Bài giảng Tiết 55 - Bài 37: Axit – bazơ – muối ( tiết 3)

.Kiến thức

 + Biết được: Định nghĩa axit, bazơ, muối theo thành phần phân tử

 + Cách gọi tên axit ,bazơ, muối

 + Phân loại axit, bazơ, muối

2.Kĩ năng

 + Phân loại được axit, bazơ, muối theo công thức hóa học cụ thể

 + Viết được CTHH của một số axit, bazơ, muối khi biết hóa trị của kim loại và gốc axit

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 55 - Bài 37: Axit – bazơ – muối ( tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 17/03/2012
Ngµy gi¶ng: 21/03/2012
 Tiết 55
	 Bài 37:	 AXIT – BAZƠ – MUỐI ( tiết 2)
I. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức
	+ Biết được: Định nghĩa axit, bazơ, muối theo thành phần phân tử 
	+ Cách gọi tên axit ,bazơ, muối 
	+ Phân loại axit, bazơ, muối 
2.Kĩ năng
	+ Phân loại được axit, bazơ, muối theo công thức hóa học cụ thể 
	+ Viết được CTHH của một số axit, bazơ, muối khi biết hóa trị của kim loại và gốc axit 
	+ Đọc được tên một số axit, bazơ, muối theo CTHH cụ thể và ngược lại 
	+ Phân biệt được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể bằng giấy quỳ tím
	+ Tính được khối lượng một số axit ,bazơ, muối tạo thành trong phản ứng 
 3.Thái độ
 Tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn học.
II.CHUẨN BỊ: 
 - Giáo án , SGK , tài liệu tham khảo.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
? Axit là gì.
? Công thức chung của Axit. 
? Phân loại Axit à cho ví dụ.
? Viết công thức chung của oxit, axit, bazơ.
? Yêu cầu HS lên làm bài tập 2 và 4 SGK/130.
Khái niện: Phân tử axít gồm một hay nhiều nguyên tử hiđrô liên kết với gốc axít, các nguyên tử hiđrô này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
Công thức của axít.
HnA
-n: làchỉ số của nguyên tử H
-A: là gốc axít.
Phân loại axít. 
-Axit không có oxi.
HCl, H2S.
-Axit có oxi.
HNO3, H2SO4, H3PO4 
Axit có oxi:
3.Vào bài mới 
Chúng ta đã làm quen với một hợp chất vô cơ có tên là oxít. Trong các hợp chất vô cơ còn có các loại hợp chất khác: Axít, bazơ, muối.Chúng là những chất như thế nào?, có công thức hoá học, tên gọi ra sao?. Được phân loại như thế nào?. Tiết học này các em sẽ tìm hiểu.
Hoạt động 1: Tìm hiểu muối
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
? Yêu cầu HS viết lại công thức một số muối mà HS biết.
? Em có nhận xét gì về thành phần của các muối trên.
? Hãy so sánh với bazơ và axit à tìm đặc điểm giống và khác nhau giữa muối và các loại hợp chất trên.
à Yêu cầu HS rút ra định nghĩa về muối.
? Gốc axit kí hiệu như thế nào.
? Bazơ: kim loại kí hiệu 
Þ Vậy công thức của muối được viết dưới dạng như thế nào.
? Các muối này sẽ được gọi tên như thế nào à hãy gọi muối natriclorua. (NaCl)
à Sửa chữa à đưa ra cách gọi tên chung:
Tên muối = Tên kl + tên gốc axit.
? Yêu cầu HS đọc các muối còn lại.
(chú ý: kim loại nhiều hoá trị phải đọc tên kèm theo hoá trị của kim loại ).
Hướng dẫn HS cách gọi tên muối axit và yêu cầu HS đọc tên 2 muối:
KHCO3 và K2CO3 
? Vậy muối được chia thành mấy loại.
Bài tập: trong các muối sau muối nào là muối axit, muối nào là muối trung hoà:
NaH2PO4, BaCO3, Na2SO4, Na2HPO4, K2SO4, Fe(NO3)3
HS : NaCL; ZnCl2; Al2(SO4)3; Fe(NO3)3
Thành phần:
-Kim loại: Na, Zn, Al, Fe.
-Gốc axit: - Cl; = SO4; - NO3
Giống: 
* axit êmuối
Có gốc axit
* bazơ ê muối
Có kim loại 
Þ phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
-Kí hiệu: 	-gốc axit: Ax
	-kim loại: My
Þ công thức chung của muối 
MxAy .
-Gọi tên.
-Kẽm clorua.
-Nhôm sunfat.
-Sắt (III) nitrat.
