Bài giảng Tiết 49: Phản ứng oxi hóa – khử (tiếp)

1. Kiến thức.

- Học sinh nắm được sự khử , sự oxi hóa, chất khử, chất oxi hóa.

- Hiểu được khái niệm phản ứng oxi hóa - khử và tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa - khử.

2. Kĩ năng.

- Rèn luyện kỹ năng phân biệt được chất khử chất oxi hóa, sự khử , sự oxi hóa trong phản ứng oxi hóa cụ thể.

- Học sinh phân biệt được phản ứng oxi hóa – khử với các loại phản ứng khác.

- Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng phân loại các phản ứng hóa học.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 49: Phản ứng oxi hóa – khử (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:...................................
Ngày giảng:.................................
Tiết 49 
Phản ứng oxi hóa – khử
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Học sinh nắm được sự khử , sự oxi hóa, chất khử, chất oxi hóa.
- Hiểu được khái niệm phản ứng oxi hóa - khử và tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa - khử.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kỹ năng phân biệt được chất khử chất oxi hóa, sự khử , sự oxi hóa trong phản ứng oxi hóa cụ thể. 
- Học sinh phân biệt được phản ứng oxi hóa – khử với các loại phản ứng khác.
- Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng phân loại các phản ứng hóa học.
3. Thái độ.
- Giáo dục lòng yêu môn học.Tính cẩn thận trong thực hành thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên.
- Bảng phụ 
2. Học sinh.
- Chuẩn bị trớc nội dung bài ở nhà.
III. Phương pháp.
- Trực quan, thực hành, thuyết trình, cá nhân làm việc với SGK.
IV. Hoạt động dạy học.
1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ. 
- Nêu tính chất hóa học của hidro? Viết PTHH minh họa?
- Làm bài tập số 1, 3.
3. Bài mới. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: 
GV: Sử dụng PTHH ở bảng để minh họa, thuyết trình: trong phản ứng đã xảy ra 2 quá trình
- H2 chiếm oxi của CuO
- Tách oxi ra khỏi CuO
Treo bảng phụ diễn biến của quá trình tách oxi ra khỏi CuO và q/t chiếm oxi.
? Vậy sự khử là gì? 
? Sự oxi hóa là gì?
? Hãy xác định Sự khử, sự oxi hóa trong các phản ứng sau?
Fe2O3 + H2 Fe + H2O
HgO + H2 Hg + H2O
GV: Đưa sơ đồ của 2 quá trình sự khử, sự oxi hóa.
Hoạt động 2: 
GV: Trong các phản ứng trên : H2 là chất khử còn CuO, Fe2O3, HgO là chất oxi hóa.
? Vậy như thế nào là chất khử?
? Như thế nào là chất oxi hóa?
GV: Đưa VD:
 2H2 + O2 2H2O
Trong phản ứng trên bản thân oxi là chất oxi hóa
GV: Phát phiếu học tập
Xác định chất khử, chất oxi hóa trong các phản ứng sau:
2Mg + O2 2MgO
2Al + 3CuO Al2O3 + 3Cu
GV: Đưa thông tin phản hồi phiếu học tập
HS: Chấm bài cho nhau.
Hoạt động 3: 
GV: Các phản ứng vừa học đều là các phản ứng oxi hóa – khử.
? Phản ứng oxi hóa - khử là gì?
HS đọc lại định nghĩa trong SGK
? Dấu hiệu để phân biệt được phản ứng oxi hóa – khử với những phản ứng khác là gì?
Hoạt động 4: 
GV: Yêu cầu học sinh đọc Sgk
Phản ứng oxi hóa – khử có vai trò gì?
HS đọc SGK 
I. Sự khử. Sự oxi hóa:
 Sự khử CuO
CuO + H2 Cu + H2O 
 Sự oxi hóa hidro
- Sự tách oxi ra khỏi hợp chất là sự khử
- Sự tác dụng của oxi với một chất gọi là sự oxi hóa.
II. Chất khử và chất oxi hóa:
 CuO + H2 Cu + H2O 
Chất oxi hóa Chất khử 
Fe2O3 + H2 Fe + H2O
Chất oxi hóa Chất khử
- Chất chiếm oxi của chất khác gọi là chất khử
- Chất nhường oxi của chất khác gọi là chất oxi hóa
III. Phản ứng oxi hóa - khử:
- Định nghĩa : Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử
- Dấu hiệu nhận biết: 
+ Có sự chiếm và nhường oxi giữa các chất trong phản ứng.
