Bài giảng Tiết 47: Nhôm và hợp chất của nhôm (tiếp)

1. Kiến thức

Học sinh biết:

- Vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất của nhôm

- Tính chất và ứng dụng của một số hợp chất của nhôm

- Phương pháp sản xuất nhôm

Hs hiểu: Nguyên nhân tính khử mạnh của nhôm và vì sao nhôm chỉ có số oxi hóa +3 trong các hợp chất

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 47: Nhôm và hợp chất của nhôm (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Tiết PPCT: 47
NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM
TIẾT 3
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
Học sinh biết:
Vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất của nhôm
Tính chất và ứng dụng của một số hợp chất của nhôm
Phương pháp sản xuất nhôm
Hs hiểu: Nguyên nhân tính khử mạnh của nhôm và vì sao nhôm chỉ có số oxi hóa +3 trong các hợp chất
Kỹ năng
Hs rèn luyện kỹ năng:
Viết PTHH của các phản ứng hóa học
Quan sát hiện tượng, giải thích hiện tượng của thí nghiệm
Giải bài tập về nhôm
Tình cảm, thái độ: Giáo dục Hs có ‏‎yù thức bảo vệ những đồ vật bằng nhôm
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: 
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Sơ đồ tùng điện phân Al2O3 nóng chảy (hình 6.6)
Hóa chất: lá nhôm, các dung dịch HCl, H2SO4 loãng, NaOH, amoniac, HgCl2 (hoặc Hg)
Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm, giá để ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn
Học sinh: học bài, làm bài tập “Kim loại kiềm thổ và hợp chất của kim loại kiềm thổ”; chuẩn bị bài mới “Nhôm và hợp chất của nhôm”
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
	Bước 1: Ổn định lớp (sĩ số: .; hiện diện: .; vắng: ..)
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
 Viết PTHH của các phản ứng xảy ra theo sơ đồ chuyển hóa sau
Al ® AlCl3 ® Al(OH)3 ® NaAlO2 ® Al(OH)3 ® Al2O3 ® Al
Cho một lượng hỗn hợp Mg – Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít H2. Mặt khác cho lượng hỗn hợp như trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 6,72 lít H2. Các thể tích khí đo ở điều kiện chuẩn
Tính khối lượng của mỗi kim loại có trong lượng hỗn hợp đã dùng
	Bước 3: Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất của nhôm oxit
Gv dùng sản phẩm của phản ứng nhôm mọc lông tơ cho Hs quan sát trạng thái, màu sắc của nhôm oxit
Gv gọi Hs nhận xét về tính chất vật lí của nhôm oxit
Gv bổ sung: nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 rất cao (20500C)
Gv tiến hành thí nghiệm:
Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa nhôm oxit
Cho dung dịch axit HCl vào ống nghiệm chứa nhôm oxit
Gv gọi Hs nhận xét hiện tượng của thí nghiệm
Gv gọi Hs viết PTHH của phản ứng xảy ra 
? Dựa vào kết quả của thí nghiệm, em có nhận xét gì về tính chất hóa học của nhôm oxit?
Gv nhận xét và kết luận: Al2O3 có tính lưỡng tính (tác dụng với dung dịch axit, tác dụng với dung dịch kiềm)
Hs quan sát và nhận xét: Al2O3 là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước
Hs quan sát thí nghiệm
Hs nhận xét:
Al2O3 tan trong dung dịch NaOH
Al2O3 tan trong dung dịch HCl
Hs viết PTHH của phản ứng xảy ra
 Al2O3 + 2NaOH ® 2NaAlO2 + H2O
 Al2O3 + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2O
Hs nhận xét:
