩn bị sẵn bảng trống theo các nội dung SGK. Thông qua hệ thống câu hỏi đã được chuẩn bị, GV yêu cầu HS bổ sung các nội dung trong bảng.
Thông qua bảng, GV hướng dẫn HS so sánh giữa dẫn xuất halogen với ancol, phenol về mặt hình thức phản ứng (thế, tách)
Hoạt động 2: (10’) Luyện tập về đồng phân, tên gọi của ancol và dẫn xuất halogen.
 GV yêu cầu HS làm bài tập 1 trong SGK.
HS gọi tên
Hoạt động 3: (4’)Luyện tập về tính chất của ancol và phenol.
GV yêu cầu HS làm các bài tập 2, 3, 5 SGK.
Hoạt động 4: (6’)Bài tập hoá học
 GV yêu cầu HS thực hiện bài tập số 6 SGK trang 195
I. Kiến thức cần nắm vững: (SGK)
C4H9Cl
CH3-CH2 -CH2 -CH2Cl 
 1-clo butan (butyl clorua)
CH3- CH2 – CHCl – CH3 
2-clobutan(sec-butylclorua) 
1-clo-2-metylpropan (iso-butyl clorua) 
2-clo-2-metylpropan (tert-butyl clorua) 
C4H10O 
 CH3-CH2 -CH2 -CH2-OH 
 butan-1-ol (ancol butylic)
 CH3 – CH – CH2 – OH 
 |
 CH3
C4H8O
CH2=CH -CH2 -CH2-OH ( but-3-en-1-ol)
(but-3-en-2-ol)
(2-metylprop-3-en-1-ol)
CH3-CH =CH -CH2-OH 
 (But-2-en-1-ol) 
Bài tập 6:
Giải: 
a. Phương trình phản ứng:
 C2H5-OH + Na à C2H5-ONa + 1/2H2. (1)
 0,24 mol 0,12 mol
 C6H5-OH + Na à C6H5-ONa + 1/2H2. (2)
 0,06 mol 0,03 mol
b. Số mol C6H3OBr3 : 19,86/331= 0,06 mol = số mol phenol
 nH2= 3,36/22,4 = 0,15 mol.
 Từ (2) suy ra số mol H2 ở (1) là: 0,15 – 0,03 = 0,12 mol
 mphenol= 0,06 * 94 = 5,64 gam 
 mancol= 0,24 * 46 = 11,05 gam
 Thành phần % về khối lượng của các chất:
66,2% 
è 100 – 66,2 = 33,8 %
Củng cố: Gv tóm tắt lại các điểm mấu chốt trong chương, hướng dẫn HS ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết 
Dặn dò:
HS học bài. Làm các bài tập còn lại trong SGK.
Ôn tập kiến thức về hidrocacbon và chương 8.
Thực hiện các câu hỏi bổ sung.
Tuần 30
Tiết 60
Bài 43: THỰC HÀNH
I. Mục tiêu:
- Biết cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm về tính chất hóa học đặc trưng của etanol, glixerol, phenol.
- Phân biệt ancol, phenol, gl

File đính kèm:

  • docchương 8.doc
Giáo án liên quan