Bài giảng Tiết 53: Hyđro sunfua- Lưu huỳnh đioxit lưu huỳnh trioxit
. Về kiến thức:
- Học sinh biết:+ Tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của H2S
+ Tính axit yếu của H2S và phương pháp điều chế H2S
+ Tính chất của muối sunfua
- Học sinh hiểu: Vì sao H2S có tính khử và là chất khử mạnh?
Sở giáo dục và đào tạo Tuyên Quang Trường THPT Hoà Phú Giáo án hoá học10-Ban cơ bản Tiết 53: Hyđro sunfua- lưu huỳnh đioxit Lưu huỳnh trioxit(t1) ***************** Ngày soạn: 15/03/2008 Ngày giảng: 19/03/2008 Lớp giảng: 10A1 Tiết 3 Ngày giảng: 19/03/2008 Lớp giảng: 10A2 Tiết 2 Ngày giảng: 24/03/2008 Lớp giảng: 10A3 Tiết 4 I.Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - Học sinh biết:+ Tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của H2S + Tính axit yếu của H2S và phương pháp điều chế H2S + Tính chất của muối sunfua Học sinh hiểu: Vì sao H2S có tính khử và là chất khử mạnh? 2. Về kỹ năng: - Dự đoán, kiểm tra, kết luận về tính chất hóa học của H2S - Viết phương trình hóa học minh họa cho tính chất hóa học của H2S - Phân biệt H2S với các khí khác như oxi, hyđro, clo.. - Giải được các bài tập tính toán có nội dung liên quan 3. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường: Hyđro sunfua là một trong những khí gây ô nhiễm môi trường không khí và biện pháp chống ô nhiễm môi trường không khí II. Chuẩn bị: Giáo án điện tử và phần trình chiếu power point, băng thí nghiệm Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, giá để ống nghiệm. Hoá chất: FeS, HCl, phiếu học tập phát cho học sinh Học sinh soạn bài và làm bài tập trước khi đến lớp III. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, học sinh làm việc với sách giáo khoa, biểu diễn thí nghiệm nghiên cứu, sử dụng phiếu học tập IV. Tiến trình bài giảng: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số: Kiểm tra bài cũ: Viết phương trình phản ứng để minh họa cho tính chất hóa học của lưu huỳnh ở trạng thái đơn chất? S có thể có những trạng thái số oxi hóa nào 3 Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bài Hoạt động1:Phiếu học tập số1: Viết công thức phân tử, công thức e, công thức cấu tạo của hyđro sunfua? Xác định số oxi hóa của lưu huỳnh và nhận xét về đặc điểm liên kết trong phân tử hiđro sunfua? Hoạt động 2: Giáo viên cho học sinh quan sát phần ống dẫn khí có chứa H2S trên màn ảnh và thông báo: H2S là khí độc, chỉ hít phải 1 lượng nhỏ cũng gây nguy hiểm đến tính mạng, có triệu chứng như nôn nao, buồn nôn, ngấtVì vậy cần hết sức thận trọng khi sử dụng hiđro sunfua Phiếu học tập số 2: H2S có: + Trạng thái, màu sắc, mùi ? + H2S nặng hay nhẹ hơn không khí? dH2/KK=.. + Tan trong nước không? + t0nóng chảy=? + t0hoá rắn=? Hoạt động 3: -GV cung cấp thông tin: H2S tan trong nước tạo thành dung dịch axit yếu, gọi là axit sunfuhiđric. - GV phát vấn: Nhắc lại tính chất hóa học chung của axit? Lưu ý cho HS về t/c H2S tác dụng với bazơ tạo thành 2 loại muối - Yêu cầu HS hoàn thành các phản ứng sau và với mỗi tính chất viết phương trình phản ứng minh họa?(bài tậpvề nhà). Hoạt động 4: - GV: Dựa vào số oxi hóa của lưu huỳnh hãy dự đoán tính chất hóa học của H2S ? H2S có thể tác dụng với các chất nào? - GV cho HS xem thí nghiệm đốt H2S. HS quan sát nhận xét hiện tượng xẩy ra khi oxi dư, oxi thiếu? Giải thích( viết phương trình minh họa)? - GV: chia lớp học làm 4 nhóm, cử nhóm trưởng ,phát phiếu học tập cho học sinh -Lưu ý cho HS khi viết các phương trình phản ứng phải cân bằng và ghi rõ điều kiện phản ứng -GV: Em có kết luận gì về tính chất hóa học của H2S? Hoạt động 5: GV:Phát vấn - Trong tự nhiên H2S có ở đâu? - Trong công nghiệp không sản xuất H2S . Trong phòng thí nghiệm điều chế H2S bằng cách nào? Viết phương trình phản ứng xẩy ra? - Cho HS xem thí nghiệm ( H2 + S ) và thông báo phương pháp thu khí H2S : Bằng phương pháp dời không khí. Cấu tạo phân tử: - Công thức phân tử: H2S - Công thức e: ãã H : S : H ãã - Công thức cấu tạo: HắSắH - S có số oxi hóa là -2 - Trong phân tử H2S có 2 liên kết cộng hóa trị phân cực - KLPT của H2S là 34u I. Tính chất vật lý của hyđro sufua: -Hyđro sunfua là khí không màu có mùi trứng thối - dH2S/KK= 34/29= 1,17->H2S nặng hơn không khí - t0 hóa lỏng:-600C, t0 hóa rắn:-860C - Tan trong nước - H2S rất độc II. Tính chất hóa học: 1.Hyđro sunfua là một axit yếu: -H2S tan trong nước tạo thành dung dịch axit yếu,gọi là axit sunfuhiđric. - Làm quì chuyển thành màu hồng. - Tác dụng với bazơ, oxit bazơ. H2S + 2NaOH đ Na2S + 2 H2O H2S + NaOH đ NaHS + H2O - Tác dụng với muối H2S + CuCl2đCuS + 2HCl 2. Tính khử mạnh: S-2 S0 S+4 S+6 Trong H2S , lưu huỳnh có số oxi hóa -2 có thể tăng lên 0;+4 hoặc +6 -> H2S có tính khử mạnh. -Khi tác dụng với oxi. 2H2S + 3 O2( dư ) đ 2 H2O + 2SO2 2H2S + O2( thiếu ) đ 2 H2O + 2S -H2S bị Clo oxi hóa thành H2SO4 H2S + 4Cl2 + 4H2O đH2SO4 +8HCl 2H2S + SO2 đ 2 H2O + 3S KL: H2S có tính axit yếu và tính khử mạnh III. Trạng thái tự nhiên - Điều chế: 1. Trạng thái tự nhiên: ( SGK ) 2.Điềuchế(trongphòngthí nghiệm): +Trực tiếp từ phản ứng của H2 với S H2 + S H2S + Cho muối sunfua kim loại( FeS ) tác dụng với dung dịch axit mạnh ( HCl, H2SO4 loãng). FeS + 2 HCl đ FeCl2 + H2S 4. Củng cố bài: BàI tậpcủng cố : Cho phản ứng hoá học sau: H2S + 4Cl2 + 4H2O đ H2SO4 + 8 HCl Câu nào diễn tả đúng tính chất của chất phản ứng? a.H2S là chất oxi hoá, Cl2 là chất khử b.H2S là chất khử, Cl2 là chất oxi hoá c.H2S là chất oxi hoá, H2O là chất khử d.H2S là chất khử, H2O là chất oxi hoá - Khắc sâu khiến thức về tính khử của H2S 5.Ra bài tập về nhà:1,8,9 trang 139, Bài tập sách bài tập: 6.16, 6.22
File đính kèm:
- bai oxi ozon.doc