Bài giảng Tiết 48 - Bài 39: Benzen (c6h6 = 78) (tiếp theo)

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết được: - CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo của benzen.

- Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, độc tính.

- Tính chất hóa học: Phản ứng thế với brom lỏng(có bột sắt và đun nóng), phản ứng cộng hiđro và clo, phản ứng cháy.

- Ứng dụng: Làm nhiên liệu điều và dung môi tổng hợp hữu cơ.

2. Kỷ năng: - Quan sát thí nghiệm, hiện tượng thực tế, hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất của benzen;

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1011 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 48 - Bài 39: Benzen (c6h6 = 78) (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 48: Ngày soạn:.../.../2011.
Bài 39: BENZEN (C6H6 = 78)
Những kiến thức HS đã học đã biết có liên quan
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
- CTPT, CTCT, tính chất của metan
- CTPT, CTCT, tính chất của etilen
- Ứng dụng của etilen
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được: - CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo của benzen.
- Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, độc tính.
- Tính chất hóa học: Phản ứng thế với brom lỏng(có bột sắt và đun nóng), phản ứng cộng hiđro và clo, phản ứng cháy.
- Ứng dụng: Làm nhiên liệu điều và dung môi tổng hợp hữu cơ.
2. Kỷ năng: - Quan sát thí nghiệm, hiện tượng thực tế, hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất của benzen; 
- Viết PTHH dạng CTPT và CTCT thu gọn.
- Tính khối lượng benzen đã phản ứng để tạo thành sản phẩm trong phản ứng thế theo hiệu suất.
3. Thái độ: HS có tính cẩn thận khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm. 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: - Trực quan; Thực hành; Cùng tham gia. 
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: - Mô hình phân tử khí benzen (nếu có).
- Tranh mô tả thí nghiệm dẫn benzen qua dd brôm.
2. HS: - Kiến thức đã học; - Xem trước bài mới 
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)	
II. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Viết CTCT axetilen? - Tính chất hóa học của axetilen và viết PTHH minh họa?
III. Nội dung bài mới: (34’)
1. Đặt vấn đề: (1’) Các em đã biết cấu tạo phân tử CH4 có liên kết đơn, C2H4 là liên kết đôi, C2H2 là liên kết ba, vậy benzen trong cấu tạo phân tử có gì khác so với CH4, C2H4, C2H2 và từ đó benzen có những tính chất hoá học ra sao? ... 
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1: (4’)
GV cho HS quan sát lọ đựng benzen, tiến hành các thí nghiệm như ở SGK.
- Benzen có những tính chất vật lí gì?
HS: Nêu tính chất hóa học của benzen
GV: Chốt nhanh.
I. Tính chất vật lí:
- Chất lỏng, không màu, không tan trong nước.
- Hoà tan được nhiều chất: dầu ăn, nến, cao su, iốt ...
- Benzen độc.
b. Hoạt động 2: (6’)
GV hình thành CTCT: giả thiết mạch thẳng ® không thực hiện được CTCT.
GV giới thiệu CTCT mạch vòng của benzen.
- Đặc điểm cấu tạo trong phân tử C6H6 thể hiện như thế nào?
HS: Nêu được có 3 liên kết đơn xen kẽ 3 liên kết đôi.
GV: Chốt kiến thức.
II. Cấu tạo phân tử:
- CTPT: C6H6
- CTCT: CH
 CH CH
 Þ 
 CH CH
 CH
* Nhận xét: - 6 nguyên tử C liên kết với nhau tạo thành vòng 6 cạnh đều.
- Có 3 liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đơn.
c. Hoạt động 3: (18’)
- Dựa vào công thức cấu tạo của C6H6 hãy dự đoán xem C6H6 có thể có những tính chất hoá học nào?
- C6H6 cháy trong oxi sinh ra sản phẩm gì?
HS: Trả lời.
GV gọi 1 HS lên bảng viết PTHH
HS: Viết PTHH.
GV dẫn HS viết PTHH bằng CTCT của C6H6 với Br2.
- Ở phản ứng trên C6H6 có phản ứng với Br2 trong dung dịch không?
Þ GV so sánh khả năng phản ứng cộng C6H6 với C2H4 và C2H2. 
HS: Nhận xét.
( GV giới thiệu thêm phản ứng cộng giữa C6H6 với và Cl2).
- Qua các tính chất hoá học của C6H6 ta có thể rút ra kết luận gì?
HS: Rút ra nhận xét, kết luận.
III. Tính chất hoá học :
1. Phản ứng cháy với oxi:
- Benzen cháy trong ôxi ® hơi nước + Khí CO2 + Q.
 to
PTPƯ: C6H6 + 15/2O2 ® 6CO2 + 3H2O + Q
2. Phản ứng thế với brom:
- Nung hổn hợp C6H6 + Brôm có mặt bột sắt ® khí Hiđrôbrômua và Brômbenzen.
- PTPƯ : 
 Fe
 C6H6 + Br2 ® C6H5Br + HBr
3. Phản ứng cộng:
- Benzen khó tham gia phản ứng cộng hơn so với C2H4 và C2H2.
- Ở điều kiện thích hợp C6H6 có phản ứng cộng với một số chất khác như: H2, Cl2 ...
Ví dụ: Ni, to
 C6H6 + 3H2 ® C6H12. (Xiclobenzen)
 AS
 C6H6 + 3Cl2 ® C6H6Cl6. 
* Kết luận: SGK.
d. Hoạt động 4: (4’)
GV gọi 1 HS đọc phần ứng dụng của benzen SGK/125.
HS: Đọc phần IV SGK
IV. Ứng dụng:
- Dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất chất dẻo, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu, dược phẩm ...
- Là dung môi trong công nghiệp, phòng thí nghiệm ...
IV. Củng cố: (5’)
- Cấu tạo đặc biệt của phân tử C6H6 là:
A. Có vòng 6 cạnh	B. Có 3 liên kết đôi.
C. Có 3 liên kết đơn.	D. Tất cả các ý trên.
V. Dặn dò: (2’)
- Cho HS làm bài tập 4 (SGK - 125)
- Học bài củ. 
- Làm các bài tập: 2, 3(SGK)
- Xem lại tất cả những kiến thức đã học ở phần HIĐROCACBON ® Luyện tập.

File đính kèm:

  • doctiet 49 hoa 9.doc