Bài giảng Tiết 48 - Bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm (tiết 4)

A- Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: HS biết tính chất và ứng dụng của một số hợp chất của nhôm

2. Kĩ năng: giải bài tập về nhôm

B- Chuẩn bị : AlCl3 ,Al2O3 ,NaOH HCl, phèn chua

C - Tiến trình dạy và học:

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 48 - Bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm (tiết 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn /02/2009 12CB – GV: Nguyễn Đăng Thế THPH Quỳnh Lưu 4 1
Tiết 48 Bài 27 NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM 
 (Mục B. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA NHÔM)
Mục tiêu bài học 
Kiến thức: HS biết tính chất và ứng dụng của một số hợp chất của nhôm
Kĩ năng: giải bài tập về nhôm
Chuẩn bị : AlCl3 ,Al2O3 ,NaOH HCl, phèn chua 
C - Tiến trình dạy và học: 
Hoạt động của giáo viên –HS
 Hoạt động 1. 
Kiểm tra kiến thức cũ :
HS hoàn thành chuỗi phản ứng theo sơ đồ: 
Al AlCl3 Al(OH)3 NaAlO2 
Al(OH)3 Al2O3 Al
 Hoạt động 2. 
Tìm hiểu tính chất và ứng dụng của Al2O3 
GV: Biểu diễn thí nghiệm chứng minh Al2O3 là oxit lưỡng tính và yêu cầu hs viết PTHH dạng phân tử và pt ion rút gọn của các phản ứng, vai trò của Al2O3 trong mỗi thí nghiệm đó.
*Lưu ý cho HS biết: tính chất oxit axit và oxit bazơ của Al2O3 đều rất yếu, do đó chỉ phản ứng với axit mạnh và bazơ mạnh .
*Để có Al2O3 , GV làm thí nghiệm tạo hỗn hống Al, HgCl2 Al mọc lông tơ trông giống như tàn thuốc lá.
HS Tìm hiểu ứng dụng của nhôm oxit (dạng tồn tại, công thức- ứng dụng) như trong sgk theo hướng dẫn của gv.(xem H6.7 một số mẫu vật saphia)
	 Hoạt động 3. 
Tìm hiểu tính chất của Al(OH)3 
*GV thông báo Al(OH)3 dễ bị nhiệt phân huỷ và yêu cầu HS viết PTHH của phản ứng .
*GV:điều chế Al(OH)3 ,HS viết PTHH của các phản ứng .
*GV biểu diễn thí nghiệm chứng minh Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính, yêu cầu HS viết PTHH dạng phân tử và dạng pt ion rút gọn.
Tiết 48 B. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA NHÔM
GV thông báo: Al(OH)3 thể hiện tính bazơ trội hơn tính axit . Do có tính axit nên được gọi là axit aluminic. axit aluminic có tính axit rất yếu , yếu hơn cả axit cacbonic. 
GV: nêu hiện tượng và viết PTHH của phản ứng xảy ra khi thổi khí CO2 vào dd muối NaAlO2 ?
*GV: nếu dùng dd kiềm mạnh đế điều chế Al(OH)3 có được không? điều kiện đế thực hiện phản ứng? từ đó nêu nguyên tắc chung đế điều chế Al(OH)3 ? 
	 Hoạt động 4. 
GV giới thiệu tính tan của muối Al2(SO4)3 , hiện tượng toả nhiệt ( hidrat hoá)
GV yêu cầu HS cho biết tên và công thức các muối sunfat kép ngậm nước của nhôm?
Nếu có điều kiện về thời gian thì giới thiệu thêm về sự thuỷ phân của muối nhôm khi tan trong nước .
 Hoạt động 5.
GV sử dụng thí nghiệm nhỏ từ từ dd NaOH vào dd AlCl3 đến dư .
HS quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét về cách nhận biết ion Al3+ như sgk.
