Bài giảng Tiết 47: Tính chất - Ứng dụng của hidro (tiết 2)

1. Kiến thức.

- Học sinh biết được tính chất vật lí của hidro: trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước ( hidro là khí nhẹ nhất).

- Biết được tính chất hóa học của hidro: tác dụng với oxi.

2. Kĩ năng.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh. rút ra được nhận xét về tính chất vật lí, tính chất hóa học của hidro.

- Viết được phương trình hóa học minh học được tính khử của hidro.

- Tính được thể tích khí hidro (đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 47: Tính chất - Ứng dụng của hidro (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5: Hidro - nước 
Ngày soạn:...................................
Ngày giảng:.................................
Tiết 47 
Tính chất - ứng dụng của hidro
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Học sinh biết được tính chất vật lí của hidro: trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước ( hidro là khí nhẹ nhất).
- Biết được tính chất hóa học của hidro: tác dụng với oxi.
2. Kĩ năng.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh.... rút ra được nhận xét về tính chất vật lí, tính chất hóa học của hidro.
- Viết được phương trình hóa học minh học được tính khử của hidro.
- Tính được thể tích khí hidro (đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm.
3. Thái độ.
- Giáo dục lòng yêu môn học.Tính cẩn thận trong thực hành thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên.
 GV chuẩn bị 4 bộ thí nghiệm gồm: 
- Dụng cụ: Lọ nút nhám, giá thí nghiệm, đèn cồn, ống nghiệm có nhánh, cốc thủy tinh.
- Hóa chất: O2, H2 , Zn, HCl.
2. Học sinh.
- Chuẩn bị trớc nội dung bài ở nhà.
III. Phương pháp.
- Trực quan, thực hành, thuyết trình, cá nhân làm việc với SGK.
IV. Hoạt động dạy học.
1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra 15 phỳt
Cõu 1 ( 5 điểm): Hoàn thành cỏc phương trỡnh húa học sau :
1. S + .. SO2
2.  + O2 Fe2O3
3. P + O2 ..
4. Mg +  MgO
5. KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + ......... 
Cõu 2(5 điểm): Khoanh trũn vào trước cõu trả lời đỳng.
Đốt chỏy 3,2 gam lưu huỳnh cần bao nhiờu lớt khớ oxi?
6,4 lit C. 22,4 lit
2,24 lit D. 4,8 lit
Để dập tắt sự chỏy cần làm gỡ?
Hạ nhiệt độ của đỏm chỏy C. Cỏch li đỏm chỏy với khớ oxi 
Tăng nhiệt độ của đỏm chỏy D. Cả A và C
Để điều chế khớ oxi trong phũng thớ nghiệm ta sử dụng cỏc húa chất sau:
A. KMnO4, KClO3 C. Al2O3, Ca(OH)2
B. MnO2, H2SO4 D. HCl, Na
4. Để thu khớ oxi bằng cỏch đẩy khụng khớ ta đặt bỡnh thu như thế nào?
A. Đặt ỳp bỡnh
B. Đặt ngửa bỡnh
C. Đặt như thế nào cũng được
Đỏp ỏn:
Cõu 1:
1. S + O2 SO2 1điểm
2. 4Fe + 3 O2 2 Fe2O3 1điểm
3. 4 P + 5 O2 2 P2O5 1điểm
4. 2Mg + O2 2 MgO 1điểm
5. KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 1điểm
Cõu 2: 
1 - ý B đỳng - 2 điểm
2. ý D đỳng - 1 điểm
3. ý A đỳng - 1 điểm
4. ý B đỳng - 1 điểm
3. Bài mới. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
GV: Giới thiệu mục tiêu của tiết học
? Em hãy cho biết KH, CTHH, NTK, PTK của hidro.
? Quan sát lọ đựng hidro cho biết trạng thái, màu sắc?
? Quan sát quả bóng bay em có nhận xét gì?
? Hãy tính tỷ khối của hidro với không khí?
GV: Thông báo: Hidro là chất ít tan trong nước. 1l nước ở 150C hòa tan được 20ml khí hidro.
? Hãy tổng kết những tính chất vật lý của hidro?
Hoạt động 2:
GV: Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm
- Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm điều chế hidro, giới thiệu cách thử đọ tinh khiết của hidro (ống thủy tinh dẫn khí hdro có đầu vuôt nhọn để trong bình nhỏ) Khi biết chắc hidro đã tinh khiết GV: Châm lửa đốt.
? Quan sát ngọn lửa đốt hidro trong không khí?
GV: Đưa ngọn lửa hidro đang cháy vào trong bình chứa oxi, yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét?
? Viết PTHH xảy ra?
GV: Giới thiệu phản ứng này tỏa nhiệt vì vậy dùng làm nguyên liệu cho đèn xì oxi – hiđro đẻ hàn cắt kim loại
 = Gây nổ
( Phản ứng tỏa nhiều nhiệt : Thể tích nước mới tạo thành giãn nở đột ngột gây sự chấn động không khí và gây nổ)
GV: Yêu cầu HS đọc bài đọc thêm để hiểu về hỗn hợp nổ)
