Bài giảng Tiết 5 - Bài 3: Tính chất hoá học của axit (Tiết 3)

A. Mục tiêu :

- Học sinh biết được những tính chất chung của axit và dẫn ra được những phương trình hoá học tương ứng cho mỗi tính chất

- Biết vận dụng những hiểu biết về tính chất hoấ học để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống và sản xuất .

- Học sinh biết vận dụng những tính chất hoá học của axit, oxit để giải các bài tập hoá học

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 5 - Bài 3: Tính chất hoá học của axit (Tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5 Bài 3 : TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA AXIT 
Tuần : 3
- Ngày soạn :
- Ngày dạy :
- Dạy lớp :
A. Mục tiêu :
- Học sinh biết được những tính chất chung của axit và dẫn ra được những phương trình hoá học tương ứng cho mỗi tính chất 
- Biết vận dụng những hiểu biết về tính chất hoấ học để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống và sản xuất .
- Học sinh biết vận dụng những tính chất hoá học của axit, oxit để giải các bài tập hoá học 
B. Đồ dùng dạy học :
- Dụng cụ :
 1 ống nhỏ giọt, 4 kẹp gỗ, 4 ống nghiệm, 1 giá ống nghiệm 
- Hoá chất :
 1 lọ HCl , 1 lọ kim loại nhôm, 1 lọ CuSO4 , 1 lọ NaOH, 1 lọ H2SO4 , 1 lọ CuO
C. Tiến trình bài giảng :
1. Mở bài : 4’
Định nghĩa axit ? cho ví dụ ? ( Giáo viên viết lên bảng ). Các axit khác nhau nhưng cũng có những tính chất giống nhau . Đó là những tính chất nào ? Ta cùng tìm hiểu bài 3 
2. Phát triển bài : 31’
Tg
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
25’
6’
I. Tính chất hoá học :
1. Làm đổi màu chất chỉ thị màu :
Dung dịch axit làm quì tím hoá đỏ 
2. Tác dụng với kim loại :
Dung dịch axit tác dụng được với nhiều kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro
 6HCl + 2Al à 2AlCl3 + 3H2
* Lưu ý : HNO3 và H2SO4 đậm đặc, tác dụng với nhiều kim loại nhưng không giải phóng khí hiđro
3. Tác dụng với bazơ :
Tạo thành muối và nước 
2HCl + Cu(OH)2 à CuCl2 + 2H2O
Đây là phản ứng trung hoà 
 4. Tác dụng với oxit bazơ :
Tạo thành muối và nước 
(đã học ở bài 2 )
5. Tác dụng với muối :
( Sẽ học ở bài 9 )
 II. Axit mạnh và axit yếu :
Dựa vào tính chất hoá học axit được chia làm 2 loại :
- Axit mạnh : HCl , HNO3 , H2SO4
- Axit yếu : H2S , H2CO3 
- Yêu cầu các nhóm kiểm tra dụng cụ và hoá chất ( như phần chuẩn bị )
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị từng thí nghiệm một :
+ Thí nghiệm 1 : Một ít giấy quì tím 
+ Thí nghiệm 2 : cho một ít kim loại nhôm vào ống nghiệm 
+ Thí nghiệm 3 : Điều chế Cu(OH)2 : Cho một ít CuSO4 vào ống nghiệm, nhỏ từ từ NaOH vào 
+ Thí nghiệm 4 : Cho một ít CuO vào ống nghiệm 
- Yêu cầu các nhóm lần lượt cho một ít HCl vào từng ốnh nghiệm :
+ Quan sát hiện tượng ?
+ Giải thích ?
+ Viết phương trình hoá học ?
+ Kết luận ?
- Gọi một vài nhóm trình bày kết quả thí nghiệm 
- Sửa chữa, bổ sung - Kết luận
- Giới thiệu một số axit mạnh và axit yếu 
- Cung cấp cho học sinh :
HClO4 > H2SO4 > H2SO3 > RCOOH > H2CO3 ( H2SO4 > HNO3 ; H2SO3 > H3PO4 )
- Các nhóm kiểm tra dụng cụ và hoá chất 
- Các nhóm tiến hành chuẩn bị 4 ống nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên
- Các nhóm tiến hành 
- Các nhóm cùng trao đổi nhận xét 
- Ghi nhớ một số axit mạnh và axit yếu 
3. Củng cố : 4’
Axit có những tính chất hoá học chung nào ? Viết phương trình hoá học ?
4. Kiểm tra, đánh giá : 5’
Từ Mg , MgO , Mg(OH)2 và H2SO4 . Hãy viết các phương trình điều chế MgSO4
5. Dặn dò : 1’
- Bài tập về nhà : 2,3,4, SGK
- Đọc mục “ Em có biết “
- Chuẩn bị trước bài 4 

File đính kèm:

  • docTiết 5 Bài 3 TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA AXIT.doc