Bài giảng Tiết : 50 - Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên (tiếp theo)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức học sinh cần biết được.
- Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý, thành phần khai thác, cách chế biến và ứng dụng của dầu mỏ, khí thiên nhiên.
- Crackinh là một phương pháp quan trọng để điều chế dầu mỏ.
- Đặc điểm cơ bản của dầu mở Việt nam. Vị trí của một số dầu mỏ và khí. Tình hình khai thác dầu khí ở nước ta.
2. Kỹ năng.
- Quan sát mẫu vật, tranh, sơ đồ.
3. Thái độ.
Ngày soạn: 9/3/08 Ngày dạy : Tiết : 50. bài 40. dầu mở và khí thiên nhiên I. Mục tiêu. 1. Kiến thức học sinh cần biết được. - Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý, thành phần khai thác, cách chế biến và ứng dụng của dầu mỏ, khí thiên nhiên. - Crackinh là một phương pháp quan trọng để điều chế dầu mỏ. - Đặc điểm cơ bản của dầu mở Việt nam. Vị trí của một số dầu mỏ và khí. Tình hình khai thác dầu khí ở nước ta. 2. Kỹ năng. - Quan sát mẫu vật, tranh, sơ đồ. 3. Thái độ. - Có ý thức bảo quản và phòng tránh cháy nổ. - Tránh ô nhiễm môi trường khi sử dụng dầu khí. II. Phương pháp. - Đặt và giải quyết vấn đề. - Hợp tác nhóm. III.Chuẩn bị: - Tranh phóng to hình 4.16,17 sgk/126. - Bộ sưu tập các sản phẩm của dầu mỏ. - ống nghiệm, nước. IV. Các hoạt động dạy và học. 1. ổn định lớp: (1') 2. Kiểm tra bài cũ: (5') ? Trình bày tính chất hóa học của benzen. 3. Bài mới: (35') Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: (15') Tìm hiểu về dầu mỏ. GV. Cho hs quan sát mẫu dầu mỏ thô. HS. Quan sát. ? Nêu nhận xét về màu sắc, trạng thái. HS. nhận xét. GV. cho một ít dầu mỏ vào nước lắc nhẹ. HS. quan sát - nhận xét - kết luận. HS. nghiên cứu thông tin sgk và quan sát sơ đồ hình 4.16 ? Dầu mỏ có ở đâu. - Trên mặt đất - Trong lòng đất. - Trong lòng đất dưới đáy biển. HS. trả lời bằng cách lựa chọn 1 trong 3 đáp án trên. GV. nhận xét và nêu cấu tạo của một mở dầu, cách khai thác. ? Tại sao phải chế biến dầu mỏ. HS. Trả lời( Dầu mỏ có lẫn nhiều tạp chất khác và là hỗn hợp của nhiều loại Hiđro cacbon. ? Dầu mở được chế biến như thế nào. ? Khi chế biến dầu mở thu được những sản phẩm nào. HS. Trả lời. GV. Treo tranh hình 4.17. HS. quan sát - nhận xét và trả lời câu hỏi. GV. cho hs so sánh nhiệt độ sôi của những sản phẩm thu được khi chưng cất dầu mỏ. ? Nêu ứng dụng của các sản phẩm. GV. giới thiệu phương pháp crackinh để tăng sản lượng xăng khi trưng cất. GV. giới thiệu bộ sưu tập các sản phẩm cuả dầu mỏ. HS, quan sát và ghi nhớ. I. Dầu mỏ. 1. Tính chất vật lý. - Là chất lỏng, sánh, màu nâu đen, không tan trong nước. 2. Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ. - Dầu mở có ở sâu trong lòng đất dưới đáy biển. - Mỏ dầu gồm 3 lớp. + Lớp khí ở trên ( TP chính là CH4) + Lớp dầu lỏng hòa tan khí ở giữa ( là hỗn hợp nhiều loại Hiđrocacbon) + Dưới đáy mỏ dầu là nước mặn. - Khai thác: Khoạn thành những giếng khoan rồi hút lấy dầu lỏng. 3. Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ. - Trưng cất dầu mỏ ở nhiệt độ thích hợp thu được lần lượt các sản phẩm là: Khí đốt -> Xăng ->Dầu hỏa -> Dầu diezen -> dầu mazut -> Nhựa đường. - Phương pháp crackinh. Dầu nặngXăng + hỗn hợp khí Hoạt động 2: (10') Tìm hiểu khí thiên nhiên. GV. Thông tin ngoài dầu mỏ khí thiên nhiên cũng là một thành phần quan trọng của hợp chất hiđro cacbon. ? Khí thiên nhiên có ở đâu. - Trong khí quyển. - Trong lòng đất. - Trong không khí. HS. lựa chọn 1 trong 3 phương án trên. ? Thành phần chính của khí thiên nhiên là gì. ? Chúng có ứng dụng gì. HS. Trả lời - nhận xét - bổ xung. GV. giới thiệu biểu đồ hình 8.18 sgk/127 HS. chú ý quan sát và ghi nhớ. II. Khí thiên nhiên. - Khí thiên nhiên có trong lòng đất. - Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là Hiđro cacbon (CH4) - Khí thiên nhiên là nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và trong công nghiệp. Hoạt động 3: (10') Tìm hiểu về dầu khí ở Việt Nam. ? Nêu hiểu biết của bản thân về dầu mỏ và khí ở Việt Nam. HS. N/cứu thông tin sgk trả lời câu hỏi. ? Kể tên địa phương có mỏ dầu khí ở nước ta. HS. Quan sát biểu đồ hình 4.19 và liên hệ thực té trả lời. ? San lượng dầu nước ta đạt hàng năm nhiều hay ít. HS. Quan sát biểu đồ hình 4.20 trả lời. III. Dầu mở và khí thiên nhiên ở Việt Nam. - ở nước ta dầu mở và khí thiên nhiên tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía nam. - Sản lượng dầu khí ở việt nam tăng liên tục hàng năm góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế đất nước. 4. Củng cố: (3') - GV. chốt lại toàn bài. - HS. làm nhanh bài tập 1, 2, 3 sgk/129 Đ/A: Bài 1: C. Bài 2: a, Xăng ,dầu hỏa và các sản phẩm khác. b, Crackinh. c, Metan. d, Thành phần. Bài 3: b, c 5. Dặn dò: (1') - BTVN: 4/129 - Chuẩn bị trước bài 41.
File đính kèm:
- Tiet 50.doc