Bài giảng Tiết 47 - Bài 38: Axetylen

Mục tiêu:

1. Kiến thức:Qua tiết học giúp học sinh

- Nắm được CTCT, tính chất vật lý, tính chất hóa học của axetylen.

- Nắm được khái niệm và đặc điểm của liên kết ba.

- Củng cố kiến thức chung về hyđrôcacbon, không tan trong nước, dễ cháy tạo thành CO2 + H2O toả nhiều nhiệt. Biết được một số ứng dụng quan trọng của axetylen.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 47 - Bài 38: Axetylen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 24/01/2010	Tiết: 47
Ngày dạy : ................................................
Bài 38: AXETYLEN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:Qua tiết học giúp học sinh
- Nắm được CTCT, tính chất vật lý, tính chất hóa học của axetylen.
- Nắm được khái niệm và đặc điểm của liên kết ba.
- Củng cố kiến thức chung về hyđrôcacbon, không tan trong nước, dễ cháy tạo thành CO2 + H2O toả nhiều nhiệt. Biết được một số ứng dụng quan trọng của axetylen.
2. Kỹ năng : 
- Rèn luyện kỹ năng viết các PTHH của phản ứng cộng, bước đầu dự đoán tính chất của các chất dựa vào thành phần và cấu tạo.
3. Thái độ : Kích thích sự say mê yêu thích môn học, có niềm tin vào khoa học.
II. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm, đàm thoại , thuyết trình.
III. Chuẩn bị:
- Giáo viên : Mô hình phân tử axetylen
- Học sinh: Kiến thức bài cũ và bài mới
IV. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định :
2. KTBC: 
(?) Hãy nêu tính chất vật lý và tính chất hóa học của etylen. Viết PTPƯ 
(?) Hãy làm bài tập 3,4 trang 116 trong SGK.
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG 
* HĐ1: Tìm hiểu CTPT, tính chất vật lý của êtylen.
(?) Axetylen có CTPT, CTTQ và PTK như thế nào?
(?) Nêu tính chất vật lý của axetylen.
(?) So sánh với CH4 và C2H4 có gì giống ?
* HĐ 2:Tìm hiểu về cấu tạo phân tử của axetylen.
(?) Biểu diễn CTCT của C2H2 và lắp ghép bằng mô hình.
(?) Trong liên kết của C2H2 có gì khác so với CH4 và C2H2.
GV: Cung cấp thông tin về liên kết ba.
* HĐ 3: Tìm hiểu về tính chất hóa học của axetylen.
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK mô tả lại thí nghiệm và rút ra kết luận
(?) Các hyđrôcacbon đều có tính gì?
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 4.11
(?) Qua TN0 và tranh ta có kết luận gì?
(?) So với etylen thì như thế nào? Do yếu tố nào quyết định.
(?) Hãy viết PTHH
(?) Biểu diễn mô hình CT CHBr2 - CHBr2
* HĐ4: Tìm hiểu về ứng dụng của axetylen.
(?) Theo các em C2H2 có những ứng dụng nào dựa vào tính chất gì? Lấy ví dụ.
* HĐ5: Tìm hiểu về điều chế axetylen
(?) Có mấy cách điều chế C2H2. Viết PTPƯ minh hoạ
CTCT: C2H2 (CnH2n-2)
PTK: 26
I. Tính chất vật lý: (SGK)
II. Cấu tạo phân tử
 H- C = C - H CH = CH
 Trong liên kết ba, có 2 liên kết kém bền dễ đứt lần lược trong các phản ứng hoá học. 
III. Tính chất hóa học của êtylen
1. Axetylen có cháy không
- Thí nghiệm: SGK
- PTPƯ:
2C2H2 + 5O2 à 4CO2 + 2H2O
2. Axetylen có làm mất màu dung dịch Brôm không?
- Thí nghiệm: SGK
- Nhận xét : Nước Brôm bị mất màu
- PTPƯ:
C2H2 + Br- Br à CHBr = CHBr
CHBr = CHBr + Br2 à CHBr2 - CHBr2
Ngoài ra C2H2 ở điều kiện thích hợp còn có khả năng + H2 và một số chất khác.
VD: C2H2 + H2 à C2H6
IV. Ứng dụng
- Làm nhiên liệu trong đèn xì oxy - axetylen để hàn cắt kim loại.
- Nguyên liệu để sản xuất poly, cao su, axit axetic.
V. Điều chế:
- Trong phòng thí nghiệm: Cho Canxi cacbua phản ứng với nước.
CaC2 + 2H2O à C2H2 + Ca(OH)2
- Trong công nghiệp: Nhiệt phân mêtan ở nhiệt độ cao
CH4 à C2H2 + H2
4. Củng cố :
	GV: Yêu cầu học sinh đọc phần kết luận, phần em có biết và làm bài tập 1,2,3 trang 122 trong SGK.
5. Dặn dò: 
	- Về nhà ôn lại kiến thức chương phi kim để hôm sau làm bài kiểm tra 1 tiết.
 Làm các bài tập còn lại trong SGK
V. Rút kinh nghiệm :
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 47.doc