Bài giảng Tiết: 51: Nhiên liệu (tiếp theo)

. mục tiêu:

1.1. kiến thức: biết được khi niệm về nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến( rắn, lỏng, khí).

- hiểu được cách sử dụng nhiên liệu ( gas, dầu hỏa, than ) an toàn và hiệu quả giảm thiểu ảnh hưởng tốt tới môi trường.

1.2. kĩ năng:

- biết cách sử dụng nhiên liệu hiệu quả, an toàn trong đời sống hàng ngày.

- tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt than, khí metan và thể tích khí co2 tạo thành.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 51: Nhiên liệu (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần  Ngày dạy: 
Tiết:51
NHIÊN LIỆU
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: Biết được khái niệm về nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến( rắn, lỏng, khí).
- Hiểu được cách sử dụng nhiên liệu ( gas, dầu hỏa, than) an toàn và hiệu quả giảm thiểu ảnh hưởng tốt tới môi trường.
1.2. Kĩ năng: 
- Biết cách sử dụng nhiên liệu hiệu quả, an toàn trong đời sống hàng ngày.
- Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt than, khí metan và thể tích khí CO2 tạo thành.
1.3. Thái độ: 
- Giáo dục HS sử dụng nhiên liệu có hiệu quả, có ý thức tiết kiệm nhiên liệu góp phần bảo vệ môi trường.
2.TRỌNG TÂM:
- Khái niệm nhiên liệu.
- Phân loại nhiên liệu.
- Cách sử dụng nhiên liệu có hiệu quả.
3.CHUẨN BỊ:
3.1. GV: SGK, giáo án, biểu đồ H4.21, 4.22.
3.2. HS: Học và làm các BT ở nhà, soạn và xem trước bài mới.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Kiểm tra bài cũ:
a. Nêu Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ ?
b. Em hãy cho biết khí thiên nhiên thường có ở đâu? Trong không khí hay trong lòng đất? Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên, chúng có ứng dụng gì trong thực tiễn?
Đáp án:
a. Dầu mỏ là chất lỏng, sánh, màu nâu đen, không tan trong nước, nhẹ hơn nước.
§ Mỏ dầu thường có 3 lớp:
- Lớp khí dầu mỏ (khí đồng hành) 
- Lớp dầu lỏng: 
- Lớp nước mặn.
b. Khí thiên nhiên có trong các mỏ khí nằm dưới lòng đất, thành phần chủ yếu là khí CH4 (95%).
- Khí thiên nhiên là nhiên liệu, nguyên nguyên liệu trong đời sống và trong công nghiệp
Câu 2:Nhiên liệu là gì?
Ÿ Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
VD: Than, củi, dầu hỏa, khí gaz,
4.3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
1.Hoạt động 1: GTB
GV: Nhiên liệu là vấn đề được mọi quốc gia trên thế giới quan tâm. Vậy nhiên liệu là gì? Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả ?
2.Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiên liệu là gì.
PP: Vấn đáp, thảo luận, diễn giảng.
Ÿ Em hãy kể 1 vài nhiên liệu thường dùng.? (Than, củi, dầu hỏa, khí gaz,).
Ÿ Các chất trên khi cháy thì như thế nào ? (đều tỏa nhiệt và phát sáng).
Người ta gọi các chất đốt đó là nhiên liệu. Vậy nhiên liệu là gì ?
Ÿ Chúng có vai trò như thế nào ? (các nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất.).
GV nêu: - 1 số nhiên liệu có sẳn trong tự nhiên như: than, củi, dầu mỏ,
- 1 số nhiên liệu được điều chế từ các nguồn nhiên liệu có sẳn trong tự nhiên: cồn đốt, khí than,
Ÿ Vậy khi dùng điện để thắp sáng, đun nấu thì điện có phải là 1 loại nhiên liệu hay không ?
HS thảo luận đôi và nêu: có, hoặc không . GV chốt ý: điện là 1 loại năng lượng có thể phát sáng và tỏa nhiệt nhưng không phải là nhiên liệu.
3.Hoạt động 3: Nhiên liệu được phân loại như thế nào?
PP: Trực quan, Vấn đáp, thảo luận, diễn giảng
Ÿ Dựa vào trạng thái các nhiên liệu thông thường như than gỗ, củi, xăng, dầu hỏa, khí thiên nhiên, khí than, khí gaz,người ta phân nhiên liệu thành mấy loại ?
- HS thảo luận đôi trong 1/ và báo cáo.
Nêu tên từng nhiên liệu.
Ÿ GV thuyết trình thêm:
Nhiên liệu rắn Than mỏ Than gầy
 Than mỡ 
 Than non
 Than gỗ Than bùn.
