Bài giảng Tiết 50 - Bài 37: Luyện tập tính chất của sắt và hợp chất của sắt

Kiến thức :

 HV hiểu : - Vì sao Fe thường có số oxi hoá +2 và +3.

 - Vì sao tính chất hoá học cơ bản của sắt (II) là tính khử, của hợp chất

Sắt (III) là tính oxi hoá.

2) Kĩ năng :

 Giải bài tập về sắt và hợp chất của sắt.

3) Thái độ, tình cảm:

 - HV chủ động tích cực trong giờ luyện tập, hăng hái tham gia xây dựng bài

doc50 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 894 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 50 - Bài 37: Luyện tập tính chất của sắt và hợp chất của sắt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác ion Ba2+, NH, Al3+.
5. Dặn dò:
*GV: dặn dò HV về nhà học nội dung bài cũ. 
*Bài tập về nhà: Bài 2, 3, 4, 5, 6 SGK trang 174. Đọc trước nội dung bài mới.
Ngày soạn : 07/03/2011
Lớp
Tiết
Ngày giảng
sĩ số
phép
12A
12B
12C
Tiết 56, Bài 41
Nhận biết một số chất khí
A – mục tiêu
1) Kiến thức :
	- Biết nguyên tắc chung để nhận biết một chất khí.
	- Biết cách nhận biết các khí CO2, SO2, H2S, NH3.
2) Kĩ năng :
	- Quan sát hiện tượng thí nghiệm, đưa ra cách nhận biết các khí.
	- Giải được một số bài tập liên quan.
3) Thái độ, tình cảm:
	- HV chủ động tích cực trong việc tiếp thu kiến thức, hăng hái tham gia xây dựng bài. 
B – chuẩn bị
*GV: SGK, tài liệu tham khảo, hệ thống câu hỏi của bài.
	Dụng cụ : ống nghiệm, giá thí nghiệm, giá ống nghiệm, ống dẫn khí
	Và các bình khí : CO2, SO2, H2S, NH3. 
	Các dung dịch : Ca(OH)2, Pb(NO3)2, nước brom.
*HV: Chuẩn bị bài theo nội dung SGK.
C – tiến trình dạy – học 
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Có 2 dd riêng rẽ chứa các anion SO,Cl- . Hãy trình bày phương pháp nhận biết từng ion trong dung dịch?
3. Bài mới:
Hoạt động 1
I – nguyên tắc để nhận biết một chất khí
*GV: Yêu cầu HV nêu nguyên tắc nhận biết một chất khí? Lấy VD?
*GV: Chuẩn xác kiến thức.
*HV: Thảo luận:
Dựa vào tính chất vật lí hoặc tính chất hoá học đặc trưng.
*HV: Nghe.
Ii - nhận biết một số chất khí
Hoạt động 2
Nhận biết khí CO2
*GV: Yêu cầu HV nêu tính chất vật lí đặc trưng của khí CO2?
*GV: Khí CO2 có phản ứng hoá học đặc trưng nào?
*GV: Làm thí nghiệm: Háp thụ khí CO2 đã điều chế sẵn vào dung dịch Ca(OH)2, yêu cầu HV quan sát và nêu hiện tượng?
*GV: lưu ý: các khí SO2, SO3 cũng có tính chất trên khi phản ứng với dd Ba(OH)2 hoặc dd Ca(OH)2.
*HV: Nêu tính chất vật lí.
*HV: Thảo luận:
Tạo kết tủa trắng với dd Ba(OH)2 hoặc dd Ca(OH)2.
*HV: Hiện tượng:
Dung dịch bị vẩn đục màu trắng, tạo thành kết tủa lắng xuống.
CO2 + Ca(OH)2 dư CaCO3+ H2O
 Đưa ra cách nhận biết khí CO2.
*HV: Nghe giảng.
Hoạt động 3
2. Nhận biết khí SO2
*GV: Yêu cầu HV nêu tính chất vật lí đặc trưng của khí SO2?
