Bài giảng Tiết : 51 - Bài 41: Nhiên liệu (tiếp)

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức. học sinh cần biết:

- Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.

- Phân loại nhiên liệu, đặc điểm và ứng dụng của một số loại nhiên liệu thông dụng.

2. Kỹ năng:

- Biết cách sử dụng nhiên liệu có hiệu quả.

3. Thái độ:

- Có ý thức phòng chống cháy nổ.

II. Phương pháp:

- Đặt và giải quyết vấn đề.

- Hợp tác nhóm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết : 51 - Bài 41: Nhiên liệu (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/3/08
Ngày dạy :
Tiết : 51
bài 41: nhiên liệu
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức. học sinh cần biết:
- Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
- Phân loại nhiên liệu, đặc điểm và ứng dụng của một số loại nhiên liệu thông dụng.
2. Kỹ năng:
- Biết cách sử dụng nhiên liệu có hiệu quả.
3. Thái độ:
- Có ý thức phòng chống cháy nổ.
II. Phương pháp:
- Đặt và giải quyết vấn đề.
- Hợp tác nhóm.
III. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về các nhiên liệu rắn, lỏng, khí.
- Tranh biểu đồ hàm lượng C trong than.
- Tranh năng xuất tỏa nhiệt của các nhiên liệu.
IV. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (5')
? Dầu mỏ có ở đâu? Nêu cấu tạo của một mỏ dầu.
? Chưng cất dầu thô thu được lần lượt những sản phẩm nào, để thu được nhiều xăng người ta dùng phương pháp nào.
3. Bài mới : ( 35')
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (10')
Tìm hiểu về nhiên liệu
GV. y/c học sinh nghiên cứu thôn tin sgk.
? Kể tên một số chất đốt thường được sử dụng trong đời sống hằng ngày.
HS. Kể được ( than, củi, khí ga...)
? Nêu đặc điểm của các loại chất đốt vừa kể tên.
HS. Trả lời ( Cháy được và tạo ra nhiệt lớn...)
GV. Thông tin các chất đó được gọi là nhiên liệu.
? Nhiên liệu là gì.
HS. Trả lời- Nhận xét - bổ xung.
? Dùng điện để thắp và đun nấu có phải là nhiên liệu không.
HS. Trả lời ( Không , điện là năng lượng)
? Nhiên liệu có vai trò như thế nào trong đời sống, sản xuất.
HS. Trả lời - nhận xét - bổ xung.
? Có những loại nhiên liệu nào.
HS. Trả lời - nhận xét - bổ xung.
GV. Thông tin: có những nhiên liệu có sẵn gọi là nhiên liệu thiên nhiên như củi, than, gỗ... có những nhiên liệu do điều chế mà có như cồn, khí than....
I. Nhiên liệu là gì?
- Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
- Nhiên liệu được dùng để thắp sáng ( Nến, đèn cồn...), đun nấu, sản xuất công nghiệp...
Hoạt động 2: (15')
Tìm hiểu cách phân loại nhiên liệu.
HS. Nghiên cứu thông tin sgk.
? Nhiên liệu được phân loại như thế nào, dựa vào đâu để phân loại nhiên liệu.
HS. Trả lời - nhận xét - bổ xung.
? Kể tên một số nhiên liệu rắn.
HS. Trả lời ( than, củi....)
GV. cho hs n/c thông tin sgk /130
? Nêu đặc điểm của một số loại than
HS. trả lời theo sự hiểu biết và thông tin sgk, sơ đồ hình 4.21.
GV. chốt lại trên sơ đồ hình 4.21 và 4.22
? Kể tên một số nhiên liệu lỏng và ứng dụng của chúng.
HS. kể tên và nêu ứng dụng
? Kể tên một số nhiên liệu khí và ứng dụng của chúng.
HS. Trả lời - nhận xét - bổ xung.
II. Phân loại nhiên liệu.
- Dựa vào trạng thái mà nhiên liệu được chia làm 3 loại: rắn, lỏng, khí.
1. Nhiên liệu rắn.
- Gồm than, củi, nến....
- Than gồm than mỏ, than mỡ, than bùn...có chứa hàm lượng cacbon không giống nhau.
- Những than chứa hàm lượng cacbon cao cho năng xuất tỏa nhiệt cũng cao.
2. Nhiên liệu lỏng.
- Gồm cồn, xăng, dầu...
- Được sử dụng chủ yếu trong động cơ đốt trong, một phần nhỏ dùng trong đun nấu và thắp sáng.
3. Nhiên liệu khí
- Gồm khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cao....
- Nhiên liệu khí dễ cháy, tỏa nhiệt cao, được sử dụng trong công nghiệp và đời sống.
Hoạt động3: (10')
Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho có hiệu quả.
HS. nghiên cứu thông tin sgk/131
? Bằng cách nào có thể sử dụng nhiên liệu có hiệu quả mà tiết kiệm.
HS. trao đổi - trả lời - nhận xét - bổ xung..
GV. Cho hs liên hệ thực tế.
HS. liên hệ thực tế hằng ngày.
GV. giải thích thêm về 3 cách sử dụng nhiên liệu có hiệu quả.
III. Cách sử dụng nhiên liệu.
1. Cung cấp đủ oxi, không khí cho quá trình cháy.
2. Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với oxi, không khí.
3. Điều chỉnh lượng nhiên kiệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết, phù hợp với nhu cầu sử dụng.
4. Củng cố: (3')
- GV. chốt lại toàn bài
- HS. đọc phần em có biết và trả lời câu hỏi sgk/132
Đ/A 
1- a
2- Các phân tử chất khí cách xa nhau dễ tiếp xúc với oxi hơn các phân tử chất rắn, lỏng.
5. Dặn dò: (1')
- BTVN: 1, 2, 3, 4sgk/132
- Chuẩn bị trước bài 42 luyện tập.

File đính kèm:

  • docTiet 51.doc
Giáo án liên quan