-Kalihiđrocacbonat.
-Natrihiđrosunfat.
-Muối KHCO3 có nguyên tử hidro còn K2CO3 không có.
-Có 2 loại.
(Muối trung hoà và muối axit).
HS 1:
M’axit: NaH2PO4, Na2HPO4 .
Tiểu kết: .MUỐI
1.Khái niệm: Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết một hay nhiều gốc axít.
2.Công thức hoá học của muối:
MxAy .Trong đó
-M: là nguyên tố kim loại.
-x:là chỉ số của M.
-A:Là gốc axít
-y:Là chỉ số của gốc axít.
3.Cách đọc tên muối:
Tên muối = tên kim loại ( kèm hoá trị kim loại có nhiều hoá trị) + tên gốc axít.
4.Phân loại muối:
a.Muối trung hoà: Là muối mà trong gốc axít không có nguyên tử “ H” có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.
VD:ZnSO4; Cu(NO3)2
b.Muối axít: Là muối mà trong đó gốc axít còn nguyên tử “H” chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.
VD: NaHCO3; Ca(HCO3)2
Hoạt động 3: Luyện tập 
Bài tập 1: lập công thức hoá học của các chất sau:
Canxinitrat, Magieclorua, Nhôm nitrat, Barisunfat, Canxiphotphat, Sắt (III) sunfat.
Bài tập 6 SGK/130
à Sửa chữa chấm điểm.
Bài tập 3: Điền từ vào ô trống. 
Ca(NO3)2 , MgCl2 , Al(NO3)3 , BaSO4 , Ca3(PO4)2 , Fe2(SO4)3 .
Oxit bazơ
Bazơ tương ứng
Oxit axit
Axit tương ứng
Muối (kl của bazơ và gốc axit)
K2O
CaO
Al2O3
BaO
KOH
Ca(OH)2
AL(OH)3
Ba(OH)2
N2O5
SO2
SO3
P2O5
HNO3
H2SO3
H2SO4
H3PO4
KNO3
CaSO3
AL2(SO4)3
BA3(PO4)2
 4. Củng cố - Dặn dò.
 a,Củng cố.
-GV cho học sinh đọc phần ghi nhớ
-HS làm bài tập 5 trang 130 SGK.
 b. Dặn dò
-HS về nhà học thuộc bài
-Làm bài tập 3,4 trang 130 SGK
-Chuẩn bị: 	+Chậu nước.
	+Vôi sống (CaO).
	+Xem nội dung bài thực hành 6.
Ngµy so¹n: 17/03/2012
Ngµy gi¶ng: 23/03/2012
 Tiết 56
	 Bài:39	 BÀI THỰC HÀNH 6
I. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức
+ Thí nghiệm thể hiện tính chất hóa học của nước :nước tác dụng với Na , CaO, P2O5
2.Kĩ năng
+ Thực hiện các thí nghiệm trên thành công , an toàn ,tiết kiệm. 
+ Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng 
+ Viết phương trình hóa học minh họa kết quả thí nghiệm 
3. Thái độ
Có ý thức cẩn thận trong quá trình làm thực hành
II.CHUẨN BỊ: 
 -Bộ tự nhiên cho 4 nhóm.
Dụng cụ:
Hoá chất:
-Chậu thủy tinh., Cốc thủy tinh., Bát sứ.
Lọ thuỷ tinh., Muỗng sắt., Đũa thuỷ tinh
-Na, CaO, P-
Quì tím, Đèn cồn.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ 
3.Vào bài mới 
Như các em đã học xong về lí thuyết về tính chất hóa học củ nước, tiết học này các em sẽ được thực hành để thấy đựoc thực tế về tính chất hóa học này.
Hoạt động :Tiến hành thí nghiệm
-Kiểm tra sư chuẩn bị.
-Nêu được mục tiêu của bài học.
-Hướng dẫn HS làm thí nghiệm.
Thí nghiệm 1:
-Cắt miếng Na: dùng kẹp sắt và cho cắt miếng nhỏ bằng hạt đậu xanh.
-Cho miếng Na vào nước à quan sát.
-Nhúng quì tím vào dung dịch trong cốc còn lại sau phản ứng à kết luận.
-Lấymột giọt dung dịch phenolphtalein à dung dịch sau phản ứng à nhận xét.
Thí nghiệm 2:
-Cho vôi sống vào bát sứ + H2O.
-1 – 2’: cho quì tím vào à nhận xét.
? tại sao dung dịch sau phản ứng lại làm cho quì tím à xanh.
Thí nghiệm 3:
-Hướng dẫn HS thử nút cao su có vừa bình thủy tinh không ?
-Đốt đèn cồn.
-Cho một lượng Pđỏ vào muôi sắt. à đốt à lọ thủy tinh.
-Cho 2 – 3 ml vào lọ thuỷ tinh đã đốt Pđỏ à lắc mạnh.
-cho mẫu giấy quì vào à nhận xét ? tại sao dung dịch tạo thành làm quì tím à đỏ.
4. Củng cố - Dặn dò.
 a,Củng cố.
-Yêu cầu HS làm bản tường trình vào vở.
-Thu vở HS chấm bài thực hành.
-Yêu cầu HS rửa và thu don dụng cụ thí nghiệm.
 b. Dặn dò
 -Học bài và chuẩn bị bài mới.

File đính kèm:

  • docHOA 8.doc
Giáo án liên quan