Có thể cho HS làm bài tập nhận biết sau: có 3 dd riêng biệt AlCl3, MgCl2, ZnCl2 , nêu cách nhận biết và viết PTHH (nếu có).
 Hoạt động 6.
Củng cố bài : Có thể cho HS làm các bài tập sau đế củng cố 
-Thả một dây nhôm vào dd NaOH . Dự đoán hiện tượng xảy ra và viết PTHH .
-Dự đoán hiện tượng và viết PTHH khi :
a) nhỏ từ từ dd NaOH vào dd AlCl3 đến dư, được dd A 
b) nhỏ từ từ dd HCl vào dd A cho đến dư.
BTVN: 1,2,3,4,5 sgk
Dặn dò : Tiết sau làm thực hành bài 30. Tính chất của Na, Mg, Al và hợp chất của chúng tại pth .
nội dung 
1) 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3 
hoặc 2Al + 6HCl → 2AlCl3 +3H2 ↑ 
 (2) AlCl3 + 3NaOH vừa đủ → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl 
hoặc AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓ +3NH4Cl
 (3) Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 +2H2O 
 (4) NaAlO2 + CO2 +2H2O → Al(OH)3 ↓ +NaHCO3 
 (5) 2Al(OH)3 Al2O3 +3 H2O 
 (6) 2Al2O3 4Al +3O2 ↑ 
I – NHÔM ÔXIT
1 . tính chất:Al2O3 không tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy cao 20500C.
*Nhôm oxit là oxit lưỡng tính, vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với bazơ:
Al2O3 tác dụng với dd axit :
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O 
Al2O3 + 6H+→ 2Al3++ 3H2O 
Al2O3 tác dụng với dd kiềm:
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O 
Al2O3 + 2OH- → 2AlO +H2O 
2 . Ứng dụng 
*quặng boxit (Al2O3 . 2H2O) → sản xuất nhôm.
*dạng khan: đá quý, như Corinđon không màu, nếu lẫn vết Cr2O3 (đá hồng ngọc hay rubi), nếu lẫn TiO2, Fe2O3 , Fe3O4 ta có saphia → dùng làm đồ trang sức.
*Bột nhôm oxit → chất xúc tác cho phản ứng hữu cơ.
II – NHÔM HIĐROXIT
*là chất rắn màu trắng kết tủa ở dạng keo, dễ bị nhiệt phân huỷ: 
2Al(OH)3 Al2O3 +3 H2O 
* Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính .
điều chế Al(OH)3 trong PTN 
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓ +3NH4Cl 
Al3++ 3 NH3 + 3 H2O → Al(OH)3 ↓ + 3 NH
cho HCl từng giọt vào Al(OH)3 thấy kết tủa tan:
Al(OH)3 +3HCl → AlCl3 +3H2O 
Al(OH)3 +3H+→ Al3++ 3H2O 
*cho dần từng giọt kiềm mạnh thấy kết tủa tan ra:
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2 H2O 
Al(OH)3 + OH-→AlO +H2O 
(Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]) 
Ngày soạn /02/2009 12CB – GV: Nguyễn Đăng Thế 2
*Al(OH)3 còn gọi là Axit ALUMINIC
-tính axit rất yếu , yếu hơn cả axit cacbonic, nên bị axit này đẩy ra khỏi dd muối NaAlO2 :
NaAlO2 + CO2 +2H2O → Al(OH)3 ↓ + NaHCO3 
III – NHÔM SUNFAT
*Muối nhôm sunfat khan tan trong nước ,toả nhiệt.
*phèn chua: muối sunfat kép của nhôm và kali ngậm nước ,công thức : K2SO4 . Al2(SO4)3 .24H2O hay KAl(SO4).2H2O .
thay K+ bằng Li+, Na+ hay NH → được các muối kép khác, gọi chung là phèn nhôm (không gọi là phèn chua).
IV – CÁCH NHẬN BIẾT ION Al3+ TRONG DUNG DỊCH
 Dùng dd NaOH(dư) vào dd thí nghiệm → kết tủa keo xuất hiện → tan trong NaOH dư => chứng tỏ có ion Al3+
Al3+ +3OH- → Al(OH)3 ↓ (kết tủa keo)
Al(OH)3 + OH-dư →AlO (tan)+2H2O 

File đính kèm:

  • docT48 12CB hop chat cua Nhom.doc
Giáo án liên quan