Bài giảng Tiết 50 - Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên (tiếp)

Kiến thức : Hs biết được :

 - Khái niệm , thành phần , trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu và phương pháp khai thác chúng , một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.

 - Úng dụng : Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong công nghiệp .

 2 . Kĩ năng :

 - Đọc , trả lời câu hỏi , tóm tắt được thông tin về dầu mỏ , khí thiên nhiên và ứng dụng của chúng .

 - Sử dụng có hiệu quả một số sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 50 - Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 50 	
 Bài 40: DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN
A. MỤC TIÊU :
 1 . Kiến thức : Hs biết được :
 - Khái niệm , thành phần , trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu và phương pháp khai thác chúng , một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.
 - Úng dụng : Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong công nghiệp .
 2 . Kĩ năng :
 - Đọc , trả lời câu hỏi , tóm tắt được thông tin về dầu mỏ , khí thiên nhiên và ứng dụng của chúng .
 - Sử dụng có hiệu quả một số sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên. 
B. CHUẨN BỊ :
 - Tranh vẽ sơ đồ chưng cất dầu mỏ & ứng dụng các sản phẩm thu từ chế biến dầu mỏ .
 - Các mẩu dầu mỏ 
C . TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY :
 1. Ổn định : 1’
 2. Kiểm tra bài cũ : 7’
 Viết công thức cấu tạo , nêu đặc điểm cấu tạo & tính chất hoá học của benzen.Viết PTHH minh hoạ.
 3. Bài mới : 30’
 Vào bài : Dầu mỏ và khí thiên nhiên là những tài nguyên quý giá của VN và nhiều quốc gia khác. Vậy khí thiên nhiên và dầu mỏ có tính chất vật lý , trạng thái tự nhiên , thành phần ntn ? Từ dầu mỏ và khí thiên nhiên tách ra được những sản phẩm nào và chúng có ứng dụng gì ? 
T/g
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung 
15’
5’
10’
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin sgk , quan sát mẫu dầu mỏ.
GV làm thí nghiệm: cho một ít dầu mỏ vào nước. 
HS: quan sát, nhận xét
H: Hãy nêu 1 số t/c vật lý của dầu mỏ ?
H: Quan sát H4.16 “mỏ dầu và cách khai thác”. kết hợp với thông tin sgk nêu cấu tạo của mỏ dầu ?
 H: Hãy cho biết thành phần của dầu mỏ ?
H: Hãy liên hệ thực tế và nêu cách khai thác dầu mỏ ?
GV: Cho HS quan sát bộ mẫu các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ và sơ đồ chưng cất dầu mỏ.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau:
 1.Những sản phẩm chính thu được khi chế biến dầu mỏ?Nhiệt độ sôi của chúng?Ứng dụng của các sản phẩm chế biến dầu mỏ trong nền kinh tế?
 2.Từ nhiệt độ sôi của các sản phẩm cho biết người ta chế biến dầu mỏ bằng cách nào?
 3.Người ta sử dụng phương pháp gì để tăng lượng xăng thu được?
 4.Nêu phương pháp chế biến dầu mỏ?
HS: thảo luận, báo cáo
GV: Kết luận: Để tăng lượng xăng người ta dùng phương pháp crắcking để chế biến dẩu nặng thành xăng và các sản phẩm khác.
GV: Cho HS xem sơ đồ và hình ảnh.
H: Hiện nay sự cố dầu tràn ra biển rất nghiêm trọng. Vậy: 
 1.Các em hãy nêu một số tác hại khi dầu tràn ra biển?
 2.Nêu biện pháp xử lí môi trường khi gặp sự cố dầu tràn ra biển?
GV: 1.Một số tác hại khi dầu tràn ra biển:
+Làm ô nhiễm nguồn nước biển
