Bài giảng Tiết 51 – Bài 42: Luyện tập chương 4: Hidrocacbon – nhiên liệu (tiếp)

1/ Kiến thức :

- Củng cố các kiến thức đã học về hiđrocacbon.

- Hệ thống mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của các hiđrocacbon.

 2/ Kĩ năng:

- Củng cố phương pháp giải bài tập nhận biết, xác định công thức hợp chất hữu cơ.

- Vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1027 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 51 – Bài 42: Luyện tập chương 4: Hidrocacbon – nhiên liệu (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ký duyệt
Ngày soạn:	 / 3 / 2012.
Ngày giảng:	 / 03 / 2012.
TIẾT 51 – BÀI 42: LUYỆN TẬP CHƯƠNG IV:
 HIDROCACBON – NHIÊN LIỆU
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức : 
- Củng cố các kiến thức đã học về hiđrocacbon. 
- Hệ thống mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của các hiđrocacbon. 
 2/ Kĩ năng:
- Củng cố phương pháp giải bài tập nhận biết, xác định công thức hợp chất hữu cơ. 
- Vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
	3/ Thái độ:
	- Giáo dục ý thức học tập, nghiên cứu. Yêu bộ môn và ham thích tìm hiểu.
II/ CHUẨN BỊ:
	1/ Giáo viên: 
- Nội dung luyện tập. 
2/ Học sinh: 
- Đọc trước bài.
	3/ Phương pháp: 
- Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp đàm thoại, vấn đáp.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../....; 9A2: .../....; 
	2/ Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong giờ học)
3/ Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung kiến thức
GV
HS
GV
HS
GV
1/ Hoạt động 1:
Yêu cầu học sinh viết các CTCT của các chất đã cho.
Thảo luận nhóm và hoàn thành các CTCT.
Yêu cầu 1 - 2 nhóm báo cáo và lên bảng hoàn thiện bài tập
Trình bày, báo cáo và nhận xét.
Nhận xét, cho điểm.
1/ Bài tập 1/ 133:
- CTCT thu gọn: 
+) C3H8: H3C – CH2 – CH3.
+) C3H6: H2C = CH – CH3.
+) C3H4: HC º C – CH3.
GV
HS
GV
HS
GV
2/ Hoạt động 2:
Hướng dẫn các nhóm học sinh thảo luận và đưa ra cách giải bài tập.
Thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu.
Yêu cầu 1 - 2 nhóm báo cáo và lên bảng hoàn thiện bài tập
Trình bày, báo cáo và nhận xét.
Nhận xét, cho điểm.
2/ Bài tập 2/ 133:
- Ta có thể dùng dung dịch Brom để phân biệt hai chất khí. Cách làm như sau: Lần lượt nhỏ vài giọt dung dịch Brom vào cả hai bình, bình nào làm mất màu dung dịch Brom thì là bình đựng C2H4. Bình còn lại không có hiện tượng gì là bình đựng CH4.
GV
HS
GV
HS
GV
3/ Hoạt động 3:
HD học sinh xác định số mol Brom. Từ đó dựa vào tính chất hóa học của các Hiđrocacbon để xác định chất X.
Yêu cầu 1 - 2 học sinh báo cáo và lên bảng hoàn thiện bài tập
Trình bày, báo cáo và nhận xét.
Nhận xét, cho điểm.
3/ Bài tập 3/ 133:
- Loại được hai chất là CH4 (không PƯ với dd Br2) và C6H6 (chỉ PƯ với Br khan, không phản ứng với dd Br2).
- Dựa vào các PƯHH của C2H4 và C2H2 với Br2 ta có thể dễ dàng nhận ra chất X là C2H4. (vì số mol Br2 = 0,01 mol => tỷ lệ PƯ cũng là 1 : 1)
 Đáp án đúng: C
GV
GV
HS
4/ Hoạt động 4:
HD học sinh tính toán, giải bài tập 4/133 với một số bước:
- Tính khối lượng C và H.
- Tính và so sánh khối lượng C và H trong sản phẩm với khối lượng hợp chất ban đầu theo đề bài ra.
HD học sinh gọi công thức tổng quát. Tính toán và biện luận để tìm ra đáp án đúng là C2H6.
Nghe, nhận xét, tính toán và ghi vở.
4/ Bài tập 4/133:
a/
- Tính khối lượng C có trong 8,8 (g) CO2:
 mC = = 2,4 (g).
- Tính khối lượng H có trong 5,4 (g) H2O:
 mH = = 0,6 (g).
- Mà ta biết rằng khối lượng C và H trong các sản phẩm chính là lượng C và H có trong 3 (g) hợp chất hữu cơ A.
 Trong 3 (g) hợp chất hữu cơ A có 2,4 (g) C và 0,6 (g) H Vậy, A chỉ gồm 2 nguyên tố là C và H.
b/ 
- Gọi CTPT của A là CxHy. Ta có: 
 = : = : = 1 : 3
CT đơn giản của A là (CH3)n ( n 1; n nguyên dương).
- Vì MA = (12 + 3).n = 15.n < 40. 
 n < 2,67 ta chỉ có thể có hai giá trị là n = 1 hoặc n = 2.
+ Với n = 1: A có CT: CH3 (loại vì C không đủ hóa trị).
+ Với n = 2: A có CT: C2H6. (thỏa mãn điều kiện đầu bài)
c/ Trong phân tử C2H6 chỉ có các liên kết đơn tương tự metan nên A không làm mất màu dung dịch Brom.
d/ PTHH: 
C2H6 + Cl2 C2H5Cl + HCl.
4. Tổng kết- đánh giá:
- Yêu cầu và hướng dẫn học sinh làm một số bài tập trong sách Bài tập Hóa học. 