*GV: Khí SO2 có phản ứng hoá học đặc trưng nào?
*GV: Làm thí nghiệm: sục khí SO2 vào ống nghiệm chứa dung dịch Brom, yêu cầu HV quan sát, nêu hiện tượng? Đưa ra cách nhận biết khí SO2?
*HV: Nêu tính chất vật lí.
*HV: Thảo luận:
- Tạo kết tủa trắng với dd Ba(OH)2 hoặc dd Ca(OH)2.
- Làm nhạt màu dung dịch nước brom.
*HV: Hiện tượng:
SO2 làm nhạt màu dung dịch brom.
SO2 + Br2 + 2H2O H2SO4 + 2HBr
 Đưa ra cách nhận biết khí SO2.
Hoạt động 4
Nhận biết khí H2S
*GV: Yêu cầu HV nêu tính chất vật lí đặc trưng của khí H2S?
*GV: Khí H2S có phản ứng hoá học đặc trưng nào?
*GV: Làm thí nghiệm: sục khí H2S vào ống nghiệm có chứa dd Pb(NO3)2, yêu cầu HV quan sát, nêu hiện tượng và đưa ra cách nhận biết khí H2S?
*HV: Nêu tính chất vật lí.
*HV: Thảo luận:
Tạo kết tủa màu đen với các ion Cu2+ và Pb2+.
*HV: Hiện tượng:
ống nghiệm xuất hiên kết tủa màu đen.
H2S + Pb2+ PbS+ 2H+
 màu đen
 Đưa ra cách nhận biết khí H2S.
Hoặc có thể thay Pb2+ bằng Cu2+.
H2S + Cu2+ CuS+ 2H+
 màu đen
Hoạt động 5
4. Nhận biết khí NH3
*GV: Yêu cầu HV nêu tính chất vật lí đặc trưng của khí NH3?
*GV: Làm thí nghiệm: hơ mẩu giấy quỳ tẩm ướt lên miệng bình chứa khí NH3, yêu cầu HV quan sát hiện tượng và đưa ra cách nhận biết khí NH3? 
*HV: Nêu tính chất vật lí.
*HV: Nêu hiện tượng:
- Giấy quỳ tẩm ướt chuyển thành màu xanh.
*HV: Thảo luận:
- Dung giấy quỳ thấm ướt để nhận biết.
- Dựa vào tính chất vật lí đặc trưng: có mùi khai đặc trưng.
4. Củng cố:
*GV: củng cố bằng cách nhắc lại các nội dung chính của bài.
*GV: củng cố bằng bài tập 1 SGK trang 177.
Không dùng dd nước vôi trong để phân biệt CO2 và SO2 được. Vì cả 2 khí này đều phản ứng với dd Ca(OH)2 tạo thành kết tủa trắng.
CO2 + Ca(OH)2 dư CaCO3 + H2O
SO2 + Ca(OH)2 dư CaSO3 + H2O
5. Dặn dò
*GV: Dặn dò HV về nhà học bài cũ và làm các bài tập 2 và 3 SGK trang 177. Đọc trước nội dung bài mới.
Ngày soạn : 15/03/2011
Lớp
Tiết
Ngày giảng
sĩ số
phép
12A
12B
12C
Tiết 57, Bài 42
Luyện tập 
nhận biết một số chất vô cơ
A – mục tiêu
1) Kiến thức :
	- Củng cố kiến thức nhận biết một số ion trong dung dịch và nhận biết một số chất khí.
2) Kĩ năng: 
	- Rèn luyện kĩ năng làm bài tập nhận biết các chất.
3) Tình cảm, thái độ:
	HV chủ động tích cực trong giờ luyện tập. Có thái độ yêu thích môn học.
B – chuẩn bị
*GV: SGK, hệ thống câu hỏi và bài tập.
*HV: Ôn tập nội dung kiến thức về nhận biết một số ion trong dung dịch và nhận biết một số chất khí.
C – tiến trình dạy – học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động 1
I - kiến thức cần nhớ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
*GV: Yêu cầu HV vận dụng kiến thức đã học về cách nhận biết một số cation trong dung dịch hãy điền các nội dung kiến thức vào bảng sau:
