Bài giảng Tiết 50: Oxi- Ozon (tiếp) Luyện tập

Mục tiêu, yêu cầu:

1. Kiến thức:

* HS biết: - Tính chất vật lý, tính chất hoá học cơ bản của ozon là tính chất oxi hoá, và ozon thể hiện tính oxi hoá mạnh hơn cả oxi.

 - Vai trò tầng ozon đối với sự sống trên trái đất.

* HS hiểu:- Nguyên nhân gây ra tính oxi của o3., chứng minh bằng các phản ứng hoá học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 50: Oxi- Ozon (tiếp) Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 50:oxi- ozon (tiếp) Luyện tập.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
I. Mục tiêu, yêu cầu:
1. Kiến thức :
* HS biết : - Tính chất vật lý, tính chất hoá học cơ bản của ozon là tính chất oxi hoá, và ozon thể hiện tính oxi hoá mạnh hơn cả oxi.
	 - Vai trò tầng ozon đối với sự sống trên trái đất.
* HS hiểu :- Nguyên nhân gây ra tính oxi của o3., chứng minh bằng các phản ứng hoá học.
2. Kỹ năng, kỹ xảo cơ bản	
	- Viết các cân bằng phản ứng hoá học
	- Tính % thể tích các khí trong hỗn hợp
	- Nhận biết các khí
3. Về giáo dục
	- Giúp HS có ý thức bảo vệ tầng ozon.
	- Giúp HS có ý thức vươn lên chiếm lĩnh khoa học
II. Phương pháp, phương tiện.
Phương pháp:
	- Dạy học nêu vấn đề, thuyết trình và HS sử dụng SGK
2. Phương tiện công cụ
	- SGK lớp 10
	- Hình ảnh về tầng ozon
III, Tiến trình
ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số:
Kiểm tra bài cũ:
	Câu 1: Oxi thể hiện tính chất hoá học gì? Nguyên nhân? Cho VD minh hoạ
	Câu 2: Phương pháp điều chế ôxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp
3, Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
B, Ozon (O3)
Hoạt động 1 :
I, Tính chất
1, Tính chất vật lý
GV: Từ thực tế yêu cầu HS cho biết trạng thái, màu sắc của ozon, mùi của ozon.
GV: Thông báo cho HS biết t0ht, độ tan của ozon.
2, Tính chất hoá học
GV: Thông báo cho HS biết O3 là một dạng thù hình của O2 và có tính oxi hoá rất mạnh và mạnh hơn cả O2.
GV: Yêu cầu hs biết 03 thể hiện tính chất của mình khi tác dụng với những chất nào? Yêu cầu hs lên bảng viết và cân bằng phản ứng hoá học.
GV: Nhấn mạnh lại tính chất hoá học mà O3 thể hiện: tính oxi hoá rất mạnh và mạnh hơn oxi
Hoạt động 2
II. ozon trong tự nhiên:
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi
“O3 có ở những đâu trong tự nhiên?”
Hoạt động 3
III. ứng dụng:
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết ứng dụng của O3?
GV: Liên hệ thực tế giữa việc thủng tần ozon và vấn đề bảo vệ môi trường?
HS: Khí, màu xanh nhạt, mùi đặc trưng
HS: - t0ht(O3) = -1120C
 - Tan nhiều trong nước hơn so với khí O2
 - O3 có tính oxi hoá rất mạnh và mạnh hơn oxi.
HS: + tác dụng với kim loại: O3 oxi hoá hầu hết kim loại (trừ Au, Pt)
Ag + O2 x
2Ag + O3 -> Ag2O + O2
 + tác dụng với nhiều phi kim
 + tác dụng với hợp chất: Hữu cơ và vô cơ
KI + H2O + O2 x
2KI + H2O + O3 -> 2KOH + I2 + O2
Tia tử ngoại
HS: - tầng ozon: 3O2 2O3
 - mặt đất: 
 - Khí quyển.
HS: - Làm không khí trong lành (ít)
 - Chữa sâu răng (Y học)
 - Sát trùng nước sinh hoạt (đời sống)
 - Tẩy trắng tinh bột, .. (công nghiệp)
 - ngăn tia tử ngoại (*)
4. Củng cố:
GV:	- Tóm tắt lại kiến thức toàn bài oxi – ozon. Khắc sâu những kiến thức trọng tâm.
	- Yêu cầu HS làm bài tập 1,2,3,5,6 SGK (T127-128)
	Bài 6 (T128): Có hỗn hợp khí oxi và ozon. Sau một thời gian, ozon bị phân huỷ hết, ta thu được một chất khí duy nhất có thể tích tăng thêm 2%.
 ( Phương trình hoá học là: 2O3 3O2) .
 a. Hãy giải thich sự gia tăng phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí ban đầu?
	 b. Xác định thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí ban đầu
(Biết các thể tích khí đo được ở cùng điều kiện nhiệt độ , áp suất)
	Đáp án:
 b.
	Gọi nO2, nO3 lần lượt là x,y (mol)
	2O3 3O2
	y(mol) y (mol)
	- số mol hỗn hợp khí ban đầu: x+y (mol)
	- số mol khí O2 sau phản ứng: x+y (mol)
	-> số mol khí tăng so với ban đầu
	(x+y)- (x+y) = 0,5y
	Mà theo đầu bài ra: 0,5y tương ứng 2% => y ứng với 4%
	-> %O3: 4%
	 %O2: 96%
5, Dặn dò:
	- Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập còn lại.
	- Yêu cầu HS chuẩn bị Bài 30- Lưu Huỳnh.

File đính kèm:

  • doctiet 40 oxiozon.doc