Bài giảng Tiết 48: Nhôm và hợp chất của nhôm (tiếp)

. Mục tiêu bài học:

 1.Về kiến thức: HS biết :

 - Vị trí cấu hình e lớp ngoài cùng , tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên và ứng dụng của nhôm

 - Nhôm là kim loại có tính khử khá mạnh: pư với phi kim, dd axit, nước,dd kiềm, oxit kim loại.

 - Nguyên tắc và sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nhôm oxit nóng chảy

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 997 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 48: Nhôm và hợp chất của nhôm (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
 /2/2011
12D
 8/2/2011
 /2/2011
12E
 /2/2011
12C
Tiết 48: NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM
 (Tiếp) 
I. Mục tiêu bài học:
 1.Về kiến thức: HS biết : 
 - Vị trí cấu hình e lớp ngoài cùng , tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên và ứng dụng của nhôm
 - Nhôm là kim loại có tính khử khá mạnh: pư với phi kim, dd axit, nước,dd kiềm, oxit kim loại.
 - Nguyên tắc và sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nhôm oxit nóng chảy
 2.Về kĩ năng : 
 -Viết các phương trình hóa học minh họa cho tính chất hóa họccủa nhôm
 - Tính thành phần phần trăm về khối lượng nhôm trong hỗn hợp kl phản ứng.
 -Nhận biết ion nhôm, sử dụng bảo quản hợp lí các đồ dùng bằng nhôm
 -Đề ra các biện pháp sử lí chất thải trong phòng thí nghiệm
 3.Về thái độ: 
 - Ý thức được ảnh hưởng của môi trường tới sinh hoạt con người và tác động của con người tới môi trường.
 - Thấy được tầm quan trọng của kim loại trong đời sống SX
II. Chuẩn bị :
 1.Chuẩn bị của GV: Ống nghiệm, đèn cồn, kẹp ống nghiệm, nhôm lá, ddHCl, H2SO4, NaOH, NH3, HgCl2 
 2.Chuẩn bị của HS: Ôn tập cấu hình e nguyên tử.
III. Tiến trình bài giảng :
 1. Kiểm tra bài cũ : 
 - Làm bài tập 1 SGK
 - Nêu tính chất hóa học của Al? Viết PT HH minh họa?
 2. Nội dung bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Nhôm oxit
GV: Cho HS nêu tính chất vật lí của Al2O3, dự đoán tính chất hóa học của nhôm oxit
HS: Nêu tính chất vật lí, tính chất hóa học của nhôm oxit. Viết PTHH dạng phân tử, dạng ion rút gọn để chứng minh tính chất của nhôm oxit
HS: nhận xét , bổ sung
GV: Yêu cầu HS từ thực tế và SGK nêu ứng dụng của Al2O3
Hoạt động 2: Nhôm hiđroxit
GV: Cho HS quan sát thí nghiệm nhôm hiđroxit lưỡng tính
HS: Viết các phương trình hóa học nhôm hiđroxit phản ứng với axit và bazơ dạng phân tử và ion rút gọn
GV: Al(OH)3 dễ bị nhiệt phân hủy 
HS: Viết các phương trình hh minh họa
 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
GV: Thông báo Al(OH)3 có tính axit yếu, yếu hơn cả axit cacbonic
NaAlO2 + CO2 + H2O → Al(OH)3 
 + NaHCO3 
NaAlO2+H2O+HCl→ Al(OH)3 + NaCl
Hoạt động 3: Nhôm sunfat
GV: Giới thệu muối nhôm sunfat
 Phèn chua 
Giải thích việc dùng phèn chua làm trong nước đục 
K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O 
Al2(SO4)3 +6H2O →2Al(OH)3 +
 3H2SO4 
Kết tủa keo Al(OH)3 dạng keo kéo theo các chất bẩn do đó làm nước trong
Hoạt động 4: Nhận biết ion Al3+ 
GV: Cho HS nêu cách nhận biết ion Al3+trong dd
HS: Viết PTHH dạng phân tử và ion rút gọn để minh họa
B. Một số hợp chất quan trọng của nhôm:
I. Nhôm oxit: Al2O3:
1.Tính chất:
Al2O3 là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước, không tác dụng với nước, nhiệt độ nóng chảy> 20500C