Cation
Dung dịch thuốc thử
Hiện tượng
Giải thích
Ba2+
Fe2+
Fe3+
Al3+
Cu2+
*GV: Yêu cầu HV vận dụng kiến thức đã học về cách nhận biết một số anion trong dung dịch hãy điền các nội dung kiến thức vào bảng sau:
Anion
Dung dịch thuốc thử
Hiện tượng
Giải thích
NO
SO
CO
Cl-
*GV: Yêu cầu HV vận dụng kiến thức đã học về cách nhận biết một số chất khí hãy điền các nội dung kiến thức vào bảng sau:
Anion
Mùi
Dung dịch thuốc thử
Hiện tượng,
giải thích
SO2
CO2
NH3
H2S
*HV: Thảo luận
*HV: Thảo luận.
*HV: Thảo luận
Ii – bài tập
Hoạt động 2
Bài tập 1 SGK trang 180
*GV: Giới thiệu bài tập 1.
*GV: Gọi HV lên bảng làm bài.
*GV: Gọi HV khác nhận xét, sau đó bổ sung và cho điểm.
*HV: Chuẩn bi 1 phút.
*HV: Làm bài.
Nhỏ từ từ dd NH3 vào các mẫu thử cho đến dư.
Mẫu tạo kết tủa nâu đỏ là Fe3+:
Fe3+ + 3NH3 + 3H2O Fe(OH)3 + 3NH
Mẫu tạo kết tủa màu xanh và kết tủa tan tạo màu xanh lam đậm là Cu2+:
Cu2+ + 2NH3+ 2H2O Cu(OH)2+2 NH
Cu(OH)2+4NH3[Cu(NH3)4](OH)2
Cho dd H2SO4 vào mẫu còn lại thấy xuất hiện kết tủa màu trắng là Ba2+:
Ba2+ + SO BaSO4
Hoạt động 3
Bài tập 2 SGK trang 180
*GV: Giới thiệu bài tập 2.
*GV: Gọi HV lên bảng làm bài.
*GV: Kiểm tra HV dưới lớp làm bài tập về nhà.
*GV: Gọi HV khác nhận xét, sau đó bổ sung và cho điểm.
*HV: Chuẩn bi 2 phút.
*HV: Làm bài.
Nhỏ từ từ đ NaOH vào các mẫu thử cho đến dư đồng thời đun nhẹ:
Mẫu sủi bọt khí mùi khai là NH4Cl.
NH4Cl+NaOH NaCl + NH3 + H2O
Mẫu tạo kết tủa trắng xanh là FeCl2:
FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl
Mẫu tạo kết tủa dạng keo, kết tủa tan ra là AlCl3:
AlCl3+ 3NaOH Al(OH)3+ 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O
Mẫu tạo kết tủa trắng đục là MgCl2:
MgCl2 + 2NaOH Mg(OH)2+2NaCl
Mẫu tạo kết tủa màu xanh là CuCl2:
CuCl2 + 2NaOH Cu(OH)2+ 2NaCl
 Chọn đáp án D
Hoạt động 4
Bài tập 3 SGK trang 180
*GV: Giới thiệu bài tập 3.
*GV: Gọi HV lên bảng làm bài.
*GV: Gọi HV khác nhận xét, sau đó bổ sung và cho điểm.
*HV: Chuẩn bi 2 phút.
*HV: Làm bài.
Mẫu không làm đổi màu quỳ là NaCl.
Mẫu làm quỳ hóa đỏ là KHSO4
Hai mẫu làm quỳ hóa xanh là Na2CO3 và CH3NH2
Tuy nhiên nếu tiếp tục dùng KHSO4 cho hai mẫu làm xanh quỳ tím. Mẫu sủi bọt là Na2CO3. Mẫu còn lại là CH3NH2.
Hoạt động 5
Bài tập 4 SGK trang 180
*GV: Giới thiệu bài tập 4.
*GV: Gọi HV lên bảng làm bài.
*GV: Gọi HV khác nhận xét, sau đó bổ sung và cho điểm.
*HV: Chuẩn bi 2 phút.
*HV: Làm bài.
Dung dung dịch Ba(OH)2 cho cả hai mẫu thử, đồng thời đun nhẹ.
Mẫu sủi bọt khí mùi khai là (NH4)2S.
(NH4)2S + Ba(OH)2 BaS+2NH3+ 2H2O
Mẫu sủi bột mùi khai và tạo kết tủa trắng là (NH4)2SO4.
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 BaSO4+2NH3+2H2O
