Bài giảng Tiết 52 - Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên

Kiến thức

 - HS trình bày được tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, thành phần, cách khai thác, chhế biến và ứng dụng của dầu mỏ, khí thiên nhiên

 - Biết crắcking là một phương pháp quan trọng để chế biến dầu mỏ.

 - Nêu được đặc điểm cơ bản của dầu mỏ Việt Nam, vị trí một số mỏ dầu, mỏ khí và tình hình khai thác dầu khí ở nước ta.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 52 - Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/3/2009
Ngày giảng:17/3/2009
Tiết 52; bài 40
Dầu mỏ và khí thiên nhiên.
Những kiến thức đã học có liên quan
Kiến thức mới cần hình thành cho HS
- Dầu mỏ và các sản phẩm của dầu mỏ
- Phương pháp tăng hiệu suất sản xuất xăng dầu.
- Khí thiên nhiên khác với khí dầu mỏ
- Đặc điểm dầu mỏ ở nước ta.
I:Mục tiêu bài học
 1: Kiến thức
 - HS trình bày được tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, thành phần, cách khai thác, chhế biến và ứng dụng của dầu mỏ, khí thiên nhiên
 - Biết crắcking là một phương pháp quan trọng để chế biến dầu mỏ.
 - Nêu được đặc điểm cơ bản của dầu mỏ Việt Nam, vị trí một số mỏ dầu, mỏ khí và tình hình khai thác dầu khí ở nước ta.
 2: Kỹ năng 
Biết cách bảo quản và phòng cháy nổ , ô nhiễm môi trường khi sử dụng dầu khí.
II:Chuẩn bị
Dụng cụ dạy học chủ yếu
a) Giáo viên
- Tranh vẽ sơ đồ chưng cất dầu mỏ và ứng dụng của các sản phẩm được chế biến từ dầu mỏ.
 - Mẫu dầu mỏ.
 b) Học sinh: Đọc trước bài 40
 2. Phương pháp dạy học chủ yếu
 Phương pháp trực quan, phương pháp vấn đáp
III : Hoạt động dạy học
 1: ổn định tổ chức:
	9a
	9b
	9c
 2 : Kiểm tra đầu giờ : Kiểm tra kết hợp đầu giờ
 3: Bài mới:
Hoạt động cuả thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1
Tìm hiểu tính chất vật lý của dầu mỏ.
- GV cho HS qs mẫu dầu mỏ và rút ra nhận xét về trạng thái của dầu mỏ.
- GV chú ý : Mẫu có thể hóa rắn vì một ố hiđrôcacbon hoá rắn vì bảo quản không tốt.
Hoạt động 2
Tìm hiểu trạng thái tự nhiên và thành phần của dầu mỏ 
- Các em hãy cho biết dầu mỏ có ở trên mặt đất , trong lòng đất, trong biển hay dưới đáy biển?
Sau khi HS phát biểu GV bổ sung và nêu thành phần cấu tạo của dầu mỏ và cách khai thác dầu mỏ.
GV nhắc lại cách khai thác dầu mỏ .
?Việc bơm nước hoặc bơm không khí xuống để dầu tự phun lên la dựa vào nguyên tắc nào?.
 GV yc HS trả lời câu hỏi:
Hoạt động 3.
 Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.
GV cho HS quan sát bộ mẫu : các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ và sơ đồ chưng cất dầu mỏ yêu cầu.
+ Nêu tên các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ?
Gv giới thiệu : để tăng lượng xăng người ta sử dụng phương phá crăcking (bẻ gẫy phân tử).để chế biến từ dầu nặng thành xăng và các sản phẩm khí có giá trị
Hoạt đông4
 Tìm hiểu khí thiên nhiên.
GV y/c HS quan sát 2 hình vẽ SGK và cho biết 
+.TP khí mê tan có trong khí thiên nhiên 
+...................................mỏ dầu .
GV yêu cầu HS xác định vị trí của các mỏ khí thiên nhiên.
Hoạt đông 5
 Tìm hiểu dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam.
-GV cho HS tự đọc SGK và tự tóm tắt .
- GV cho HS đọc SGK và tóm tắt. 
HĐ cá nhân 
HS quan sát bằng hoạt động cá nhân và rút ra nhận xét về tính chất vật lý của dầu mỏ.
HĐcá nhân 
HS hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi.
Các HS khác nhận xét bổ sung.
HS nghe và ghi nhớ 
HĐ nhóm
- Các nhóm qs mẫu vật và tranh vẽ , nêu nhận xét .
- Đại diện các nhóm kể tên các sản phẩm. 
- HS nghe và ghi nhớ 
HĐ cá nhân 
HS trả lời 
HS khác nhận xét 
HĐ cá nhân 
- HS đọc TT (sgk) 
 I. Dầu mỏ 1. Tính chất vật lý của dầu mỏ.
 - Dầu mỏ là chất lỏng sánh , mầu nâu đen, không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ 
Mỏ dầu thường có 3 lớp :
+Lớp khí dầu mỏ:Thành phần chính lá khí mê tan.
+Lớp dầu lỏng:Là hỗn hợp phức tạp của nhiều hiđrôcacbon và những lượng nhỏ các hợp chất khác.
+Lớp nước mặn.
Cách khai thác dầu mỏ:
Khoan những lỗ khoan xuống lớp dầu lỏng.
Ban đầu , dầu tự phun lên. Về sau phải bơm nước hoặc khí xuống để lấy dầu lên 
3.Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ :
+xăng.
+Dầu thắp.
+dầu điêzen.
+Nhựa đường.
Để tăng lượng xăng : người ta dùng PP crắc kinh .
 Crăcking 
Dầu nặng đ xăng + hỗn hợp khí 
II. khí thiên nhiên 
-Khí thiên nhiên có trong các mỏ ở trong lòng đất.
TP chủ yếu là khí mê tan(95%).
+Khí thiên nhiên là nhiên liệu và là nguyên liệu trong CN. 
III.Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam 
SGK( T128) 
*.ghi nhớ ( sgk )
IV:Củng cố - đánh giá
GV yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm tại lớp.
Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau :
1 : Thành phần của dầu mỏ
A :Dầu mỏ là một đơn chất.
B : Dầu mỏ là một hợp chất phức tạp.
C :Dầu mỏ là một hiđrôcacbon.
D :Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hiđrôcacbon.
2 :Phương pháp để tách riêng các sản phẩm từ dầu thô.
A: Khoan giếng dầu.
B:Crăcking.
C:Chưng cất dầu mỏ.
D:Khoan giếng dầu và bơm nước hoặc khí xuống.
V:Dặn dò. 
BTVN:1,2,3,4,5SGK
Rút kinh nghiệm bài giảng

File đính kèm:

  • docH H 9 tiet 52.doc
Giáo án liên quan