+Làm chết các loài cá,chim,sinh vật sống trong và gần biển -> mất cân bằng sinh thái.
2.Xử lí khi gặp sự cố tràn dầu:
Dùng phao để ngăn chặn dầu không cho loang rộng,sau đó dùng bơm hút phần nước và dầu nổi trên bề mặt vào một thiết bị đặc biệt mà thiết bị này có thể tách dầu ra khỏi nước.
H: Hãy cho biết khí thiên nhiên có ở đâu? Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là gì? Cách khai thác ntn? Khí thiên nhiên có những ứng dụng gì trong đời sống ?
HS: - Có trong các mỏ khí, mỏ dầu
- Thành phần chủ yếu là khí metan (95%)
- Là nhiên liệu, nguyên liệu
H: Quan sát bản đồ Việt Nam, hãy trả lời các câu hỏi sau:
 - Dầu mỏ và khí thiên nhiên của nước ta tập trung chủ yếu ở đâu ? (Thềm lục địa phía Nam )
- Trữ lượng dầu mỏ và khí thiên nhiên ở nước ta dự đoán khoảng bao nhiêu ? ( khoảng 3 – 4 tỉ tấn đã quy đổi ra dầu )
- Đặc điểm của dầu mỏ nước ta ?
 (Hàm lượng các hợp chất chứa lưu huỳnh thấp :
 < 0,5% 
 Chứa nhiều parafin nên dầu mỏ dễ bị đông đặc )
GV: cho hs xem hình ảnh, giới thiệu nhà máy lọc dầu Dung Quất.
H: Vậy, dầu mỏ có phải là nguồn tài nguyên vô tận không? Những nguồn năng lượng nào có thể thay thế dầu mỏ ?
HS: 
GV: bổ sung, kết luận
 I. Dầu mỏ:
 1) Tính chất vật lý:
 Dầu mỏ là chất lỏng , sánh , màu nâu đen , không tan trong nước , nhẹ hơn nước .
 2) Trạng thái tự nhiên và thành phần của dầu mỏ:
 - Dầu mỏ có trong lòng đất, tập trung thành các mỏ dầu. Mỏ dầu gồm 3 lớp: lớp khí, lớp dầu và lớp nước mặn.
 - Dầu mỏ là 1 hỗn hợp phức tạp của nhiều loại hidrocacbon và 1 số hơp chất khác.
 - Khai thác dầu mỏ bằng cách khoan các giếng dầu.
3) Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ:
 Xăng, dầu thắp, dầu diezen, parafin, mazut và các sản phẩm khác.
II. Khí thiên nhiên:
- Thành phần chủ yếu là khí metan (chiếm 95%)
- Làm nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và trong công nghiệp.
III. Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở nước ta:
(sgk)
4/ Củng cố: 6’
 - Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính của bài học. 
 - Cho hs lập sơ đồ tư duy.
 - Yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm:
Hãy chọn câu đúng trong mỗi câu sau:
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
a, Dầu mỏ là một đơn chất.
b, Dầu mỏ là một hợp chất phức tạp
c, Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hiđrocacbon và những lượng nhỏ các hợp chất khác. 
d, Dầu mỏ sôi ở một nhiệt độ xác định.
e, Dầu mỏ sôi ở những nhiệt độ khác nhau
 Đáp án đúng là c và e.
Câu 2: Điền những từ thích hợp vào các chổ trống bằng các câu sau :
	a. Người ta chưng cất dầu mỏ để thu được ...................................
	b. Để thu thêm được xăng, người ta tiến hành................... dầu nặng .
	c. Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là.................... 
	d. Khí mỏ dầu có ..................... gần như khí thiên nhiên
Câu 3 : Để dập tắt xăng dầu cháy người ta làm như sau :
	 a. Phun nước vào ngọn lửa . 
	 b. Dùng chăn ướt trùm lên ngọn lửa . 
	 c. Phủ cát vào ngọn lửa . 
 Cách làm nào ở trên là đúng . Giải thích 
 5/ Hướng dẫn về nhà: 1’
 - GV hướng dẫn giải bài tập 4 trang 129- sgk.
 - Dặn dò: học bài, làm bài tập và soạn trước bài mới.
 V. Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docBai 40 DAU MO VA KHI THIEN NHIEN.doc
Giáo án liên quan