Bài giảng Tiết 50 : Điều chế hiđro – phản ứng thế (tiếp theo)

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- HS biết được cách điều chế H2 trong phòng TN (nguyên liệu ,phương pháp ,cách thu)

- HS hiểu được phương pháp điều chế H2 trong phòng thí nghiệm .

- Hiểu được khái niệm phản ứng thế .

2. Kỹ năng :

 Rèn kỹ năng viết phương trình phản ứng điều chế H2

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 50 : Điều chế hiđro – phản ứng thế (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS :3-3-07
NG: 5-3 9(8D); 9-3(8C)
	Tiết 50 : Điều chế hiđro – Phản ứng thế 
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
HS biết được cách điều chế H2 trong phòng TN (nguyên liệu ,phương pháp ,cách thu)
HS hiểu được phương pháp điều chế H2 trong phòng thí nghiệm .
Hiểu được khái niệm phản ứng thế .
2. Kỹ năng :
 Rèn kỹ năng viết phương trình phản ứng điều chế H2 .
3. Thái độ :
 Giáo dục cho HS tính cẩn thận khi làm thí nghiệm,đặc biệt khi tiếp xúc với axit .
II. Chuẩn bị của GV - HS :
- GV : + Hoá chất : Zn , HCl 
 + Dụng cụ: ống nghiệm (1); ống dẫn Z có luồn nút cao su (1) ; ống dẫn L có luồn 
 nút cao su (1) ; nút cao su (3) ; kẹp gỗ (2) ; giá sứ (1) ; đèn cồn .
 + Tranh điều chế H2 và bình kíp .
- HS : Ôn lại bài điều chế O2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp .
III. Tiến trình bài giảng :
1. ổn định lớp : 
2.Kiểm tra: (8’)
a. BT 5 (SGK-113) (ĐS: (g) ; (l) )
b. Thế nào là phản ứng oxi hoá - khử ? Lấy ví dụ,viết PTHH phân tích sự oxi hoá ,
 sự khử ; chất oxi hoá ; chất khử ?
3. Hoạt động dạy – học :
TG
HĐ của GV – HS
Nội dung
15’
5’
7’
 HĐ 1: 
- HS : đọc -SGK –114 .
? Nêu nguyên liệu,phương pháp điều chế H2 trong phòng TN.
+HS: 
+HS khác NX .
-GV: Tiến hành TN
+HS: quan sát ,nhận xét hiện tượng.
? Để thử độ tinh khiết của H2 ta làm 
 thế nào ? 
? Để nhận biết khí thoát ra có phải khí H2 không ta cho tàn đóm đỏ vào đầu ống dẫn khí có được không ? Vì sao ?
? Vậy để nhận biết khí H2 ta làm thế nào ?
 -GV: tiến hành TN 
+HS : quan sát hiện tượng Khí H2 khác O2 ở điểm nào ?
? Để phân biệt khí H2 và khí O2 ta làm 
 cách nào ?
? Ngoài s/phẩm H2 còn sản phẩm nào nữa?
- GV: lấy vài giọt dung dịch đem cô cạn.
+ HS: nhận xét và dự đoán chất tạo thành.
? Vậy để điều chế H2 thìa bằng cách nào 
 và tạo ra sản phẩm là gì ? Viết PTHH.
+ HS : đọc NX-sgk-114.
- GV:giới thiệu cách điều chế H2 thu một lượng lớn.(bình Kíp hoặc H 5.5 )
? Ta có thể thu H2 bằng cách nào ?
(HS:dự đoán) Giải thích từng cách.
-GV:tiến hành thu
Cách thu khí H2 và khí O2 có gì giống và khác nhau?
 HĐ 2 :
- HS : HĐ nhóm 2(2’)
? Dự đoán nguyên liệu để điều chế H2 ?
? Tại sao lại sử dụng nguyên liệu đó ?
? Nêu một phương pháp điều chế H2 ?
+Đại diện nhóm báo cáo KQ .
+ Nhóm khác NX,bổ sung ý kiến 
+GV : chốt kiến thức .
- GV cho HS quan sát tranh (điều chế từ 
 khí thiên nhiên (chủ yếu CH4 có lẫn O2 , 
 H2O )
 HĐ 2 :
- GV: lấy VD,cho HS viết PTHH .
- HS HĐ nhóm 2(3’)
+Hoàn thiện PTHH 
+trả lời 2 ý hỏi SGK .
? Nguyên tử Fe,Zn đã thay thế nguyên tử 
 nào của axit ?
? Phản ứng thế là gì ?
- HS làm BT 2 –(SGK-117) 
? Phản ứng thế khác phản ứng hoá hợp và 
 phản ứng phân huỷ ở điểm nào ?
I. Điều chế Hiđro :
1. trong phòng TN:
a.Thí nghiệm:
- Nguyên liệu :
+ 1 số kim loại Zn,Fe,Al
+dung dịch axit HCl,H2SO4 .
-Phương pháp điều chế :
Cho kim loại tác dụng với axit.
b. Nhận xét :
 Trong phòng TN,Hiđro được điều chế bằng cách cho axit (HCl,H2SO4) tác dụng
với kim loại(Zn,Fe,Al...)
 Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 
Nhận ra khí H2 bằng que đóm đang cháy.
c. Cách thu :
H2 đẩy nước .
H2 đẩy không khí .
2. Trong công nghiệp :
 Điều chế H2 bằng phương pháp:
- Điện phân nước :
- Dùng than khử hơi nước 
- Điều chế từ khí thiên nhiên,khí dàu mỏ.
II. Phản ứng thế :
a. VD ;
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2
 Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2 
b. Định nghĩa :
 Phản ứng thế là phản ứng hoá học 
 giữa đơn chất và hợp chất ,trong đó 
 nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên 
 tử của một nguyên tố trong hợp chất .
4. Củng cố (5’)
a. Làm BT 1 (SGK-117) 
 Phản ứng hoá học a,c có thể dùng điều chế H2 trong phòng thí nghiệm .
b. Phân biệt phản ứng thế , phản ứng phân huỷ , phản ứng hoá hợp .
5. Dặn dò (2’)
HD BTVN : 3,4,5 (SGK-117)
HD BT 4 :
+ Vết 4 PTHH .
+ Mỗi kim loại tính theo một phương trình dựa vào thể tích H2 .

File đính kèm:

  • docTiet 50-H8.doc
Giáo án liên quan