I. Tính chất vật lý của hidro:
- KHHH: H
- CTHH: H2
- NTK: 1
- PTK: 2
- Là chất khí không màu, không mùi, không vị, tan rất ít trong nước, nhẹ nhất trong các chất khí.
dH/KK = 2/29
II. Tính chất hóa học:
1. Tác dụng với oxi:
Hidro cháy mạnh hơn trên thành ống nghiệm xuất hiện những giọt nước.
 2H2 + O2 2H2O
4. Kiểm tra đánh giá.
Đốt cháy 2,8 l khí hidro sinh ra nước .
Viết PTHH xảy ra.
Tính thể tích oxi cần dùng cho phản ứng trên.
Tính khối lượng nước thu được.
 (Các khí ở đktc )
Giải:
Ta có: nH = = = 0,125 mol
a. Phương trình hóa học:
 2H2 + O2 2H2O (*)
 2mol 1mol 2mol
0,125 mol 0,0625mol 0,125 mol
b. Theo (*) 
 nO = 1/2 nH = = 0,0625mol
VO = n . 22,4 = 0,0625 . 22,4 = 1.4 lit
c. Theo (*)
nHO = nH = 0,125 mol
mHO = n.M = 0,125 . 18 = 2.25 gam.
5. Hướng dẫn học ở nhà.
- Chuẩn bị nội dung bài sau.
- BTVN: 3 (sgk).
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn: ..
Ngày giảng: .
Tiết 48 
 Tính chất - ứng dụng của hidro ( Tiếp) 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Học sinh tìm hiểu các tính chất hóa học của hidro, khái niệm sự khử và chất khử.
- Biết được ứng dụng của hidro: làm nguyên liệu, nhiên liệu trong công nghiệp.
2. Kĩ năng.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh.... rút ra được nhận xét về tính chất vật lí, tính chất hóa học của hidro.
- Viết được phương trình hóa học minh học được tính khử của hidro.
- Tính được thể tích khí hidro (đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm.
3. Thái độ.
- Giáo dục lòng yêu môn học.Tính cẩn thận trong thực hành thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên.
 - Dụng cụ: ống nghiệm , cốc thủy tinh hình L, ống nghiệm, nút cao su, đèn cồn, 
- Hóa chất: Zn, HCl, CuO.
- Tranh điều chế và ứng dụng của hiđro
2. Học sinh.
- Chuẩn bị trớc nội dung bài ở nhà.
III. Phương pháp.
- Trực quan, thực hành, quan sát và phân tích hình ảnh.
IV. Hoạt động dạy học.
1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
- So sánh sự giống và khác nhau về tính chất vật lý và hóa học của O2 và H2
- Tại sao trước khi sử dụng H2 làm thí nghiệm ta phải thử độ tinh khiết của hidro? Nêu cách thử?
3. Bài mới. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
GV: làm thí nghiệm.
- Giới thiệu các dụng cụ hóa chất ở thí nghiệm.
Lắp dụng cụ thí nghiệm 
GV: Yêu cầu HS quan sát màu của CuO sau khi luồng khí hidro đi qua ở nhiệt độ thường 
? Màu của CuO thay đổi như thế nào khi được đốt nóng?
GV: Chốt kiến thức: Khi cho luồng khí hidro đi qua CuO nóng thu được Cu và H2O
? Hãy viết PTHH?
? Nhận xét thành phần các chất tham gia và tạo thành sau phản ứng?
? Hidro thể hiện vai trò gì?
? Hãy viết PTHH khí H2 khử các oxit sau: Fe2O3, HgO, PbO.
GV: Nhận xét bài làm của các nhóm
? Nêu kết luận về tính chất hóa học của H2
Hoạt động 2:
GV: Treo tranh điều chế và ứng dụng của hiđro, yêu cầu học sinh quan sát. 
? Hãy nêu ứng dụng của H2 và cơ sở khoa học của những ứng dụng đó?
GV: Tổng kết ứng dụng của H2 và chốt kiến thức
2.Tác dụng của hidro với đồng II oxit:
- Khi cho luồng khí hidro nóng đỏ đi qua CuO thì thu được Cu và H2O
 CuO(r) + H2 (k) Cu(r) + H2O(h)
- ở nhiệt độ thích hợp hidro không những kết hợp được với oxi đơn chất mà còn có khả năng kết hợp với nguyên tử oxi trong các oxit kim loại
III. ứng dụng của hidro:
- Hidro dùng làm nguyên liệu để điều chế tên lửa, sản xuất amoniac, axit, là chất khử để điều chế kim loại., bơm vào khinh khí cầu bóng thám không.
4. Kiểm tra đánh giá.
1. Hãy chọn PTHH em cho là đúng:
 a. 2H + Ag2O 2Ag + H2O
 b. H2 + AgO Ag + H2O 
 c. H2 + Ag2O 2Ag + H2O 
 d. 2H2 + Ag2O Ag + 2H2O
2. Hãy chọn các câu trả lời đúng trong các câu sau:
a. Hidro có hàm lượng lớn trong bầu khí quyển.
b. Hidro nhẹ nhất trong tất cả các chất khí.
c. Hidro sinh ra trong quá trình thực vật bị phân hủy.
d. Đại bộ phận hidro tồn tai trong thiên nhiên dưới dạng hợp chất.
e. Hidro có khả năng kết hợp với các chất khác để tạo ra hợp chất.
5. Hướng dẫn học ở nhà.
- Chuẩn bị nội dung bài sau
- BTVN: 4,5, 6 (SGK).
HS: Đáp án 
1. c
2. b
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ 

File đính kèm:

  • doctuan 25.doc