Bài giảng Tiết 49 – Bài 40: Dung dịch

MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

 - HS hiểu được các khái niệm: dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bào hòa.

 - HS biết cách làm cho quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn.

 2. Kĩ năng:

 Rèn luyện cho HS khả năng làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, từ thí nghiệm rút ra nhận xét.

B. CHUẨN BỊ

 - Dụng cụ: Cốc thủy tinh, đũa thủy tinh.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 49 – Bài 40: Dung dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Bông Sao A	Ngày soạn:..
Giáo sinh: Đỗ Thị Ánh Tuyết	Ngày day:
GVHD: Lê Tâm Nguyên
CHƯƠNG 6: DUNG DỊCH
TIẾT 49 – BÀI 40: DUNG DỊCH
A. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
 - HS hiểu được các khái niệm: dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bào hòa.
 - HS biết cách làm cho quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn.
 2. Kĩ năng:
 Rèn luyện cho HS khả năng làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, từ thí nghiệm rút ra nhận xét.
B. CHUẨN BỊ
 - Dụng cụ: Cốc thủy tinh, đũa thủy tinh.
 - Hóa chất: Đường, muối ăn, xăng, dầu ăn
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. Ổn định lớp
 2. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm dung môi, chất tan, dung dịch (15’)
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1 sgk
- Yêu cầu hs quan sát và nhận xét
- Khi đó ta nói :
 + Đường là chất tan
 + Nước hòa tan đường. Nước là dung môi.
 + Nước đường là dung dịch.
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2 sgk
 + Cốc 1 : chứa nước
 + Cốc 2 : chứa xăng
Cho dầu ăn lần lượt vào hai cốc trên. Yêu cầu hs nhận xét ?
- GV nhận xét và bổ sung :
 + Xăng là dung môi của dầu ăn.
 + Nước không phải là dung môi của dầu ăn.
- Qua các thí nghiệm trên em hãy phát biểu thế nào là dung môi ? Chất tan ? dung dịch ?
Cho hs đọc kết luận sgk
- HS làm thí nghiệm : 
- Cho đường vào cốc nước, khuấy đềuà đường tan trong nước à nước đường
- HS nghe
 - Cốc 1 : dầu ăn không tan trong nước
 - Cốc 2 : dầu ăn tan trong xăng.
- Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch
- Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan
- Ví dụ : Muối hòa tan trong nước tạo thành nước muối.
 + Chất tan : muối
 + Dung môi : nước
 + Dung dịch: nước muối
I. Dung môi - chất tan - dung dịch :
 1. Dung môi : 
 Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.
 2. Chất tan :
 Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.
 3. Dung dịch :
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan
- Ví dụ : Hòa tan đường vào nước
 + Chất tan: đường
 + Dung môi: nước
 + Dung dịch: nước đường
Hoạt động 2 : Tìm hiểu dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa (8’)
- Lấy dung dịch ở thí nghiệm 1, cho thêm một muỗng đường dùng đũa khuấyà HS quan sát, nhận xét ? 
- Dung dịch vẫn còn có thể hòa tan thêm được chất tan gọi là dung dịch chưa bão hòa.
- Cũng cốc dung dịch trên ta tiếp tục cho thêm một muỗng đường vào và dùng đũa khuấy à HS quan sát, nhận xét ?
- Dung dịch không thể hòa tan thêm được chất tan gọi là dung dịch bão hòa.
- Vậy dung dịch chưa bão hòa là gì ? dung dịch bão hòa là gì ? 
- Dung dịch nước đường vẫn có khả năng hòa tan thêm đường.
- Dung dịch nước đường không thể hòa tan thêm được đường ( đường còn dư)
- Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
- Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
II. Dung dịch chưa bão hòa. Dung dịch bão hòa :
 Ở một nhiệt độ xác định : 
 - Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
 - Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
Hoạt động 3 :Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rằn trong nước xảy ra nhanh hơn (8’)
- Cho HS coi hình vẽ 
 + Hình 1 : 2 cốc nước cho chất rắn vào 2 cốc một cốc ta khuấy và một cốc không khuấy. HS quan sát cốc nào hòa tan nhanh hơn ?
 + Hình 2 : 2 cốc nước cho chất rắn vào 2 cốc đặt một cốc lên đun và một cốc không đun. HS quan sát cốc nào làm chất rắn tan nhanh hơn ?
 + Hình 3 : 2 cốc nước cho chất rắn vào 2 cốc một cốc cho chất rắn đã nghiền nhỏ và một cốc cho chất rắn còn nguyên. HS quan sát cốc nào làm chất rắn tan nhanh hơn ?
- Muốn quá trình hòa tan một chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn ta thực hiện những biện pháp nào ? Tại sao ?
- GV nhận xét và bổ sung.
- Khuấy dung dịch : nhằm tăng sự tiếp xúc mới giữa phân tử chất tan và phân tử dung môi.
- Đun nóng dung dịch : ở nhiệt độ cao phân tử chuyển động nhanh, làm tăng sự tiếp xúc giữa các phân tử.
- Nghiền nhỏ chất rắn : làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa chất tan và dung môi.
III. Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn 
 1. Khuấy dung dịch 
 2. Đun nóng dung dịch 
 3. Nghiền nhỏ chất rắn 
Hoạt động 4 : Củng cố (12’)
Bài tập 1: Điền vào chỗ trống các cụm từ thích hợp :
- Dung môi là chất lỏng có khả năng  chất khác để tạo thành..
- Chất tan là chất .trong dung môi.
- Dung dịch là hỗn hợp .của ..và 
- Dung dịch .là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
- Dung dịch .là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
Bài tập 2 : Ở nhiệt độ phòng (25oC), 10gam nước hòa tan tối đa 25gam đường và 4gam muối ăn.
 A. Với 10gam nước hòa tan 25gam đường để tạo thành dung dịch bão hòa.
 B. Với 10gam nước hòa tan 3gam muối ăn để tạo thành dung dịch chưa bão hòa.
 C. Với 10gam nước hòa tan 15gam đường để tạo thành dung dịch bão hòa.
 D. Với 10gam nước hòa tan 5gam muối ăn để tạo thành dung dịch chưa bão hòa.
 Chọn đáp án đúng ghi (Đ), sai ghi (S).
- Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.
- Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
- Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
- Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
Câu A và câu B đúng, câu C và D sai.
D. DẶN DÒ
 - Học bài.
 - Làm bài tập 2, 3, 4, 5 sgk/ 138
 - Chuẩn bị bài 41 sgk/ 139.
E. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docdung dich.doc
Giáo án liên quan