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, làm bài tập và chuẩn bị nội dung "Thực hành: Tính chất của Hiđrocacbon".
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Ký duyệt
Ngày soạn:	 / 03 / 2012.
Ngày giảng:	 / 03 / 2012.
TIẾT 52 – BÀI 43: THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT CỦA HIĐROCACBON
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức : 
- Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức đã học cho học sinh về tính chất hóa học của HiđroCacbon và cách nhận biết, phân biệt một số hợp chất thuộc loại HidroCacbon qua các tính chất hóa học cụ thể.
2/ Kĩ năng:
- Chọn chất phản ứng, lắp dụng cụ thí nghiệm và một số thao tác chuẩn bị khác.
- Tiến hành các thí nghiệm đơn giản, rèn thao tác thí nghiệm; Viết bản tường trình kết quả và giải thích các hiện tượng thí nghiệm.
 	3/ Thái độ:
	- Giáo dục ý thức học tập, nghiên cứu. Yêu bộ môn và ham thích tìm hiểu.
	- Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực với kết quả thí nghiệm quan sát được.
II/ CHUẨN BỊ:
	1/ Giáo viên: (Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất cho 03 nhóm)
- Hóa chất: Đất đèn (CaC2); nước cất; Benzen (C6H6); dung dịch nước Brom (Br2); ...
- Dụng cụ: ống nghiệm; đèn cồn; kẹp gỗ; giá sắt; cốc thủy tinh; ống nghiệm có nhánh; ống dẫn khí;......
2/ Học sinh: 
	- Chuẩn bị bài; Chuẩn bị đồ dùng theo yêu cầu.
	3/ Phương pháp: 
- Sử dụng phương pháp thí nghiệm của học sinh kết hợp đàm thoại và vấn đáp.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../....; 9A2: .../....; 
	2/ Kiểm tra bài cũ: 	(không tiến hành)
3/ Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1/ Hoạt động 1:
Giới thiệu mục tiêu bài thực hành. Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm về: 
+ Cách tiến hành các thí nghiệm.
+ Mẫu báo cáo tường trình thực hành.
2/ Hoạt động 2:
- Yêu cầu học sinh trình bày cách tiến hành thí nghiệm 1: Điều chế Axetilen.
- HD học sinh chuẩn bị thí nghiệm.
- Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm.
- HD cách quan sát, giải thích hiện tượng.
1/ Thí nghiệm 1: Điều chế Axetilen.
- Trình bày cách tiến hành thí nghiệm.
- Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ và lắp dụng cụ thí nghiệm theo nhóm.
- Tiến hành thí nghiệm.
- Quan sát, nhận xét và ghi lại các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
- Giải thích các hiện tượng thí nghiệm.
- Rút ra kết luận.
3/ Hoạt động 3:
- Yêu cầu học sinh trình bày cách tiến hành thí nghiệm 2/134: Axetilen tác dụng với dung dịch Brom và Đốt cháy Axetilen.
- HD học sinh chuẩn bị thí nghiệm.
- Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm.
- HD cách quan sát, giải thích hiện tượng.
2/ Thí nghiệm 2: Tính chất của Axetilen.
- Trình bày cách tiến hành thí nghiệm.
- Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ và lắp dụng cụ thí nghiệm theo nhóm.
- Tiến hành thí nghiệm.
- Quan sát, nhận xét và ghi lại các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
- Giải thích các hiện tượng thí nghiệm.
- Rút ra kết luận.
4/ Hoạt động 4:
- Yêu cầu học sinh trình bày cách tiến hành thí nghiệm 3/134: Tính chất vật lí của Benzen
- HD học sinh chuẩn bị thí nghiệm.
- Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm.
- HD cách quan sát, giải thích hiện tượng.
3/ Thí nghiệm 3: Tính chất vật lí của Benzen.
- Trình bày cách tiến hành thí nghiệm.
- Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ và lắp dụng cụ thí nghiệm theo nhóm.
- Tiến hành thí nghiệm.
- Quan sát, nhận xét và ghi lại các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
- Giải thích các hiện tượng thí nghiệm.
- Rút ra kết luận.
5/ Hoạt động 5:
- HD học sinh viết bản tường trình theo mẫu.
II/ VIẾT BẢN TƯỜNG TRÌNH:
- Viết bản tường trình theo nhóm, giải thích rõ các hiện tượng và viết các PTHH xảy ra.
4. Tổng kết- đánh giá:
- Nhận xét giờ thực hành.
- Hướng dẫn học sinh thu dọn phòng thực hành, vệ sinh dụng cụ thí nghiệm.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Chuẩn bị nội dung: “Kiểm tra 1 tiết”. 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

File đính kèm:

  • docTIẾT 51 + 52 - BÀI 42 + 43 - LUYỆN TẬP VÀ THỰC HÀNH VỀ HIĐROCACBON.doc