Nhôm oxit là một oxit lưỡng tính:
- Tác dụng với dd axit:
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 6H+ → 2Al3+ + 3H2O
- Tác dụng với dd kiềm:
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + H2O
2.Ứng dụng: 
Trong tự nhiên Al2O3 tồn tại ở dạng ngận nước và dạng khan
- Dạng ngậm nước , quặng boxit dùng để sản xuất nhôm
- Dạng khan: là các tinh thể, đá quý dùng làm đồ trang sức
- Làn chất xúc tác cho các pư tổng hợp chất hữu cơ
II. Nhôm hiđroxit: [Al(OH)3]
1.Tính chất: 
+ Al(OH)3 là chất rắn màu trắng, kết tủa ở dạng keo
+ Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính
- Tác dụng với dd:
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
Al(OH)3 + 3H+ → Al+ + 3H2O
- Tác dụng với dd NaOH, KOH, Ca(OH)2 
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O
Al(OH)3 thể hiện tính axit Al(OH)3 còn gọi là axit aluminic. Là axit yếu hơn cả axit H2CO3 
2.Điều chế: Al(OH)3 bằng cách cho muối nhôm tác dụng với dd NH3 
III. Nhôm sunfat: Al2(SO4)3 :
Al2(SO4)3 khan tan nhiều trong nước, tỏa nhiệt làm dd nóng lên do bị hiđrat hóa
Muối nhôm có nhiều ứng dụng
Phèn chua: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
Hay: K2Al(SO4)2.12H2O
Dùng thuộc da, giầy, chất cầm màu, làm trong nước
Nếu thay K+ bằng Li+, Na+, NH4+, ta được phèn nhôm( không gọi là phèn chua)
IV. Cách nhận biết ion Al3+trong dd:
Dùng dd NaOH
Nếu thấy kết tủa trắng xuất hiện, khối lượng kết tủa tăng dần rồi tan dần khi nhỏ NaOH từ từ → dư
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3 ↓
 Al(OH)3 + OH- du → AlO2- +2H2O
 3. Củng cố-luyện tập: HS thảo luận làm bài tập 5:
 số mol H2 = = 0,4(mol)
 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 ↑ (1)
 Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (2) 
 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 +3 H2 ↑ (3) 
 2 mol 3mol
 0,3 mol
Vì số mol hiđrô ở (3) là 0,3 mol nên Al trong hh là 0,2 mol
 → số mol H2 ở (2) là: 0,4 mol – 0,3 mol = 0,1 mol
 Số mol Mg = 0,1 mol → mMg = 2,4 g , mAl = 5,4 gam
Bài 6: Có 2 trường hợp xảy ra
 a) NaOH thiếu : AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl (1)
 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O (2)
 0,05 mol = 0,025 (mol)
 Số mol NaOH ở (1) là 0,05 .3 = 0,15 (mol)
 CM NaOH= = 0,75 (mol)
 b) NaOH dư một phần:
 AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl (1) 
 0,1 mol →0,3mol 0,1 mol 
 Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O (2)
 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O (3) 
 0,05mol 0,025mol 
Số mol Al(OH)3 đã tan đi một phần ở pư(2) là :
 0,1 – 0,05 = 0,05 (mol) → số mol NaOH ở (2) là 0,05 mol 
 CM NaOH= = 1,75 M
Bài 7: Chọn D Chỉ cần dùng nước có thể phân biệt được cả 4 kim loại 
Cho Kl vào nước → KL nào phản ứng mạnh giải phóng khí, dd thu được trong suốt là Na
KL nào phản ứng mạnh với nước, giải phóng khí dd thu được vẩn đục là Ca vì Ca → Ca(OH)2 ít tan
Dùng dd NaOH thu được cho tác dụng với 2 kim loại còn lại Kl có phản ứng là nhôm
Kl không phản ứng là Fe.
4.Hướng dẫn Hs tự học ở nhà: Học thuộc lí thuyết 
 Làm bài tập 8 SGK
 Chuẩn bị bài luyện tập
Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH)
.
 Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docTiet 48- hop chat cua Al.doc
Giáo án liên quan