Bài giảng Tiết 52: Bài 31 : Sắt (tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh biết:
- Vị trí cấu tạo nguyên tử, của sắt.
- Tính chất vật lý và hóa học của sắt.
2. Kỹ năng:
- Viết phương trình hóa học của các phản ứng minh họa tính chất hóa học của sắt
- Giải một số bài tập về sắt.
Ngày soạn: 26 / 02 / 2009 Ngày giảng: ././. CHƯƠNG 6: SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG KHÁC Tiết 52: Bài 31 :. SẮT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Học sinh biết: - Vị trí cấu tạo nguyên tử, của sắt. - Tính chất vật lý và hóa học của sắt. 2. Kỹ năng: - Viết phương trình hóa học của các phản ứng minh họa tính chất hóa học của sắt - Giải một số bài tập về sắt. II. CHUẨN BỊ - Bảng tuần hoàn các nghuyên tố hóa học. - Dụng cụ, hóa chất: Bình khí O2 và bình khí Cl2 (điều chế trước), dây sắt, đinh sắt, dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch CuSO4 , ống nghiệm, đèn cồn, giá thí nghiệm, kẹp sắt. III. PHƯƠNG PHÁP - Nêu vấn đề - đàm thoại. - Học sinh thảo luận tổ nhóm. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra trong quá trình bài giảng. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HOẠT ĐỘNG 1 GV: Treo bảng tuần hoàn. HS: tìm vị trí của Fe trong BTH và cho biết số hiệu nguyên tử và NTKTB của Fe . Hỏi: Cho biết các nguyên tố nằm lân cận nguyên tố sắt ? GV đặt các câu hỏi sau: Hãy viết cấu hình e của nguyên tử Fe, ion Fe2+, Fe3+ ? Phân bố các e vào các ô lượng tử. Yêu cầu HS xác định số ôxi hóa của Fe trong các hợp chất sau: FeO, Fe2O3, FeCl3, Fe2(SO4)3. HOẠT ĐỘNG 2 Hỏi: Dựa vào kiến thức đã có, sgk hãy cho biết sắt có những tính chất vật lí đặc biệt gì ? GV: bổ sung và kết luận. HOẠT ĐỘNG 3 GV: phân tích: Sắt có bao nhiêu e ở lớp ngoài cùng ? Trong các phản ứng hóa học nguyên tử sắt dễ nhường bao nhiêu e ? HS: Do sắt là nguyên tố d nên e hóa trị nằm ở phân lớp s và d. Khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh Fe có thể nhường thêm 1e ở phân lớp 3d. Vậy tính chất hóa học của sắt là gì ? HOẠT ĐỘNG 4 GV: thông báo: Ở nhiệt độ cao, sắt khử nguyên tử phi kim thành ion âm và bị OXH đến số oxi hóa +2, +3. - Em hãy viết phương trình phản ứng của Fe tác dụng với S và xác định số oxh nêu vai trò của các chất tham gia. - Em hãy viết phương trình phản ứng của Fe tác dụng với O2 và xác định số oxh nêu vai trò của các chất tham gia. - Em hãy viết phương trình phản ứng của Fe tác dụng với Cl2 và xác định số oxh nêu vai trò của các chất tham gia. HOẠT ĐỘNG 5 GV: Hãy viết pư xảy ra khi cho Fe tác dụng với dd HCl, H2SO4 loãng? Xác định vai trò của các chất / GV: làm thí nghiệm Fe + HCl Chất oxi hóa là ion H+, chỉ oxi hóa Fe thành Fe2+. GV: em hãy cho biết HNO3đ, nóng; H2SO4đặc nóng là những chất oxi hóa mạnh, sẽ oxi hóa Fe về mức oxi hóa nào ? HS: viết ptpư ? HS viết ptpư của Fe với dung dịch HNO3 loãng, HNO3 (đặc nóng), H2SO4(đặc nóng) và xác định số oxh nêu vai trò của các chất tham gia. GV: Fe tác dụng được với HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội hay không ? HOẠT ĐỘNG 6 GV: Hãy viết pư xảy ra khi cho Fe