Bài giảng Tiết 48 - Bài 39: Benzen ( c6h6 = 78)

Kiến thức

- HS nắm được CTCT, tính chất vật lí, tính chất hoá học của benzen.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng viết CTCT, PTHH đối với hợp chất hữu cơ.

3. Thái độ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 48 - Bài 39: Benzen ( c6h6 = 78), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :8/3/2010 
Ngày giảng: 12/3/2010
Tiết 48. bài 39:
 Benzen ( C6H6 = 78)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS nắm được CTCT, tính chất vật lí, tính chất hoá học của benzen.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng viết CTCT, PTHH đối với hợp chất hữu cơ.
3. Thái độ
II. Đồ dùng dạy học
 - Mô hình phân tử bezen, tranh vẽ hình 4.15
Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ.
Hoá chất : Benzen, nước, dầu ăn
III. Phương pháp dạy học 
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp hoạt động nhóm
- Phương pháp quan sát
IV. Tổ chức dạy học
1. ổn định tổ chức.(1')
	9a	9b
2. Khởi động:(1')
- Kiểm tra : Không kiểm tra.
-Mở bài GV đặt câu hỏi gợi mở theo nội dung SGK – tr.123
Hoạt động 1(15')
Tìm hiểu tính chất vật lí và CTCT của benzen
- Mục tiêu: + HS trình bày được các tính chất vật lí và viết được CTCT của benzen.
- Đồ dùng: Mô hình phân tử bezen, tranh vẽ hình 4.15
Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ.
Hoá chất : Benzen, nước, dầu ăn
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
Nội dung
- GV làm thí nghiệm 1,2 theo nội dung SGK – tr.123.
? Nêu các tính chất vật lí của benzen?
- GV phát dụng cụ cho các nhóm, yêu cầu lắp mô hình phân tử bezen.
- Yêu cầu HS viết CTCT của bezen.
? Trình bày đặc điểm cấu tạo của phân tử bezen?
- GV chú ý cho HS cách viết CTCT của benzen: Mỗi nguyên tử cacbon nằm trên đỉnh của một lục giác đều.
- HS quan sát, nêu được các hiện tượng:
+ Benzen nổi trên mặt nước
+ Dầu ăn tan trong benzen.
 đ từ đó nêu các tính chất vật lí của benzen.
- HS làm việc theo nhóm, quan sát hình 4.14, lắp ráp được mô hình.
- 1HS lên viết CTCT, HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát kĩ CTCT, trả lời cá nhân.
I/. Tính chất vật lí
- Benzen là chất lỏng, không màu, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, hoà tan được nhiều chất như: Dầu ăn, cao su, iôt
- Benzen là chất độc.
II/. Cấu tạo phân tử
- Trong phân tử bezen: Sáu nguyên tử cacbon liên kết với nhau tạo thành vòng sáu cạnh đều, có 3 liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đơn.
Hoạt động 2(22')
Tìm hiểu tính chất hoá học và ứng dụng của bezen.
- Mục tiêu: HS trình bày được các tính chất hóa học của benzen, viết được PTHH minh họa, từ các tính chất của benzen HS suy ra được một số ứng dụng thực tế.
- GV thông báo kiến thức theo nội dụng mục 1 – tr.124.
- GV treo tranh hình 4.15, mô tả thí nghiệm về phản ứng giữa bezen và brôm.
- GV hướng dẫn HS viết PTHH.
? Em có nhận xét gì về phản ứng trên?
- GV thông báo: Benzen không phản ứng với be\rom trong dd, chứng tỏ bezen khó tham gia phản ứng cộng hơn etilen và axêtilen. Tuy nhiên trong điều kiện thích hợp benzen có phản ứng cộng với một số chất, thí dụ H2.
- GV hướng dẫn HS viết PTPƯ. 
? Qua các phản ứng trên em có kết luận gì về tính chất hoá học của bezen?
? Nêu các ứng dụng của benzen?
- HS ghi nhận kiến thức.
- HS quan sát tranh vẽ, theo dõi GV mô tả thí nghiệm, viết PTHH.
+ Nguyên tử hiđro trong phân tử benzen bị thay bởi 1 nguyên tử brôm.
- HS ghi nhận kiến thức.
* Kết luận: Do có cấu tạo phân tử đặc biệt nên bezen vừa có phản ứng thế, vừa có phản ứng cộng. Tuy nhiên phản ứng cộng của bezen khó xảy ra hơn so với etilen và axetilen.
- HS nêu được theo nội dụng SGK –tr.125.
III/. Tính chất hoá học
1/. Benzen có cháy không?
	(SGK)
2/. Benzen có phản ứng thế với brôm không?
Viết gọn: Fe, t°
C6H6 + Br2 đ C6H5Br + HBr
3/. Benzen có phản ứng cộng không?
C6H6 + 3H2 đ C6H12
IV/. ứng dụng
 ( SGK )
V. Tổng kết(5')
- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục ghi nhớ –tr.125.
- Yêu cầu HS làm bài tập 1,2 tr.125.
- HS thảo luận nhóm, nêu được:
+ Bài tập 1 : ý c
+ Bài tập 2 : chọn ý b,d,e viết đúng
VI. HD về nhà(1')
- Làm bài tập 3,4 tr.125.
- Tìm hiểu về dầu mỏ và khí thiên nhiên.

File đính kèm:

  • docH H 9 tiet 48'.doc
Giáo án liên quan