Bài giảng Tiết: 55: Axit axetic (Tiếp)

1. mục tiêu:

1.1. kiến thức: hs biết được công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học và ứng dụng của axit axetic. biết nhóm -c00h là nhóm nguyên tử gây ra tính axit.

biết khái niệm về este và phản ứng este hóa.

phương pháp điều chế axit axetic bằng cách lên men ancol etilic.

1.2. kĩ năng:

quan sát mô hình phân tử, thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử và tchh.

dự đoán, kiểm tra và kết luận về tchh của axit axetic.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 55: Axit axetic (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần.Ngày dạy: 
Tiết: 55 AXIT AXETIC
 CÔNG THỨC PHÂN TỬ: C2H402
 CTHH: CH3COOH
 PHÂN TỬ KHỐI: 60
1.1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: HS biết được công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học và ứng dụng của axit axetic. Biết nhóm -C00H là nhóm nguyên tử gây ra tính axit.
Biết khái niệm về este và phản ứng este hóa.
Phương pháp điều chế axit axetic bằng cách lên men ancol etilic.
1.2. Kĩ năng: 
Quan sát mô hình phân tử, thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử và TCHH.
Dự đoán, kiểm tra và kết luận về TCHH của axit axetic.
 Phân biệt axit axetic với ancol etilic và chất lỏng khác.
Tính nồng độ axit hoặc khối lượng dd axit axetic tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng .
1.3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính chịu khó, nghiên cứu thêm tài liệu, chuẩn bị bài tốt hơn.
	2. TRỌNG TÂM:
	Công thức cấu tạo và đặc điểm cấu tạo axit axetic.
	Hóa tính và cách điều chế axit axetic.
3.CHUẨN BỊ:
3.1. GV: SGK, giáo án.
Dụng cụ: Giá ống nghiệm , ống nghệm, ống hút, kẹp gỗ, giá sắt, đèn cồn, cốc thủy tinh, ống dẫn khí.
Hóa chất: CH3C00H, Na2C03, Na0H, phenolphtalein, giấy quỳ tím.
3.2. HS: xem trước kiến thức trong bài mới.
4. TIẾN TRÌNH DAY HỌC:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Sữa BT3/139 : (10đ)
Ống (1): 2C2H50H + 2Na 2C2H50Na + H2 (1)
Ống (2): Rượu 96o có nước là rượu etylic.
PTHH: 2C2H50H + 2Na 2C2H50Na + H2 (1)
 2Na + 2H20 2Na0H + H2 (2)
Ống (3): Đựng nước nên chỉ có phản ứng (2)
Câu 2: Cho biết TCVL, CTPT, CTCT của axit axetic? (9đ)
Tính chất vật lí: Axit axetic là chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.
 Cấu tạo phân tử:
 H O
 H - C - C 
 H O - H 
- Hoặc CH3C00H 
¸ Đặc điểm: Trong phân tử của axit axetic có nhóm - OH liên kết với nhĩm 
 = C = O tạo thành nhóm (-C00H), nhóm này làm cho phân tử có tính axit.
4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: GTB
GV: Khi lên men dung dịch rượu etylic loãng, ngưới ta thu được giấm ăn, đó chính là dung dịch Axitaxetic. Vậy axit axetic có công thức cấu tạo như thế nào ? Nó có tính chất và ứng dụng gì ?
Hoạt động 2:Tìm hiểu về tính chất vật lí.
- GV cho HS quan sát lọ đựng CH3C00H, và liên hệ thực tế (giấm ăn là dung dịch CH3C00H: 3% - 5%). 
- Gọi HS nêu về tính chất vật lí của CH3C00H. Cho 1 HS lấy vài giọt CH3C00H nhỏ vào ống nghiệm đựng nước và quan sát.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cấu tạo phân tử.
PP: Trực quan, vấn đáp.
- GV cho HS quan sát mô hình phân tử axit Axetic dạng đặc và dạng rỗng, gọi bất kì HS nào viết CTCT và nhận xét về đặc điểm.
- GV nhấn mạnh về cấu tạo của nhóm -C00H, lưu ý cho HS về nguyên tử H trong nhóm ( -C00H).
Hoạt động 4: Tìm hiểu về tính chất hóa học.
PP: Diễn giảng, Trực quan, vấn đáp.
Gọi HS nhắc lại tính chất hóa học của 1 axit. Sau đó ¸ Axit axetic có tính chất của 1 axit không ? (có) 
[ Thí nghiệm 1: Nhỏ 1 giọt dung dịch CH3C00H vào 1 mẫu giấy quỳ tím.
[ Thí nghiệm 2: Nhỏ 1 giọt dung dịch CH3C00H vào 1 ống nghiệm có chứa dung 