Nhiên liệu lỏng Sản phẩm chế biến từ 
 dầu mỏ: xăng, dầu.
 Rượu. 
Nhiên liệu khí Khí thiên nhiên.
 Khí dầu mỏ.
 Khí lò cốc, khí lò cao, 
 khí than.
Ÿ GV Cho HS quan sát tranh để giới thiệu hàm lượng Cacbon trong các loại than: H4.21, năng suất tỏa nhiệt của 1 số nhiên liệu H4.22.
Ÿ Cho HS xem thông tin trong SGK và tóm tắt về đặc điểm, ứng dụng của nhiên liệu lỏng, khí. (SGK).
4.Hoạt động 4: Tìm hiểu về cách sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả.
PP: Trực quan, Vấn đáp, thảo luận.
Ÿ Vì sao chúng ta phải sử dụng nhiên liệu cho hiệu quả, và sử dụng nhiên liệu như thế nào là hiệu quả?
 Nhóm nhỏ HS thảo luận trong 3/ 
Nhóm khác nhận xét, và báo cáo
GV chốt ý:
+ Nếu nhiên liệu cháy không hoàn toàn xẽ gây lãng phí, làm ô nhiễm môi trường.
+ Sử dụng nhiên liệu hiệu quả là phải làm thế nào để nhiên liệu cháy hoàn toàn, đồng thời tận dụng được nhiệt lượng do quá trình cháy tạo ra.
Ÿ Vậy ta phải bào đảm các yêu cầu nào?
GV: cho HS liên hệ thực tế đồng thời cho VD về các giải pháp.
I. Nhiên liệu là gì?
- Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
VD: Than, củi, dầu hỏa, khí gaz,
II. Nhiên liệu được phân loại như thế nào?
Ÿ Dựa vào trạng thái, người ta chia nhiên liệu thành 3 loại : rắn, lỏng và khí.
1. Nhiên liệu rắn: than, củi, gỗ,
2. Nhiên liệu lỏng: Xăng, dầu hỏa, và rượu
3. Nhiên liệu khí: khí thiên nhiên, khí than, khí gaz , khí lò cốc, khí lò cao
III. Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả:
1. Cung cấp đủ khí 02 (không khí) cho quá trình cháy như thổi không khí vào lò, xây ống khói cao để hút gió.
 2 . Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí (02) bằng cách:
- Trộn đều nhiên liệu khí, lỏng với không khí.
- Chẻ củi nhỏ.
- Đập than nhỏ khi đốt cháy.
 3. Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng nhằm tận dụng nhiệt lượng do sự cháy tạo ra.
4.4 Củng cố, luyện tập: 
1/ Nhiên liệu là gì ? 
Ÿ Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
VD: Than, củi, dầu hỏa, khí gaz
2/ Dựa vào trạng thái các nhiên liệu thông thường như than gỗ, củi, xăng, dầu hỏa, khí thiên nhiên, khí than, khí gaz,người ta phân nhiên liệu thành mấy loại ?
Ÿ Dựa vào trạng thái, người ta chia nhiên liệu thành 3 loại : rắn, lỏng và khí.
. Nhiên liệu rắn: than, củi, gỗ,
. Nhiên liệu lỏng: Xăng, dầu hỏa, và rượu
. Nhiên liệu khí: khí thiên nhiên, khí than, khí gaz ,khí lò cốc, khí lò cao
3/Vì sao chúng ta phải sử dụng nhiên liệu cho hiệu quả, và sử dụng nhiên liệu như thế nào là hiệu quả.
Ÿ Nếu nhiên liệu cháy không hoàn toàn xẽ gây lãng phí, làm ô nhiễm môi trường.
Ÿ Sử dụng nhiên liệu hiệu quả là phải làm thế nào để nhiên liệu cháy hoàn toàn, đồng thời tận dụng được nhiệt lượng do quá trình cháy tạo ra.
Ÿ Vậy ta phải bào đảm các yêu cầu sau:
- Cung cấp đủ khí 02 (không khí) cho quá trình cháy 
- Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí (02) 
- Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng nhằm tận dụng nhiệt lượng do sự cháy tạo ra.
4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
- Đối với tiết học này: 
 + Học bài và làm các BT:1,2,3,4 trang 132 SGK.
 + BTBS: Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt 24 gam than chứa 98% cacbon.( biết rằng khi đốt 1mol cacbon cháy tỏa ra 394 KJ).
Hướng dẫn: Tính khối lượng cacbon chứa trong 24 gam than 
 mC = =?
 Tính số mol cacbon trong 24g than : nC = ?
 => nhiệt lượng = nC x 394 KJ ( đáp số: 772,24KJ) 
- Đối với tiết học sau:
 + Chuẩn bị:” Luyện tập chương IV: Hiđrocacbon - nhiên liệu” (soạn và ôn trước các kiến thức cơ bản cần nhớ về metan, etilen, axetilen, benzen).
5. RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung: 	
Phương pháp:	
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:	

File đính kèm:

  • docH9-51.doc
Giáo án liên quan