Bài giảng Tiết 52: Sắt

 1.Về kiến thức: HS biết :

 - Vị trí, cấu hình e lớp ngoài cùng , tính chất vật lí của Fe.

 - Tính chất hóa học của Fe: tính khử trung bình( Tác dụng với O, S, Cl, nước, dd axit, dd muối)

 - Sắt trong tự nhiên(Các oxit sắt, FeCO3, FeS2).

 2.Về kĩ năng :

 -Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra và kết luận được

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 52: Sắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
 /3/2011
12D
 22/2/2011
 /2/2011
12E
 /3/2011
12C
Chương VII: SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG 
 Tiết 52: SẮT 
I. Mục tiêu bài học:
 1.Về kiến thức: HS biết : 
 - Vị trí, cấu hình e lớp ngoài cùng , tính chất vật lí của Fe.
 - Tính chất hóa học của Fe: tính khử trung bình( Tác dụng với O, S, Cl, nước, dd axit, dd muối)
 - Sắt trong tự nhiên(Các oxit sắt, FeCO3, FeS2).
 2.Về kĩ năng : 
 -Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra và kết luận được tính chất của Fe
 - Viết phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của Fe
 - Tính thành phần % về khối lượng của kim loại Fe trong hỗn hợp phản ứng.Xác định tên kim loại dựa vào số liệu thực nghiệm.
 - Đề xuất sử dụng phế liệu và chất thải góp phần làm sạch môi trường.
 3.Về thái độ: 
 - Có ý thức được môi trường tự nhiên và nhân tạo có mối liên hệ mật thiết với nhau
 - Sử lí chất thải sau thí nghiệm hợp lí.
II. Chuẩn bị :
 1.Chuẩn bị của GV: Bảng tuần hoàn, phần mềm phản ứng hóa học
 2.Chuẩn bị của HS: Ôn tập cấu hình e nguyên tử, tính chất hóa học chung của kim loại.
III. Tiến trình bài giảng :
 1.Kiểm tra bài cũ : 
 - Không kiểm tra.
 2.Nội dung bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Vị trí trong BTH
GV: Cho HS sử dụng BTH xác định vị trí của Fe 
HS: Viết cấu hình e của Fe 
 Fe2+, Fe3+ 
Suy ra tính chất hóa học cơ bản của Fe
GV: Yêu cầu HS từ thực tế và SGK cho biết tính chất vật lí của Fe
Hoạt động 2; Tính chất hóa học 
GV: Yêu cầu Hs nhắc lại tính chất hóa học chung của Kl Fe là một kim loại chuyển tiếp có tính chất hóa học chung của kl
HS: Nêu tính chất hóa học cơ bản của Fe là tính khử thể hiện khí tác dụng với :
- Phi kim
- Axit
- muối 
GV: Cho HS quan sát TN Fe tác dụng với Cl, S , oxi, HCl ...Trên màn hình
HS: Viết các phương trình phản ứng minh họa, xác định số oxi hóa của Fe trong sản phẩm 
GV: Với HNO3 và H2SO4 đn Fe khử N+5 và S+6 xuống số oxi hóa thấp hơn.
Cho Hs quan sát TN Fe tác dụng với HNO3 trên màn hình
HS: Viết các phản ứng minh họa
GV: Ở nhiệt độ thường Fe không tác dụng với nước . Nhưng ở nhiệt độ cao Fe khử nước FeO hoặc Fe3O4 
Hoạt động 3: Trạng thái tự nhiên:
GV:Cho Hs nghiên cứu SGK nêu TTTN của Fe
HS: Cho biết các loại quặng Fe.
CTPT và tên gọi
GV: Giới thiệu một số mẫu quặng bằng hình ảnh
I.Vị trí của sắt trong BTH, Cấu hình e nguyên tử:
Sắt ở ô 16 thuộc nhóm VIIIB chu kì 4 của BTH
Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d64s2 
 Fe Fe2+ + 2e
 Fe Fe3+ + 3e
II. Tính chất vật lí:
Sắt là KL màu trắng hơi xám, có khối lượng riêng lớn d = 7,9g/cm3 
Nhiệt độ nóng chảy; 15400C
Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, sắt có tính nhiễm từ 
III. Tính chất hóa học:
Sắt là kim loại có tính khử TB
1.Tác dụng với phi kim
Ở niệt độ cao sắt khử nhiều phi kim ion âm, còn Fe bị oxi hóa tới Fe2+ hoặc Fe3+
a)Tác dụng với lưu huỳnh: 
 Fe + S FeS 
b)Tác dụng với oxi:
 3Fe + 2O2 Fe3O4 
c) Tác dụng với clo:
 2 Fe + 3Cl2 2FeCl3 
2. Tác dụng với axit: 
a)Với HCl và H2SO4 loãng:
Fe khử H+ H2 còn Fe bị oxi hóa đến số oxi hóa +2
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2 
b)Với HNO3 và H2SO4 đặc nóng:
Fe + 4HNO3 Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
Sắt thụ động bởi axit HNO3 và H2SO4 đặc nguội
3.Tác dụng với dd muối:
Fe có thể khử được ion kim loại đứng sau nó trong dãy điện hóa
 Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
4.Tác dụng với nước: 
3Fe + 4H2O Fe3O4 + 4H2 
 Fe + H2O FeO + H2 
IV: Trạng thái tự nhiên:
- Sắt chiếm khoảng 5% khối lượng vỏ trái đất
- Fe tồn tại dạng hợp chất:
Quặng manhetit: Fe3O4 
Quặng hematit đỏ: Fe2O3 
Quặng heematit nâu Fe2O3. nH2O
Quặng xiderit: FeCO3
Quạng pirit : FeS2 
Sắt có trong hemgrobin của máu
Các thiên thạch chứa Fe tự do
3. Củng Cố-luyện tập: HS nhắc lại nội dung chính của bài
 GV: Sử dụng bài tập 1,2 SGK để củng cố
4.Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Học thuộc lí thuyết
 Làm bài tập 3,4,5 SGK
 Chuẩn bị bài một số hợp chất của Fe
Hướng dẫn bài tập số 5: Gọi số mol của M là x thì số mol của Fe là 3x
Số mol H2 = 0,5nx + 3x = 0,4(mol)
Số mol của Clo= 0,5nx + 4,5x = 0,55(mol)
Giải hệ PT ta có n = 2 và x = 0,1.
Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH)
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docTiet 52- Sat.doc