dịch Na2C03 hoặc CaC03.
[ Thí nghiệm 3: Nhỏ từ từ dung dịch CH3C00H vào 1 ống nghiệm có chứa dung dịch Na0H có vài giọt phenophtalein (dung dịch có màu đỏ).
¸ Các nhóm quan sát từng thí nghiệm và nêu hiện tượng theo mẫu trong bảng phụ sau:
TT	Thí nghiệm	Hiện tượng	PTHH
1			
2			
3			
HS trong nhóm khác nhận xét
¸ Ngoài các tính chất chung của axit, axit axetic còn có tính chất hóa học nào nữa.
[ GV làm thí nghiệm: Cho CH3C00H tác dụng với rượu etylic,
 HS quan sát và nhận xét hiện tượng, ghi PTHH.
Hoạt động 5: Tìm hiểu về ứng dụng.
PP: Diễn giảng, Trực quan, vấn đáp
¸ Cho HS quan sát tranh ứng dụng của axit axetic và nêu
 GV bổ sung thêm.
Hoạt động 6: Tìm hiểu về cách điều chế
PP: Diễn giảng, Trực quan, vấn đáp.
¸ GV thuyết trình cách sản xuất axit axetic trong công nghiệp từ butan (C4H10).
¸ Em hãy nêu cách sản xuất giấm ăn trong thực tế, viết PTHH, HS nêu.
I. Tính chất vật lí:
- Axit axetic là chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.
II. Cấu tạo phân tử:
 H O
 H - C - C 
 H O - H 
- Hoặc CH3C00H 
¸ Đặc điểm: Trong phân tử của axit axetic có nhóm - OH liên kết với nhĩm 
 = C = O tạo thành nhóm (-C00H), nhóm này làm cho phân tử có tính axit.
III. Tính chất hóa học:
1. Axit axetic có tính chất của 1 axit không ?
TT	Thí nghiệm	Hiện tượng	PTHH
1	Nhỏ dung dịch CH3C00H vào mẫu giấy quỳ tím	Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ.	
2	Nhỏ dung dịch CH3C00H vào dung dịch Na2C03( hoặc CaC03).	Sủi bọt.	Na2C03 + 2CH3C00H š 2CH3C00Na + H20 + C02.
3	Nhỏ từ từ CH3C00H vào dung dịch Na0H có phenolphtalein)	Dung dịch ban đầu có màu đỏ sau chuyển dần không màu.	CH3C00H + Na0H š CH3C00Na + H20.
¸ Axit axetic là 1 axit hữu cơ có tính chất của 1 axit yếu.(CH3C00H là 1 axit yếu).
2. Tác dụng với rượu etylic:
¸ PTHH: 
CH3 - C 00H + H0 - C2H5 
 CH3 - C - 0 - C2H5 + H20 
 (Etyl axetat) 
IV. Ứng dụng: 
¸ Tơ nhân tạo, chất dẻo, dược phẩm, phẩm nhuộm, pha giấm ăn, thuốc diệt cỏ ...
V. Điều chế:
¸Trong công nghiệp, axit axetic được điều chế:
2C4H10 + 502 4CH3C00H + 2H20.
¸Để sản xuất giấm ăn, người ta dùng phương pháp lên men dung dịch rượu etylic loãng.
C2H50H + 02 CH3C00H + H20
4.4 Câu hỏi và bài tập củng cố :
BT1 : Viết các PTHH xảy ra khi cho axit axetic tác dụng với: Ba(0H)2, CaC03, Na, Mg0, CH30H.
- Các HS làm vào vở, đại diện 1 HS lên ghi bảng., GV nhận xét và ghi điểm.
2CH3C00H + Ba(0H)2 (CH3C00)2Ba + 2H20.
2CH3C00H + CaC03 (CH3C00)2Ca + H20 + C02.
2CH3C00H + 2Na 2CH3C00Na + H2
2CH3C00H + Mg0 (CH3C00)2Mg + H20
CH3C00H + CH30H CH3C00CH3 + H20. 
 BT2 : Cho bột Mg dư tác dụng với 200ml dung dịch CH3C00H 1M.
Viết PTHH.
Tính thể tích khí thu được (đktc).
- Các nhóm thảo luận và giải, đại diện báo cáo, GV nhận xét, ghi điểm.
 Giải:
2CH3C00H + Mg (CH3C00)2Mg + H2.
Số mol của CH3C00H : 
Theo PT thì: nH2 = nCH3C00H = = 0,1(mol).
Thể tích của khí H2: VH2 = 0,1 x 22,4 = 2,24(lít).
 BT3 : Chọn thí nghiệm nào sau đây để phân biệt axit axetic với axit clohiđric:
Làm giấy quỳ tím hóa đỏ.
Phản ứng với đá vôi cho chất khí bay ra.
Phản ứng với Na kim loại cho chất khí bay ra.
Phản ứng với rượu etylic khi có H2S04 đặc, nóng...
4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
- Đối với tiết học này:
Học bài và làm các BT: 1,2,3,4,5,6,7 trang 143 SGK. 
- Đối với tiết học sau:
CB:” Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic” 
(soạn và xem trước các kiến thức mới : xem mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic, bài tập).
5. RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung: 	
Phương pháp:	
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:	

File đính kèm:

  • docH9-55.doc