Bài giảng Tiết 47: Nhôm và hợp chất của nhôm

I. Mục tiêu bài học:

 1.Về kiến thức: HS biết :

 - Vị trí cấu hình e lớp ngoài cùng , tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên và ứng dụng của nhôm

 - Nhôm là kim loại có tính khử khá mạnh: pư với phi kim, dd axit, nước,dd kiềm, oxit kim loại.

 - Nguyên tắc và sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nhôm oxit nóng chảy

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 993 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 47: Nhôm và hợp chất của nhôm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
 /2/2011
12D
 15/1/2011
 /1/2011
12E
 /2/2011
12C
Tiết 47: NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM
I. Mục tiêu bài học:
 1.Về kiến thức: HS biết : 
 - Vị trí cấu hình e lớp ngoài cùng , tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên và ứng dụng của nhôm
 - Nhôm là kim loại có tính khử khá mạnh: pư với phi kim, dd axit, nước,dd kiềm, oxit kim loại.
 - Nguyên tắc và sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nhôm oxit nóng chảy
 2.Về kĩ năng : 
 -Viết các phương trình hóa học minh họa cho tính chất hóa họccủa nhôm
 - Tính thành phần phần trăm về khối lượng nhôm trong hỗn hợp kl phản ứng.
 -Nhận biết ion nhôm, sử dụng bảo quản hợp lí các đồ dùng bằng nhôm
 -Đề ra các biện pháp sử lí chất thải trong phòng thí nghiệm
 3.Về thái độ: 
 - Ý thức được ảnh hưởng của môi trường tới sinh hoạt con người và tác động của con người tới môi trường.
 - Thấy được tầm quan trọng của kim loại trong đời sống SX
II. Chuẩn bị :
 1.Chuẩn bị của GV: Ống nghiệm, đèn cồn, kẹp ống nghiệm, nhôm lá, ddHCl, H2SO4, NaOH, NH3, HgCl2 
 2.Chuẩn bị của HS: Ôn tập cấu hình e nguyên tử.
III. Tiến trình bài giảng :
 1. Kiểm tra bài cũ : 
 - Không kiểm tra 
 2. Nội dung bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Nghiên cứu Vị trí của nhôm trong BTH
GV: Cho HS sử dụng BTH tìm vị trí của nhôm 
HS: Nêu vị trí của nhôm từ đó viết cấu hình e , xác định số e lớp ngoài cùng → dự đoán nhôm có tính khử mạnh chỉ có số oxi hóa +3 trong các hợp chất 
GV: Cho HS tìm hiểu SGK và từ thực tế nêu tính chất vật lí của nhôm
Hoạt động 3:Nghiên cứu Tính chất hóa học:
GV: Cho HS từ cấu tạo dự đoán tính chất hóa học cơ bản của nhôm là tính khử
HS; Viết các phương trình phản ứng minh họa
GV: Cho HS quan sát Thí nghiệm Al + Oxi
Nhôm + PK
 + Axit không có tính oxi hóa
 + Axit có tính oxi hóa
GV: Thông báo Al thụ động trong axit HNO3 và H2SO4 đặc nguội
HS: Làm thí nghiệm Al + Axit
 Nhôm khử nhiều ion kim loại trong oxit , ở nhiệt độ cao
HS: Viết pthh
Trong thực tế trên bề mặt của nhôm có một lớp Al2O3 rất mỏng, bền ,mịn không cho nước và khí thấm qua
GV:Khi không có màng xit bảo vệ Al tác dụng với nước 
Với dd kiềm tạo NaAlO2 muối tan 
HS: Viết các phản ứng minh họa
GV: Khi sử dụng đồ bằng nhôm tránh để tiếp xúc với dd kiềm
 Hoạt động 3:Nghiên cứu Ứng dụng và tt tự nhiên:
GV: Cho HS nghiên cứu SGK nêu:
Ứng dụng của nhôm
- TT tồn tại trong tự nhiên của nhôm
HS: trả lờitheo câu hỏi của GV
Hoạt động 4:nghiên cứu Sản xuất nhôm:
GV: Cho HS nêu:
- Nguyên liệu SX nhôm
- Phương pháp Sx nhôm
HS: Viết PT phản ứng điện phân , cho biết các chất thu được ở điện cực và phản ứng xảy ra ở điện cực
GV: Giới thiệu h 6.6 SGK Khí oxi ở nhiệt độ caođốt cháy C thành CO2 và CO sau một thời gian phải thay cực dương
A. Nhôm:
I.Vị trí trong BTH, Cấu hình e nguyên tử: 
Nhôm(Al) ở ô 13 thuộc nhóm IIA, chu kì 3 trong BTH 
Cấu hình e : 1S22s22p63s23p1 
 [Ne] 3s23p1 
Nhôm dễ nhường e nên có số oxi hóa +3 trong các hợp chất 
II. Tính chất vật lí:
- Nhôm là kim loại màu trắng bạc
- Nhiệt độ nóng chảy 6600C, mềm, dẻo
- Nhôm là kim loại nhẹ D= 2,7g/cm3 
- Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt 
III. Tính chất hóa học:
Nhôm là KL có tính khử mạnh sau KLK và KLKT 
 Al → Al3+ + 3e 
1.Tác dụng với phi kim:
nhôm khử dễ dàng phi kim → ion âm
a) Với halogen: 
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3 
b) Với Oxi:
 4Al + 3O2 → 2Al2O3 
c) Với lưu huỳnh:
 4Al + 3S → 2Al2S3 
2. Tác dụng với dd axit:
a) DD axit HCl và H2SO4 loãng:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
b) dd HNO3 và H2SO4 đặc nóng:
Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 +NO + 2H2O 
2Al+6 H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
- Al thụ động trong axit HNO3 và H2SO4 đặc nguội
3.Tác dụng với oxit kim loại:
- Nhôm khử nhiều ion kim loại trong oxit
2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe
2Al + Cr2O3 Al2O3 + 2Cr
4.Tác dụng với nước :
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2 
5. Tác dụng với dd kiềm:
 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2 
 Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
 2Al+ 2NaOH +2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 
IV. Ứng dụng và TT tự nhiên:
1.Ứng dụng:
-Dùng làm vật liệu chế tạo máy bay, otô,
- Xây dựng và trang trí nội thất.
-dụng cụ nhà bếp
- Hàn đường ray 
2.Trong tự nhiên: Tồn tại ở dạng hợp chất 
Đất xét: Al2O3.2SiO2.2H2O
Mica: K2O.Al2O3.6SiO2 
Boxit: Al2O3 .2H2O
Criolit: 3NaF. AlF3 
V. Sản xuất:
1.Nguyên liệu: Quặng Boxit Al2O3 .2H2O có lẫn SiO2 → loại bỏ SiO2 → Al2O3 
2.Điện phân nhôm oxit nóng chảy:
2Al2O3 4Al + 3O2 
Cực âm(katôt) Al3+ + 3e → Al
Cực dương(anôt) 2O2- → O2 + 4e
3. Củng cố- Luyện tập: HS nhắc lại nội dung chính của bài
 Tính chất hóa học của nhôm
 GV: Nhấn mạnh kim loại nhôm không có tính lưỡng tính, hợp chất của nhôm mới có tính lưỡng tính
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Học thuộc lí thuyết 
 - Làm bài tập 1,2,3 SGK
 - Chuẩn bị phần Hợp chất của nhôm
Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH)
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
 Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docTiet 47- nhom.doc