vào các dung dịch CuSO4; Fe(NO3)3 , xác định vai trò của các chất ? Chú ý: Quy tắc alpha. HOẠT ĐỘNG 7 GV: ở nhiệt độ thường Fe có khử được nước hay không ? GV: - Ở nhiệt độ cao Fe khử hơi nước tạo ra H2 , Fe3O4 hoặc FeO. HS: viết phương trình phản ứng. Hoạt động 8 GV: yêu cầu học sinh nêu trạng thái tự nhiên của sắt. I, vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử. - vị trí: thuộc ô số 26, chu kì 4, nhóm VIIIB của bảng tuần hoàn. - Cấu hình electron nguyên tử. 1s22s22p63s23p63d64s2 viết gọn [Ar]3d64s2 Nguyên tử Fe nhường 2e ở 4s2 thành ion Fe2+. Nguyên tử Fe nhường 2e ở 4s2 và 1e ở 3d6 thành ion Fe3+. II. Tính chất vật lí: Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, khối lượng riêng lớn (D= 7,9g/cm3), nhiệt độ nóng chảy khá cao (540oC) dẫn nhiệt, dẫn điện tốt, có tính nhiễm từ. III. Tính chất hoá học: Sắt là kim loại có tính khử trung bình. - Tác dụng với chất OXH yếu Fe bị OXH đến số OXH +2 Fe à Fe2+ + 2e - Tác dụng với chất OXH yếu Fe bị OXH đến số OXH +3 Fe à Fe3+ + 3 e 1.Tác dụng với phi kim: Ở nhiệt độ cao, sắt khử nguyên tử phi kim thành ion âm và bị OXH đến số oxi hóa +2, +3. a, Tác dụng với lưu huỳnh. Khi đun nóng, Fe khử S xuống số oxi hóa -2, còn Fe bị oxi hóa đến số oxi hóa +2. b, Tác dụng với oxi. Khi đun nóng, Fe khử O2 xuống số oxi hóa -2, còn Fe bị oxi hóa đến số oxi hóa +2 và +3. to 3Fe + 2O2 à Fe3O4 ( FeO.Fe2O3) c. Tác dụng với Clo: Fe khử Cl2 xuống số oxi hóa -1, còn Fe bị oxi hóa đến số oxi hóa +3. 2Fe + 3Cl2 à 2FeCl3 Tác dụng với axit: Với các dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng: VD: Fe + 2 HCl à FeCl2 + H2 Fe + H2SO4 à FeSO4 + H2 Pt ion: Fe0 + 2H+ à Fe2+ + H20 [ Sắt khử ion H+ trong dung dịch axit thành H2 tự do sắt bị oxi hóa đến số oxi hóa +2. Với các axit HNO3, H2SO4 đặc: - Fe khử N+5 và S+6 trong dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc, nóng; đến số oxi hóa thấp hơn, còn Fe bị oxi hóa đến số oxi hóa +3. Fe + à Fe(NO3)3 + + 3H2O Fe + à Fe(NO3)3 + + 2H2O (loãng) 2Fe +à Fe2(SO4)3 ++ 6H2O sắt (III) sunfat - Với HNO3 đặc, nguội; H2SO4 đặc, nguội: Fe không phản ứng. Tác dụng với dung dịch muối: - Fe khử được ion của kim loại đứng sau nó trong dãy điện hóa trong đó Fe bị oxi hóa đến +2. Fe + CuSO4 à FeSO4 + Cu kh oxh Fe + 2 Fe(NO3)3 à 3 Fe(NO3)2 Tác dụng với nước: - Ở nhiệt độ thường Fe không khử được nước - Ở nhiệt độ cao Fe khử hơi nước tạo ra H2 , Fe3O4 hoặc FeO. Pư: 3 Fe + 4 H2O Fe3O4 + 4 H2 Fe + H2O FeO + H2 IV . Trạng thái tự nhiên. - Trong tự nhiên Fe chiếm 5% khối lượng vỏ trái đất, đứng thứ hai trong các kim loại. - Trong tự nhiên tồn tại chủ yếu dưới dạng hợp chất. Có trong: Quặng manhetit (Fe3O4), quặng hematit đỏ (Fe2O3), quặng he matit nâu (Fe2O3.nH2O), qặng xiđerit (FeCO3), qặng pirit (FeS2). - Fe có trong hemoglobin của máu. - trong thiên thạch có chứa Fe tự do. 4. Củng cố và nhắc nhở: - Củng cố:- Bài tập: 1, 2, 3 SGK - Cho Fe dư vào dd HNO3 loãng - Viết ptpư Fe à FeCl3 à FeCl2 à Fe(NO3)3 Fe3O4 à FeCl3 -Hướng dẫn về nhà: -Bài tập 4, 5/ 141 SGK . ..
File đính kèm:
- Giao an hoa 12 tiet2.doc