Hoạt động 6
Bài tập 5 SGK trang 180
*GV: Giới thiệu bài tập 5.
*GV: Gọi HV lên bảng làm bài.
*GV: Gọi HV khác nhận xét, sau đó bổ sung và cho điểm.
*HV: Chuẩn bi 2 phút.
*HV: Làm bài.
Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch brom, dung dịch brom bi mất màu chứng tỏ có khí SO2: 
 SO2 +Br2 + 2H2O 2HBr + H2SO4
Dẫn hỗn hợp khí còn lại qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy kết tủa xuất hiện chứng tỏ có khí CO2:
 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
Dẫn khí còn lại qua ống đựng CuO đung nóng thấy tạo ra Cu màu đỏ chứng tỏ có khí H2:
 CuO +H2 Cu + H2O
4. Củng cố:
*GV: Củng cố lại các dạng bài tập đã chữa.
*GV: Nhận xét về giờ luyện tập.
5. Dặn dò:
*GV dặn dò HV về nhà ôn tập nội dung kiến thức chương VII và chương VIII, để giờ sau làm bài kiểm tra 1 tiết.
*Bài tập về nhà: các bài tập trong sách bài tập.
Ngày soạn : 15/03/2011
Lớp
Tiết
Ngày giảng
sĩ số
phép
12A
12B
12C
Tiết 58
Kiểm tra 1 chương vii và chương viii
A – mục tiêu
1) Kiến thức:
	- Kiểm tra, đánh giá sự nắm bắt kiến thức chương VII và chương VIII của HV.
2) Kĩ năng:
- Kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức để giải bài tập của HV.
3) Thái độ:
	- HV có thái độ nghiêm túc, trung thực khi làm bài.
B – chuẩn bị 
*HV: Ôn tập toàn bộ kiến thức chương VII và chương VIII.
*GV: Đề + đáp án + thang điểm.
Ma trận đề kiểm tra 1 tiết môn hóa học 12
Bài kiểm tra chương 7 + 8
Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Sắt và một số kim loại quan trọng
( Tổng số tiết : 7 )
Câu 1, 3
(0,25 đ)
Câu 4, 5, 8
(0,25 đ) 
Câu 9
(2 đ)
Câu 10
(3 đ)
1,25 đ
5 đ
2. Nhận biết một số chất vô cơ
( Tổng số tiết : 3 )
Câu 2, 6
(0,25 đ)
Câu 7
(0,25 đ)
Câu 11
(3 đ)
0,75 đ
3 đ
Tổng cộng
1 đ
1 đ
2 đ
6 đ
2 đ
8 đ
10 %
30 %
60 %
100 %
I – phần trắc nghiệm (2 điểm)
Đề
Đáp án
Thang điểm
Câu 1: Kết tủa Cu(OH)2 có màu gì?
A. đỏ B. xanh lam C. tím D. da cam
B
0,25
Câu 2: Để nhận biết ion SO phải dùng thuốc thử nào sau đây?
A. AgCl B. NH3 C. HCl D. BaCl2
D
0,25
Câu 3: Đồng thau là hợp kim ứng với công thức nào sau đây?
A. Cu-Zn B. Cu-Ni C. Cu-Cr D. Cu-Ag
 A
0,25
Câu 4: 1s22s22p63s23p63d64s2 là cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố nào?
A. Cu B. Ni C . Fe D. Zn
C
0,25
Câu 5: Các muối cromat và đicromat có tính chất hoá học đặc trưng gì?
A. tính oxi hoá mạnh B . tính khử yếu
C. tính khử mạnh D. tính oxi hoá yếu
A
0,25
Câu 6: Khí H2S có thể nhận biết thông qua mùi đặc trưng nào?
A.mùi khai B. mùi trứng thối C. mùi thơm D. mùi hắc
B
0,25
Câu 7: Thuốc thử tốt nhất để nhận biết ra khí SO2 là gì?
A. Ca(OH)2 B. Ba

File đính kèm:

  • docGiao an Hoa hoc 12 P2.doc
Giáo án liên quan