Bài giảng Tiết 47: Nhôm và hợp chất của nhôm (tiết 1)

. Kiến thức:

 HS biết: Vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất của nhôm.

 HS hiểu: Nguyên nhân gây nên tính khử mạnh của nhôm và vì sao nhôm chỉ có số oxi hoá +3 trong các hợp chất.

 2. Kĩ năng:

 - Tiến hành một số thí nghiệm đơn giản.

 - Rèn luyện kĩ năng giải bài tập về kim loại nhôm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 813 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 47: Nhôm và hợp chất của nhôm (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:14/01/2010	Ngày dạy: 20/1/2010
Tiết 47	 
NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 v HS biết: Vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất của nhôm.
 v HS hiểu: Nguyên nhân gây nên tính khử mạnh của nhôm và vì sao nhôm chỉ có số oxi hoá +3 trong các hợp chất.
 2. Kĩ năng: 
 - Tiến hành một số thí nghiệm đơn giản. 
 - Rèn luyện kĩ năng giải bài tập về kim loại nhôm.
 3. Thái độ: 
II. CHUẨN BỊ: 
 v Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
 v Dụng cụ, hoá chất: hạt nhôm hoặc lá nhôm, các dung dịch HCl, H2SO4 loãng, NaOH, NH3, HgCl2.
III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề + đàm thoại + hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY:
 1. Ổn định lớp: Chào hỏi, kiểm diện. 
 2. Kiểm tra bài cũ: Viết PTHH của phản ứng để giải thích việc dùng Na3PO4 làm mềm nước có tính cứng toàn phần.
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1
 v GV dùng bảng tuần hoàn và cho HS xác định vi trí của Al trong bảng tuần hoàn.
 v HS viết cấu hình electron nguyên tử của Al, suy ra tính khử mạnh và chỉ có số oxi hoá duy nhất là +3. 
I – VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
- Ô số 13, nhóm IIIA, chu kì 3.
- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p1 hay [Ne]3s23p1
- Dễ nhường cả 3 electron hoá trị nên có số oxi hoá +3 trong các hợp chất.
HS tự nghiên cứu SGK để biết được các tính chất vật lí của kim loại Al
II – TÍNH CHẤT VẬT LÍ 
- Màu trắng bạc, tnc = 6600C, khá mềm, dễ kéo sợi, dễ dát mỏng.
- Là kim loại nhẹ (d = 2,7g/cm3), dẫn điện tốt và dẫn nhiệt tốt.
Hoạt động 2
v HS: Cho biết vị trí cặp oxi hóa khử của nhôm trong dãy điện hóa, từ đó xác định tính chất hóa học của Al.
v GV biểu diễn thí nghiệm Al mọc lông tơ. HS quan sát hiện tượng xảy ra và viết PTHH của phản ứng.
v GV ?: Vì sao các vật dụng làm bằng Al lại rất bền vững trong không khí ở nhiệt độ thường ? 
III – TÍNH CHẤT HOÁ HỌC 
Nhôm là kim loại có tính khử mạnh, chỉ sau kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ, nên dễ bị oxi hoá thành ion dương.
Al Õ Al3+ + 3e
1. Tác dụng với phi kim 
a) Tác dụng với halogen
2Al + 3Cl2 Õ 2AlCl3
b) Tác dụng với oxi
P Al bền trong không khí ở nhiệt độ thường do có lớp màng oxit Al2O3 rất mỏng bảo vệ.
- GV làm thí nghiệm với oxi, axit HCl, H2SO4đ, HNO3.
- HS quan sát giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
- Với axit HCl, H2SO4l. thì Al khử ion nào ? Sản phẩm ?
- Với axit HNO3, H2SO4đđthì Al khử ion nào ? Vì sao ?
- Trường hợp với axit HNO3, H2SO4đ nguội thì phản ứng cho sản phẩm gì ? Vì sao ?
2. Tác dụng với axit
v Khử dễ dàng ion H+ trong dung dịch HCl và H2SO4 loãng Õ H2
2Al + 6HCl Õ 2AlCl3 + 3H2­
v Tác dụng mạnh với dung dịch HNO3 loãng, HNO3 đặc, nóng và H2SO4 đặc, nóng.
P Nhôm bị thụ động hoá bởi dung dịch HNO3 đặc, nguội hoặc H2SO4 đặc nguội.
v HS viết PTHH của phản ứng.
3. Tác dụng với oxit kim loại 
v HS nghiên cứu SGK để biết được phản ứng của Al với nước xảy ra trong điều kiện nào.
v GV ?: Vì sao các vật làm bằng Al lại rất bền vững với nước ?
4. Tác dụng với nước
- Phá bỏ lớp oxit trên bề mặt Al (hoặc tạo thành hỗn hống Al-Hg thì Al sẽ phản ứng với nước ở niệt độ thường)
2Al + 6H2O Õ 2Al(OH)3¯ + 3H2­
- Nhôm không phản ứng với nước dù ở nhiệt độ cao là vì trên bề mặt của nhôm được phủ kín một lớp Al2O3 rất mỏng, bền và mịn, không cho nước và khí thấm qua.
Hoạt động 3
v HS trình bày các ứng dụng quan trọng của Al và cho biết những ứng dụng đó dựa trên những tính chất vật lí nào của nhôm.
v GV bổ sung thêm một số ứng dụng khác của nhôm.
IV. ỨNG DỤNG VÀ TRẠNG THÁI THIÊN NHIÊN
1. Ứng dụng
 - Dùng làm vật liệu chế tạo ô tô, máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ.
 - Dùng trong xây dựng nhà cửa, trang trí nội thất.
 - Dùng làm dây dẫn điện, dùng làm dụng cụ nhà bếp.
 - Hỗn hợp tecmit (Al + FexOy) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng hàn đường ray. 
v HS nghiên cứu SGK để biết được trạng thái thiên nhiên của Al.
2. Trạng thái thiên nhiên
Đất sét (Al2O3.2SiO2.2H2O), mica (K2O.Al2O3.6SiO2), boxit (Al2O3.2H2O), criolit (3NaF.AlF3),...
V. CỦNG CỐ: Tính chất hóa học của nhôm là gì? Lấy các phản ứng khác để minh họa.
VI. DẶN DÒ: Xem trước phần còn lại của bài: NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM.

File đính kèm:

  • doct47.doc
Giáo án liên quan