Bài giảng Tiết 5 - Bài 3: Tnh chất hóa học của axit (Tiết 6)

I/ Mục tiêu

1. Kiến thức:

- HS biết được những tính chất hóa học chung của axit và dẫn ra được những PTHH tương ứng cho mỗi tính chất.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng giải bài tập.

3. Thái độ:

 - Lòng yêu thích môn học.

II/ Chuẩn bị

1. GV: Các dụng cụ và hóa chất cần thiết để tiến hành các thí nghiệm về tính chất hóa học của axit

2. HS: - Đọc và tìm hiểu bài.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 5 - Bài 3: Tnh chất hóa học của axit (Tiết 6), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27.8.2009
Ngày giảng: 11.9.2009
Tiết 5. Bài 3
Tính chất hóa học của axit
I/ Mục tiêu
Kiến thức:
- HS biết được những tính chất hóa học chung của axit và dẫn ra được những PTHH tương ứng cho mỗi tính chất.
Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng giải bài tập.
Thái độ:
 - Lòng yêu thích môn học.
II/ Chuẩn bị
GV: Các dụng cụ và hóa chất cần thiết để tiến hành các thí nghiệm về tính chất hóa học của axit
HS: - Đọc và tìm hiểu bài.
III/ Phương pháp
 Quan sát tìm tòi, đàm thoại, biểu diễn thí nghiệm
IV/ Tiến trình bài dạy
Ổn định lớp( 1phút)
 - Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
 Trình bày tính chất hóa học của oxit bazơ và oxit axit? Viết PTPƯ minh họa?
Bài mới ( 32 phút)
Giới thiệu bài
Phát triển bài
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu về axit làm đổi màu chất chỉ thị
- GV: biểu diễn thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát trả lời câu hỏi:
? Khi chưa nhỏ dung dịch axit vào giấy quỳ thì giấy quỳ có màu gì? Sau khi nhỏ lên thì có hiện tượng gì xảy ra?
- HS trả lời, bổ sung.
- GV:Vậy vai trò của giấy quỳ là để làm gì?
I. Tính chất hóa học:
1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị màu:
- Thí nghiệm: SGK
- Nhận xét: Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
Hoạt động 2: Axit tác dụng với kim loại
-GV: biểu diễn thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát trả lời câu hỏi;
? Qua TN em thấy dung dịch axit có tác dụng với kim loại không? Vì sao em biết? Viết PTPƯ minh họa?
? Rút ra kết luận gì về tính chất này của axit?
- HS trả lời, GV nhận xét.
- GV giải thích thêm một số dung dịch axit không tác dụng với một số kim loại như Cu, Au, và một số axit tác dụng với kim loại không giải phóng khí H2 như HNO3đ, H2SO4đặc.
2. Axit tác dụng với kim loại
- Thí nghiệm: SGK
- Nhận xét: Dung dịch axit tác dụng với nhiều kim loại tạo thành muối và giải phóng khí H2.
H2SO4ddloãng+2Alr Al2(SO4)3dd+3H2k
Hoạt động 3: Axit tác dụng với bazơ.
-GV: biểu diễn thí nghiêm,yêu cầu HS quan sát, kết hợp với thông tin trong SGK trả lời câu hỏi: ? Dung dịch axit H2SO4 có tác dụng với Cu(OH)2 không? dấu hiệu nào cho em biết điều đó? Sản phẩm tạo ra là gì? Viết PTPƯ?
-HS trả lời, bổ sung.
- GV nhận xét và giải thích cho HS biết đây là phản ứng trung hòa.
3. Axit tác dụng với bazơ
- Thí nghiệm: SGK
- Nhận xét: Dung dịch axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước.
H2SO4dd+Cu(OH)2r CuSO4dd+ 2H2Ol
Phản ứng của axit và bazơ gọi là phản ứng trung hòa.
Hoạt động 4: Axit tác dụng với oxit bazơ.
-GV: biểu diễn thí nghiêm,yêu cầu HS quan sát, kết hợp với thông tin trong SGK trả lời câu hỏi: ? Dung dịch axit HCl có tác dụng với Fe2O3 không? Vì sao em biết? Sản phẩm tạo ra là gì? Viết PTPƯ?
-HS trả lời. GV nhận xét.
- GV đề cập sơ lược về tính chất axit tác dụng với muối.
4. Axit tác dụng với oxit bazơ
- Thí nghiệm: SGK
- Nhận xét: Dung dịch axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.
6HCldd+Fe2O3r 2FeCl3dd+3H2Ol
- Ngoài ra, axit còn tác dụng với muối.
Hoạt động 5: Axit mạnh và axit yếu ( 5 phút)
GV bổ sung cho HS thông tin về axit mạnh và axit yếu.
II. Axit mạnh và axit yếu
 Dựa vào tính chất hóa học, axit được phân thành 2 loại:
+ Axit mạnh: H2SO4, HCl,
 + Axit yếu: H2CO3, H2S,
Củng cố ( 5 phút)	
 - HS làm bài tập 1,2/14 SGK
 5. Hướng dẫn về nhà ( 2 phút)
 - Học bài, làm bài tập trong VBT
 - Chuẩn bị bài .
V/ Rút kinh nghiệm 
.....................................................................................................................................
..
.

File đính kèm:

  • doctiet 5. tc hh cua axit.doc