Al2O3 tác dụng với dung dịch axit và tác dụng với dung dịch kiềm
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của nhôm hidroxit
Gv thông báo: Trong phòng thí nghiệm không có Al(OH)3. Muốn khảo sát tính chất của Al(OH)3 ta phải điều chế Al(OH)3
? Dựa vào kiến thức đã học, em hãy nêu phương pháp điều chế Al(OH)3 trong phòng thí nghiệm?
Gv nhấn mạnh: Tốt nhất nên cho muối nhôm tác dụng với dung dịch NH3, nếu dùng dung dịch kiềm phải dùng với lượng vừa đủ
Gv tiến hành thí nghiệm điều chế Al(OH)3: cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3
Gv yêu cầu Hs quan sát và nhận xét hiện tượng của thí nghiệm
Gv kết luận và bổ sung: 
Al(OH)3 là chất rắn, màu trắng không tan trong nước, kết tủa dạng keo
Al(OH)3 bị phân hủy khi đun nóng
Gv gọi Hs viết PTHH của phản ứng nhiệt phân Al(OH)3
Gv lấy Al(OH)3 điều chế được chia đều vào hai ống nghiệm:
Ống thứ nhất: cho từ tư dung dịch HCl đến dư vào
Ống thứ hai: cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào
Gv gọi Hs nhận xét hiện tượng của thí nghiệm
Gv nhận xét
Gv gọi Hs viết PTHH của phản ứng xảy ra
Gv nhận xét
? Từ kết quả của thí nghiệm, em có nhận xét gì về tính chất hóa học của Al(OH)3?
Gv nhận xét và kết luận: Al(OH)3 là một hidroxit lưỡng tính
Gv bổ sung: NaAlO2 (natri aluminat) là muối của axit aluminic (HAlO2.H2O hay Al(OH)3). Đó là một axit yếu, yếu hơn cả axit cacbonic
? Viết PTHH chứng minh axit aluminic yếu hơn axit cacbonic?
Gv nhận xét
Hs dựa vào kiến thức đã học, trả lời:
Muốn điều chế Al(OH)3 cho muối nhôm tác dụng với dung dịch bazơ
Hs quan sát hiện tượng của thí nghiệm
Hs nhận xét: xuất hiện kết tủa keo trắng
Hs viết PTHH của phản ứng
 2Al(OH)3 ® Al2O3 + 3H2O
Hs quan sát 
Hs nhận xét hiện tượng quan sát được:
Ống 1: Al(OH)3 tan, dung dịch trong suốt
Ống 2: Al(OH)3 tan, dung dịch trong suốt
Hs viết PTHH của các phản ứng xảy ra
 Al(OH)3 + 3HCl ® AlCl3 + 3H2O
 Al(OH)3 + NaOH ® NaAlO2 + 2H2O
Hs nhận xét: Al(OH)3 có tính lưỡng tính
Hs thảo luận nhóm
Hs viết PTHH chứng minh
NaAlO2 + CO2 + 2H2O ® Al(OH)3+ NaHCO3
Hoạt động 3: Tìm hiểu muối nhôm
? Dựa vào bảng tính tan, em hãy cho biết tính tan của muối nhôm trong nước
Gv cung cấp: Muối nhôm thường tồn tại dạng muối kép
? Em hãy nghiên cứu sgk, nêu một số muối kép của nhôm
Gv: Muối kép thường gặp trong đời sống là phèn chua (K2SO4. Al2(SO4)3.24H2O)
? Em hãy nêu ứng dụng của phèn chua trong đời sống, sản xuất?
Gv: Nếu thay ion K+ bằng NH4+, Na+  ta có phèn nhôm
Hs quan sát bảng tính tan, nhận xét: Đa số muối nhôm dễ tan
Hs nghiên cứu sgk nêu công thức của một số muối kép
Hs dựa vào kiến thức thực tiễn trả lời: Phèn chua dùng để làm trong nước, cầm màu 
	Bước 4: Củng cố
Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
NaHCO3	B. Al2O3	C. AlCl3	D. Al(OH)3
Ứng dụng của phèn chua trong đời sống là:
Làm trong nước	B. Khử chua
Khử trùng nước	D. trung hòa nước sông
Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là:
Xuất hiện kết tủa keo trắng, kết tủa không tan
Xuất hiện kết tủa keo trắng, kết tủa tan 
Ban đầu không có hiện tượng, sau đó có kết tủa, kết tủa không tan
Không có hiện tượng
	Bước 5: Dặn dò
	 Học sinh học bài, làm bài tập sách giáo khoa, chuẩn bị bài “Luyện tập”

File đính kèm:

  • docgiao an 12cb Nhomhop chat.doc
Giáo án liên quan