+ Có sự cho và nhận điện tử.
IV. Tầm quan trong của phản ứng oxi hóa – khử:(Sgk/111)
4. Kiểm tra đánh giá.
- Thế nào là sự khử, sự oxi hóa, chát khử, chất oxi hóa.
Bài tập: Các phản ứng dưới đây thuộc loại phản ứng gì? Nếu là phản ứng oxi hóa - khử hãy chỉ rõ đâu là chất khử, chất oxi hóa
 CaCO3 CaO + CO2
 Na2O + H2O 2NaOH
 MgO + CO Mg + CO2
5. Hướng dẫn học ở nhà.
- Học bài chuẩn bị bài sau
- BTVN 2,3,4,5 (SGK).
HS: Trả lời 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn:...................................
Ngày giảng:.................................
Tiết 50 
Điều chế hidro – Phản ứng thế.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Học sinh biết cách điều chế hidro trong phòng thí nghiệm( Nguyên liệu, phương pháp, cách thu)
- Hiểu được phương pháp điều chế hidro trong công nghiệp.
- Hiểu được khái niệm phản ứng thế.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kỹ năng viết PTHH.
- Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng phân loại các phản ứng hóa học.
3. Thái độ.
- Giáo dục lòng yêu môn học.Tính cẩn thận trong thực hành thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên.
- Bảng phụ
- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm có nhánh, ống dẫn có đầu vuốt nhọn, đèn cồn, chậu thủy tinh, ốnh nghiệm hoặc lọ có nút nhám.
- Hóa chất: Zn, HCl.
2. Học sinh.
- Chuẩn bị trớc nội dung bài ở nhà.
III. Phương pháp.
- Trực quan, thực hành, thuyết trình, cá nhân làm việc với SGK.
IV. Hoạt động dạy học.
1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ. 
- Nêu khái niệm chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa.
- Nêu định nghĩa phản ứng oxi hóa khử.
3. Bài mới. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
GV: Giới thiệu cách điều chế hidro trong PTN.
GV: Làm thí nghiệm điều chế và thu khí hidro.
? Quan sát và nêu nhận xét hiện tượng thí nghiệm.
? Đưa que đóm tàn vào miệng ống nghiệm. Nhận xét?
? Cô cạn dung dịch được ZnCl2 . hãy viết PTHH?
- Cách thu khí O2 và H2 giống và khác nhau như thế nào?
GV: Giới thiệu về cấu tạo của bình kíp
( Đọc bài đọc thêm)
GV: Giới thiệu nguyên liệu điều chế H2 trong công nghiệp.
- H2O, khí thiên nhiên, dầu mỏ.
GV: Giới thiệu phương pháp điều chế.
Quan sát trong tranh vẽ sơ đồ điện phân nước.
? Viết PTHH?
Hoạt động 2:
? Nhận xét các phản ứng và cho biết:
? Nguyên tử Fe, Zn đã thay thế nguyên tử nào của axit.
? Qua đó hãy rút ra định nghĩa phản ứng thế?
I. Điều chế khí hiđro:
1. Trong phòng thí nhiệm:
Nguyên liệu: 
- Một số kim loại Zn, Al, Fe.
- Dung dịch: HCl, H2SO4
Phương pháp: Cho một số kim loại tác dụng với một số axit.
 Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
2. Trong công nghiệp:
 Điện phân
- Điện phân nước
 2H2O 2H2 + O2 
II. Phản ứng thế:
Fe + H2SO4 FeSO4 + H2
Định nghĩa: SGK
4. Kiểm tra đánh giá.
- Nhắc lại nguyên liệu, phương pháp điều chế hidro trong phòng thí nghiệm.
- Viết PTHH điều chế H2 từ kẽm và dung dịch axit H2SO4l
Làm bài tập : Hoàn thành các phản ứng sau và cho biết các phản ứng thuộc loại phản ứng gì?
a. P2O5 + H2O H3PO4
b. Cu + AgNO3 Cu(NO3)2 + Ag c.Mg(OH)2 MgO + H2O
d.Fe + H2SO4 FeSO4 + H2
5. Hướng dẫn học ở nhà.
- BTVN: 1, 2, 3, 4, 5
- Học bài và chuẩn bị bài sau.
a. P2O5 + 3H2O 2H3PO4
b. Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag c. Mg(OH)2 MgO + H2O
d. Fe + H2SO4 FeSO4 + H2
- Phản ứng a thuộc loại phản ứng hóa hợp
- Phản ứng b,d thuộc loại phản ứng thế
- Phản ứng c thuộc loại phản ứng phân hủy
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

File đính kèm:

  • doctuan 26.doc