Bài giảng Tiết 48: Tính chất - Ứng dụng của hiđro (tiết 3)

.Kiến thức: H/s nêu được hiđro có tính khử. Hiđro t/d được vơid oxi đơn chất mà còn t/d được với oxi ở dạng hợp chất. Các p/ư này tỏa nhiệt , biết hiđro có nhiều ứng dụng , chủ yếu do t/c rất nhẹ, do tính khử & khi cháy đều toả nhiệt.

2. Kĩ năng: kĩ năng làm thí nghiệm hiđro t/d với CuO , biết viết phương trình p/ư của hiđro với oxit kim loại.

3.Thái độ: Giáo dục ý thức nghiêm túc cẩn thận tỉ mỉ trong thực hành thí nghiệm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1125 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 48: Tính chất - Ứng dụng của hiđro (tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn: 
Giảng:
Tiết 48 tính chất - ứng dụng của hiđro (tiếp)
I. Mục tiêu: 
 1.Kiến thức: H/s nêu được hiđro có tính khử. Hiđro t/d được vơid oxi đơn chất mà còn t/d được với oxi ở dạng hợp chất. Các p/ư này tỏa nhiệt , biết hiđro có nhiều ứng dụng , chủ yếu do t/c rất nhẹ, do tính khử & khi cháy đều toả nhiệt.
2. Kĩ năng: kĩ năng làm thí nghiệm hiđro t/d với CuO , biết viết phương trình p/ư của hiđro với oxit kim loại.
3.Thái độ: Giáo dục ý thức nghiêm túc cẩn thận tỉ mỉ trong thực hành thí nghiệm.
II.Đồ dùng:
 1.G/v: - Phiếu học tập
 - Các thí nghiệm: q/s tính chất vật lí của hiđro ; hiđro t/d với oxi
 - Dụng cụ: lọ nút nhám , giá thí nghiệm , đèn cồn , ống nghiệm có nhánh , cốc thủy tinh
 - Hoá chất: Oxi đựng trong nút nhám , Hiđro đựng trong nút nhám hoặc có thể bơm vào một quả bóng bay , Zn , dd HCl
 2. H/s: - Vở bài tập , đọc trớc bài 31 sgk.
 III.Phương pháp:Trực quan, đàm thoại, hđn
IV.Tổ chức giờ học:
 1.ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ (8 phút): 1/ So sánh sự giống nhau & khác nhau về t/c vật lí giữa hiđro & oxi ?
 2/ Tại sao trước khi sử dụng H2 để làm thí nghiệm, chúng ta cần phải thử độ tinh khiết của khí H2 ? nêu cách thử ?
 3/ Chữa bài tập số 4 tr.109 sgk ? Phần giải trong vở bài tập ? 
 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 
 * Khởi động: Tiết trước đã nghiên cứu hiđro tác dụng với oxi tiết này chúng ta đi nghiên cứu tiếp t/c hoá học của hiđro.
Tg
 H/đ của g/v và h/s
 Nội dung ghi bài
 20
phút
 7
phút
Hoạt động 1
MT: Tác dụng với đồng oxit.
- G/v yêu cầu h/s nhắc lại dụng cụ & cách tiến hành điều chế khí hiđro
- Hướng dẫn h/s quan sát hình 5.2 tr.106 sgk
- Y/c học sinh nhắc lại dụng cụ & cách tiến hành thí nghiệm 2.
- H/s trả lời h/s khác bổ xung 
- G/v chốt lại.
- Hướng dẫn các nhóm tiến hành điều chế khí hiđro bằng bình kíp 
- Các nhóm tiến hành đ/c khí hiđro dưới sự hướng dẫn của g/v & thu khí hiđro vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí & tiến hành dẫn luồng khí hiđro vào ống có chứa bột CuO 
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm thảo luận q/s hiện tượng thống nhất kết quả
- G/v theo dõi uốn nắn thao tác thí nghiệm của các nhóm
- Đ/d nhóm báo cáo & viết phương trình – nhóm khác bổ xung.
 + xuất hiện chất rắn màu đỏ gạch , giọt nước
 + so màu của sản phẩm với kimloại Cu
- G/v chốt kiến thức
? Em hãy nhận xét thành phần phân tử của chất tham gia & tạo thành trong p/ư ?
 + Hiđro từ đ/c --> hợp chất H2O
 + CuO từ hợp chất --> đ/c
