Bài giảng Tiết 55: Axit - Bazơ - muối

Học sinh hiểu được cách phân loại axit, bazơ, muối theo thành phần hóa học của chúng .

- Phân tử axit gồm 1 hay nhiều nguyên tử H liên kết với góc axit, các nguyên tử H có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

- Phân tử bazơ gồm một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm OH.

- Gọi tên được các axit, bazơ thông dụng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 55: Axit - Bazơ - muối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:...................................
Ngày giảng:.................................
Tiết 55 
Axit - bazơ - muối
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Học sinh hiểu được cách phân loại axit, bazơ, muối theo thành phần hóa học của chúng .
- Phân tử axit gồm 1 hay nhiều nguyên tử H liên kết với góc axit, các nguyên tử H có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại
- Phân tử bazơ gồm một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm OH. 
- Gọi tờn được cỏc axit, bazơ thụng dụng.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kỹ năng viết CTHH của axit, bazơ.
3. Thái độ.
- Giáo dục lòng yêu môn học.Tính cẩn thận trong thực hành thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên.
- Bảng nhóm, bảng phụ.
2. Học sinh.
- Chuẩn bị trước nội dung bài ở nhà.
III. Phương pháp.
- Trực quan, thực hành, thuyết trình, cá nhân làm việc với SGK.
IV. Hoạt động dạy học.
1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ. 
- Nêu tính chất hóa học của nước? Viết PTHH minh họa?
- Làm bài tập số 1, 3.
3. Bài mới. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
? Lấy ví dụ một số axit thường gặp HCl, H2SO4, HNO3.
? Nhận xét điểm giống và khác nhau trong thành phần các axit trên?
? Hãy nêu định nghĩa axit?
Nếu KH gốc axit là A, hóa trị là n
? Hãy viết công thức chung của axit
GV: Đưa ra một số VD về axit có oxi và axit không có oxi
? Có thể chia axit làm mấy loại
GV: Hướng dẫn HS làm quen với các axit trong bảng phụ lục 2.
GV: Hướng dẫn cách đọc bằng cách nêu qui luật
? Hãy đọc tên các axit: HCl, HBr, H2S
Cách đọc: Chuyển đuôi hidric thành đuôi ua
? Hãy đọc tên các axit HNO3, H2CO3, H3PO4
? Hãy đọc tên H2CO3
GV: Giới thiệu các gốc axit tương ứng với các axit
Cách đọc: Gốc axit chuyển đuôi ic thành đuôi at
Đọc tên: = SO4 , - NO3, PO4
Hoạt động 2:
? Em hãy lấy ví dụ 3 bazơ mà em biết?
? Em hãy nhận xét thành phần phân tử của các bazơ trên?
? Tại sao trong thành phần của bazơ chỉ có một nguyên tử kim loại? 
? Số nhóm OH được xác định như thế nào?
? Em hãy viết công thức chung của bazơ?
GV: Đưa qui luật đọc tên.
? Hãy đọc tên các bazơ sau: NaOH, Fe(OH)2 , Fe(OH)3, Al(OH)3, Ca(OH)2
GV: Thuyết trình về phần phân loại bazơ
GV: Hướng dẫn HS sử dụng phần bảng tính tan 
I. Axit:
1. Khái niệm:
VD: HCl, HNO3, H3PO4, H2SO4
Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử H liên kết gốc axit, các nguyên tử H này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
2. Công thức hóa học:
 HnA
3. Phân loại:
Vi dụ: HNO3, H2S, HCl, H2SO4
+ axit có oxi: HNO3, H2SO4
+ Axit không có oxi: H2S, HCl.
4.Tên gọi: 
- Axit không có oxi: 
Tên axit: Axit + tên phi kim + hidric
- Axit có oxi:
+ Axit có nhiều nguyên tử oxi:
Tên axit: axit + tên phi kim + ic
+ Axit có ít nguyên tử oxi:
Tên axit: axit + tên phi kim + ơ
II. Bazơ:
1. Khái niệm:
VD: NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)3
- Phân tử bazơ gồm 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm OH
2. Công thức hóa học: M(OH)n
3. Tên gọi: 
Tên bazơ: tên kim loại + hidôxxit
( Nếu kim loại nhiều hóa trị đọc kèm hóa trị)
4. Phân loại: 
- Bazơ tan: ( Kiềm) NaOH, KOH, Ca(OH)2
- Bazơ không tan: Fe(OH)2, Mg(OH)2
4. Kiểm tra đỏnh giỏ.
- Làm bài tập 2
5. Hướng dẫn học ở nhà.
- Làm bài: 1, 3, SGK
- Chuẩn bị trước bài sau.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn:...................................
Ngày giảng:.................................
Tiết 56
Axit - bazơ - muối ( tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Học sinh hiểu được muối là gì, cách phân loại và gọi tên muối.
- Nhận biết được một chất cú phải muối khụng.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kỹ năng đọc một số hợp chất vô cơ khi biết CTHH và ngược lại viết CTHH khi biết tên của hợp chất.
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết PTHH.
3. Thái độ.
- Giáo dục lòng yêu môn học.Tính cẩn thận trong thực hành thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên.
- Bảng nhóm, bảng phụ.
2. Học sinh.
- Chuẩn bị trước nội dung bài ở nhà.
III. Phương pháp.
- Trực quan, thực hành, thuyết trình, cá nhân làm việc với SGK.
IV. Hoạt động dạy học.
1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ. 
- Kết hợp trong giờ 
3. Bài mới. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
? Hãy viết một số công thức muối mà em biết?
? Hãy nêu nhận xét về thành phần của muối 
GV: So sánh với thành phần của axit, bazơ để thấy được sự khác nhau của 3 hợp chất.
? Hãy nêu định nghĩa của muối
? Hãy giải thích công thức chung của muối?
GV: Giải thích qui luật gọi tên
? Hãy đọc tên các muối sau: NaCl, BaSO4, AgNO3, Al2(SO4)3, FeCl2, FeCl3
GV: Hướng dẫn đọc tên muối axit
? Hãy đọc tên các muối sau: KHSO4, Na2HSO4, NaH2PO4, Mg(HCO3)2
GV: Thuyết trình về sự phân loại axit
III. Muối:
1. Khái niệm:
VD: Al2(SO4)3, NaCl, CaCO3
Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc axit. 
2. Công thức hóa học:
 MxAy
3. Tên gọi: 
Tên muối : Tên kim loại( Kèm hóa trị đối với kim loại nhiều hóa trị) + tên gốc axit
4. Phân loại:
a. Muối trung hòa: là muối trong gốc axit không có nguyên tử hidro thay thế bằng nguyên tử kim loại.
b. Muối axit: là muối trong gốa axit còn nguyên tử hidro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.
4. Kiểm tra đỏnh giỏ.
Lập công thức hóa học của muối sau:
- Natri cacbonat
- Magie nitơrat
- Sắt II clorua
- Nhôm sunfat
- Bari photphat
- Canxi cacbonat 
Hãy điền vào ô trống những chất thích hợp
Oxit bazơ
Bazơ tương ứng
Oxit axit
Axit tương ứng
Muối tạo bởi KL và gốc axit
K2O
HNO3
Ca(OH)2
SO2
Al2O3
SO3
BaO
H3PO4
5. Hướng dẫn học ở nhà.
- Làm bài: 6 SGK
- Chuẩn bị trước bài sau.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

File đính kèm:

  • doctuan 29.doc
Giáo án liên quan