Bài giảng Tiết 48: Benzen (tiếp)

Kiến thức: Nắm được tính chất vật lí, công thức cấu tạo, từ đó hiểu được tính chất hóa học của C6H6

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng quan sát thí nghiệm, từ các hiện tượng thí nghiệm rút ra tính chất.

- Rèn kỹ năng viết PƯ thế của C6H6 với Br2 và tiếp tục củng cố kỹ năng làm toán.

- Liên hệ thực tế: một số ứng dụng của C6H6.

B. CHUẨN BỊ

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 48: Benzen (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Nắm được tính chất vật lí, công thức cấu tạo, từ đó hiểu được tính chất hóa học của C6H6
2. Kĩ năng: 
Rèn luyện kỹ năng quan sát thí nghiệm, từ các hiện tượng thí nghiệm rút ra tính chất.
Rèn kỹ năng viết PƯ thế của C6H6 với Br2 và tiếp tục củng cố kỹ năng làm toán.
Liên hệ thực tế: một số ứng dụng của C6H6. 	
B. CHUẨN BỊ
Dụng cụ: ống nghiệm , cặp gỗ, diêm.
Hóa chất: lọ thu sẵn: C6H6, H2O, ddBr2, dầu ăn.
C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1.Tổ chức lớp học: 
2. Kiểm tra bài cũ	
- Viết CTCT, nêu đặc điểm cấu tạo & tính chất hóa học của axetilen.
- Chữa bài tập 5 trang 122 SGK.
3.Tiến trình bài giảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
GV: Benzen là hiđrocacbon có cấu tạo khác với metan, etilen và axetilen, vậy benzen có cấu tạo và tính chất như thế nào ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính chất vật lí.
- GV cho HS quan sát lọ đựng benzen và yêu cầu HS tóm tắt trạng thái màu sắc của benzen.
- Sau đó, GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm: (GV lưu ý HS: benzen là chất độc → cẩn thận)
+ Cho ben zen vào nước.
+ Cho dầu ăn vào benzen.
→ yêu cầu HS nhận xét về tính tan của benzen.
- GV: nhận xét và chốt kiến thức.
→ HS quan sát và tóm tắt: là chất lỏng, không màu.
→ HS làm thí nghiệm → nêu nhận xét: benzen không tan trong nước, nhẹ hơn nước; hoà tan được dầu ăn.
I. Tính chất vật lý 
Benzen là chất lỏng, không màu, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, hoà tan được nhiều chất như: dầu ăn, nến, cao su, iôt.
Hoạt động 3: Cấu tạo phân tử
- GV hướng dẫn HS lắp ráp mô hình → HS viết CTCT, nêu đặc điểm cấu tạo phân tử.
- GV yêu cầu HS làm bài tập:
Hãy cho biết trong các CTCT sau, CTCT nào là của benzen ?
 a. 	 b. 
 c. d. e.
→ HS: lắp ghép mô hình, viết CTCT và nhận xét: 
Đặc điểm: 6 nguyên tử cacbon liên kết với nhau tạo thành vòng 6 cạnh có 3 liên kết đôi xen kẻ 3 liên kết đơn.
- HS: trả lời: Đáp án đúng:
a, b, c, d
I. Cấu tạo phân tử
hoặc
hoặc
Đặc điểm: 6 nguyên tử cacbon liên kết với nhau tạo thành vòng 6 cạnh đều, có 3 liên kết đôi xen kẻ 3 liên kết đơn.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về tính chất hoá học
- GV làm thí nghiệm đốt cháy bezen → HS quan sát, nhận xét và viết PTHH.
- GV : Benzen cháy trong không khí sinh ra CO2, H2O, ngoài ra còn có muội than.
- GV: Hướng dẫn HS giải thích: Vì cấu tạo phân tử benzen có cấu tạo đặc biệt nên có sự khác nhau như trên.
- GV giới thiệu: Benzen không tham gia phản ứng cọng với brom trong dung dịch (không làm mất màu dung dịch brom).
- GV: Vậy benzen có tính chất hoá học gì ?
- GV: hướng dẫn HS quan sát hình mô tả thí nghiệm benzen phản ứng với brom có bột sắt làm xúc tác.
- GV: gọi HS nhận xét về tính chất của benzen và viết PTHH.
- Phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì ?
- GV thông báo: do benzen coù caáu taïo ñaëc bieät, 3 ñoâi xen keõ 3 ñôn ® caùc lieân keát ñoâi trong voøng benzen khoù bò beõ gaõy hôn caùc lieân keát ñôn C–H ngoaøi voøng ® nên không tham gia phản ứng cộng với Br2 mà chỉ thế.
- GV giới thiệu: benzen không tham gia phản ứng cộng với Br2. Tuy nhiên, do trong phân tử bezen có liên kết đôi nên bezen vẫn tham gia phản ứng cộng với H2, Cl2 ® hướng dẫn HS viết PTHH.
- GV yêu cầu hS rút ra kết luận về tính chất hoá học của bezen.
→ HS: 
+ Benzen cháy được trong không khí.
PTHH: 2C6H6 (l) + 15O2(k) 
	 12CO2 (k) + 6H2O(h)
- HS: quan sát hình vẽ.
- HS nhận xét: Benzen phản ứng được với brom khi có bột sắt xúc tác.
PTHH: C6H6 + Br2 	 C6H5Br + HBr
 (Chất lỏng không màu)
C6H5Br (Brombenzen)
- Phản ứng trên thuộc loại phản ứng thế.
- HS ghi bài vào vở.
- HS: kết luận theo SGK.
III. Tính chất hóa học
1. Benzen có cháy không ?
PTHH: 2C6H6 (l) + 15O2(k) 
	 12CO2 (k) + 6H2O(h)
=> Benzen cháy được trong không khí, sinh ra CO2, H2O và muội than.
2. Benzen có phản ứng thế với Br2 không?
	 + Br-Br 
 + HBr
Benzen Xiclobenzen
Dạng thu gọn:
C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr
 (Brombenzen)
=> Vậy benzen có phản ứng thế với brom.
3. Benzen có phản ứng cộng không?
C6H6 + 3H2 C6H12
Benzen	 Xiclohexan
=> Benzen có tham gia phản ứng cộng.
Kết luận: Benzen vừa có phản ứng thế, vừa có phản ứng cộng. Tuy nhiên, phản ứng cộng của benzen khó xảy ra hơn so với etilen và axetilen.
Hoạt động 5: Ứng dụng
- GV yêu cầu HS đọc SGK, tóm tắt các ứng dụng của C6H6.
- HS: đọc SGK và tóm tắt ứng dụng.
III. Ứng dụng (SGK)
4. Củng cố
Yêu cầu HS làm bài tập sau:
Hãy cho biết chất nào trong các chất sau làm mất màu dung dịch Br2 ?
a) b) CH2 = CH – CH2 – CH3	c) CH3 – C º CH	d) CH3 – CH3 
	Chất nào tham gia phản ứng thế ?
	5. Dặn dò:	BTVN: 1→ 4 trang 125; 
	Bài tập tham khảo:
	Khi có bột sắt, benzen phản ứng với clo cũng tương tự như phản ứng với brom. Tính lượng lobenzen thu được khi cho 23,4 gam benzen tác dụng với clo dư khi có mặt của bột sắt và đun nóng. Biết hiệu suất đạt được 80 %.

File đính kèm:

  • docTiet_48.doc
Giáo án liên quan