- Khí H2 có vai trò gì trong p/ư trên ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v chốt kiến thức: Trong p/ư trên H2 đã chiếm oxi trong hợp chất CuO do đó người ta nói rằng H2 có tính khử.
- G/v đưa ra nội dung bài tập: Viết phương trình p/ư hoá học khí H2 khử các oxit sau:
 a) sắt (III) oxit.
 b) Thủy ngân (II) oxit.
 c) Chì (II) oxit
- Y/c hoạt động theo nhóm lớn – nhóm thảo luận thống nhất kết quả
- Các nhóm báo cáo – nhóm khác bổ xung
- G/v đưa đáp án đúng.
Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O 
HgO + H2 Hg + H2O
PbO + H2 Pb + H2O
- G/v bổ xung: ở những nhiệt độ khác nhau, H2 đã chiếm nguyên tử oxi của một số oxit kim loại để tạo ra kim loại. Đây là một trong những phương pháp đ/c kim loại
- ở tiết trước chúng ta đã học t/d của H2 với O2 tiết này chúng ta vừa học xong t/d của H2 với CuO. Vậy em có kết luân gì về t/c hoá học của H2 ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v chốt kiến thức
- Chúng ta đẫ học xong t/c của H2, Những t/c này có nhiều ứng dụng trong đ/s & s/x chúng ta sang phần III.
Hoạt động 2
MT:Những ứng dụng của hiđrô.
- G/v hướng dẫn h/s quan sát hình 5.3 tr.108 sgk 
? Em hãy nêu ứng dụng của hiđro & cơ sở khoa học của những ứng dụng đó ?
 + Hiđro t/d với oxi --> hiđro cháy được trong không khí tỏa nhiều nhiệt
 + Hiđro có tính khử 
 + Tính nhẹ hơn không khí
- G/v treo tranh ứng dụng của hiđro lên bảng cho h/s quan sát
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v chốt kiến thức
? Qua 2 tiết học em thấy cần phải nhớ những điều gì về H2 ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung.
- Hướng dẫn h/s đọc phần ghi nhớ tr.107 sgk
 2/ Tác dụng với đồng oxit.
a) Thí nghiệm.
- Khi cho luồng khí hiđro đi qua CuO nung nóng thì có kim loại Cu & H2O được tạo thành. Phản ứng toả nhiệt.
H2 + CuO Cu + H2O
(k) (r) (r) (l)
 3/ Kết luận.
- ở nhiệt độ thích hợp khí hiđro không những kết hợp được vơid đơn chất oxi, mà nó còn có thể kết hợp được với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại, khí hiđro có tính khử. Các p/ư này đều có tính khử. 
III. ứng dụng.
- Học theo sgk phần III tr.107.
4. Củng cố (8 phút): * Bài tập 1: hãy chọn phương trình hoá học mà em cho là đúng. Giải thích sự lựa chọn .
 a) 2H + Ag2O 2Ag + H2O
 b) H2 + AgO Ag + H2O
 c) H2 + Ag2O 2Ag + H2O
 d) 2H2 + Ag2O Ag + 2H2O
* Đáp án: Đúng C vì hiđro là chất khử , để tạo ra kim loại từ oxit của chúng.
 * Bài tập 2: Khử 48g đồng (II) oxit bằng khí hiđro hãy:
 a) Tính số gam đồng kimloại thu được
 b) tính thể tích khí hiđro (ở đktc) cần dùng.
 * Đáp án: a) H2 + CuO Cu + H2O
 22,4lit 80g 64g
 xlít 48g yg
- Khối lượng Cu thu được:
 y = 
 - Thể tích hiđro cần dùng là: x = 
5. Dặn dò (2 phút): - Bài tập về nhà: 2, 3, 6 tr.109 
 * Hướng dẫn bài 6: 2H2 + O2 2H2O
 2mol 1mol 36g
Theo phương trình p/ư thể tích khí hiđro gấp 2 lần thể tích khí oxi. Nếu dùng 2,8 lít khí oxi thì thể tích khí hiđro sẽ dùng là 5,6 lít 
Thể tích hiđro đã dùng là 8,4 lít, gấp hơn 2 lần thể tích khí oxi ở đề bài cho (5,6 lít). Vậy tất cả lượng khí oxi đã tham gia p/ư (và còn dư hiđro)
- Khối lượng nước thu được từ 2,8 lít oxi là:
 - Đọc trước bài 32 sgk

File đính kèm:

  • docTIET48~1.DOC
Giáo án liên quan