Bài giảng Tiết 50 - Bài 31: Tính chất – dụng của hiđro
I. Mục tiêu:
- Biết và hiểu hiđro có tính khử, hiđro không những tác dụng được với oxi đơn chất mà còn tác dụng với oxi ở dạng hợp chất. Các phản ứng này điều toả nhiệt.
- Học sinh biết hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu là do tính chất rất nhẹ, do tính khử và khi cháy điều toả nhiệt.
- Biết làm thí nghiệm hiđro tác dụng với đồng ( II ) oxit.
- Biết viết phương trình phản ứng của hiđro với oxit kim loại.
Tuần 25 GIÁO ÁN HOÁ HỌC 8 Tiết 50 Bài 31: TÍNH CHẤT – DỤNG CỦA HIĐRO ( TT ) Người soạn : Trần Chế Linh Ngày soạn : 28/02/2009 Ngày dạy : 04/03/2009 GVHD : Trần Hồng Ngự I. Mục tiêu: - Biết và hiểu hiđro có tính khử, hiđro không những tác dụng được với oxi đơn chất mà còn tác dụng với oxi ở dạng hợp chất. Các phản ứng này điều toả nhiệt. - Học sinh biết hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu là do tính chất rất nhẹ, do tính khử và khi cháy điều toả nhiệt. - Biết làm thí nghiệm hiđro tác dụng với đồng ( II ) oxit. - Biết viết phương trình phản ứng của hiđro với oxit kim loại. II. Phương pháp: Phương pháp thực hành thí nghiệm. Phương pháp trực quan - vấn đáp. Kết hợp với những phương pháp khác. III. Chuẩn bị: GV: Ống nghiệm có nhánh, ống dẫn khí, cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, ống thuỷ tinh thủng hai đầu, nút cao su có ống dẫn khí, đèn cồn, kẽm, dd HCl, CuO, diêm, đồng kim loại, khai nhựa, giá đỡ. HS: Đọc bài trước ở nhà. IV. Tiến hành bài giảng: Ổn định lớp: 1 phút Kiểm tra bài cũ: 10 phút HS1: So sánh sự giống nhau và khác nhau về tính chất vật lí giữa hiđro và oxi? HS2: Tại sao trước khi sử dụng khí hiđro để làm thí nghiệm, chúng ta cần phải thử độ tinh khiết của khí hiđro? Nêu cách thử? Bài giảng: Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về tính chất hóa học và ứng dụng của hiđro như thế nào? Ta đi vào bài “ Tính chất – ứng dụng của hiđro ” tiếp theo. Hoạt Động 1: II. Tính chất hoá học 2. Tác dụng với đồng oxit TG ND HĐGV HĐHS 20 II. Tính chất hoá học H2 + CuO ® Cu + H2O to 2.Tác dụng với đồng oxit H2 + CuO ® Cu + H2O to - Khí hiđro đã chiếm nguyên tố oxi trong hợp chất đồng oxit. Hiđro thể hiện tính khử. - Ở nhiệt độ thích hợp, H2 không những kết hợp được với oxi đơn chất, mà nó còn có thể kết hợp được với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. - Các phản ứng điều toả nhiệt. II. Tính chất hoá học 2.Tác dụng với đồng oxit - Giới thiệu dụng cụ, hoá chất trước khi làm thí nghiệm. - Yêu cầu HS làm thí nghiệm. - Yêu cầu HS quan sát khi cho luồng khí H2 vào ống nghiệm có chứa CuO ở nhiệt độ thường và quan sất màu của CuO. - Sau đó đưa đèn cồn đang cháy vào ống nghiệm phía dưới đồng oxit. Yêu cầu HS quan sát hiện tượng. - Chất rắn trong ống nghiệm có hiện tượng gì? - Ngoài chất rắn đó còn có hiện tương gì nữa không? - Nhận xét và bổ sung. - Cho HS xem và so màu sản phẩm với kim loại đồng và nêu tên sản phẩm. - KHi cho một luồng khí H2 đi qua đồng oxit nung nóng thì có kim loại đồng và nước tạo thành. Phản ứng này toả nhiệt. - Yêu càu HS viết phương trình phản ứng? - Khí H2 có vai trò gì trong phản ứng trên? - Nhận xét và bổ sung. Trong phản ứng trên khí H2 đã chiếm oxi trong hợp chất CuO. Do đó người ta nói H2 có tính khử. -Yêu cầu HS làm bài tập. Viết phương trình phản ứng hoá học của khí H2 khử các oxit sau: a) Sắt (III ) oxit b) Thuỷ ngân ( II ) oxit c) Chì ( II ) oxit. - Nhận xét và bổ sung. - Ở nhiệt độ thích hợp, H2 đã chiếm nguyên tử oxi của một số oxit kim loại. Đây là một trong số phương pháp điều chế kim loại - Vậy em có kết luận gì về tính chất hoá học của H2 . -HS nghe vàquan sát -HS nghe vàquan sát - HS quan sát và nhận xét: Ở nhiệt độ thường H2 không phản ứng với đồng oxit. ( CuO không đổi màu ). - HS quan sát thí nghiệm - HS trả lời: Xuất hiện chất rắn màu đỏ gạch. - HS : Xuất hiện những giọt nước trên thành ống nghiệm. - HS nghe - HS so màu và kết luận đó là kim loại đồng. - HS nghe và ghi bài. H2 + CuO ® Cu + H2O to - HS viết phương trình - HS Khí H2 chiếm oxi của CuO. - HS nghe và ghi bài. Fe2O3 + H2 ® Fe + H2O to - HS thảo luận làm bài tập. HgO + H2 ® Hg + H2O to PbO + H2 ® Pb + H2O to HS khác nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe giảng - HS nghe giảng - HS nêu kết luận Hoạt Động 2 III. Ứng dụng TG ND HĐGV HĐHS 4 III. Ứng dụng - Nạp vào khí cầu - Sản xuất nhiên liệu - Hàn kim loại - Khử oxi của một số oxit kim loại - Sản xuất amoniac - Sản xuất phân đạm - Sản xuất axit clohiđric III. Ứng dụng - Yêu cầu HS quan sát hình 5.3 SGK trang 108 và nêu ứng dụng của H2 - Nhận xét và bổ sung. - HS quan sát và trả lời + Nạp vào khí cầu + Sản xuất nhiên liệu + Hàn kim loại + Khử oxi của một số oxit kim loại + Sản xuất amoniac + Sản xuất phân đạm + Sản xuất axit clohiđric 4. Cũng cố: 3 phút - Qua hai tiết học, các em cần phải nhớ điều gì về khí H2 ? 5. Kiểm tra đáng giá: 7 phút Các em làm bài tập: Khử 48 gam đồng oxit bằng khí H2 . hãy: Tính khối lượng đồngkim loại thu được. Tính thể tích khí H2 ( đktc ) cần dùng. ( Cho Cu = 64 ; O = 16 ) Bài Giải Số mol của 48 gam CuO: n = m/M = 48/80 = 0,6 mol H2 + CuO ® Cu + H2O to - Phương trình phản ứng: Từ phương trình ta thấy: nCu = nH2 = nCuO = 0,6 mol Khối lượng kim loại đồng thu được mCu = n.M = 0,6. 64 = 38,4 ( gam ) Thể tích khí H2 ( đktc ) cần dùng là: VH2 = n.22,4 = 0,6.22,4 = 13,44 ( lit ) 5. Dặn dò: 1 phút - Học bài - Làm bài tập SGK trang 109 - Đọc trước bài32.
File đính kèm:
- tiêt 50 TT Và UD của H2(tt).doc