Bài giảng Tiết: 47 - Bài 38: Axetilen (tiết 3)
1) Kiến thức: Biết được:
-CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo của axêtilen
-Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí
-Tính chất hoá học của C2H2: Phản ứng cộng với dd Br2, pứ cháy.
-axetylen được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu trong công nghiệp.
2) Kĩ năng:
-Quan sát TN, hiện tượng thực tế, hình ảnh TN rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất axetylen.
Ngµy so¹n: 18/02/2012 Ngµy gi¶ng:21/02/2012 Tiết: 47 Bài 38 AXETILEN CTPT: C2H2 ; M = 26 I. MỤC TIÊU Kiến thức: Biết được: -CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo của axêtilen -Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí -Tính chất hoá học của C2H2: Phản ứng cộng với dd Br2, pứ cháy. -axetylen được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu trong công nghiệp. Kĩ năng: -Quan sát TN, hiện tượng thực tế, hình ảnh TN rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất axetylen. -Viết được PTHH dạng CTPT và dạng CTCT thu gọn -Phân biệt khí axetylen với khí mê tan bằng pp hoá học , -Tính phần trăm khí axêtilen trong hỗn hợp khí hoặc thể tích khí đã tham gia phản ứng ở đktc. Trọng tâm: -Cấu tạo và tính chất hoá học của axetilen. HS cần biết do phân tử axxetilen có chứa 1 liên kết ba trong đó có 2 liên kết kém bền nên có pứ đặc trưng là pứ cộng II.CHUẨN BỊ: -Mô hình phân tử C2H2, tranh vẽ các sản phẩm ứng dụng của C2H2 -Đất đèn, nước, dd brôm.-Bình cầu phễu chiết, chậu thuỷ tinh, ống dẫn khí, bình thu khí III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ổn định tổ chức: Kiểm tra bài cũ: a.Viết CTPT, CTCT, nêu đặc điểm liên kết, tính chất hoá học đặc trưngcủa mêtan và etilen (viết PTHH minh hoạ) b. Hãy điền dấu x vào các đáp án đúng các chất có liên kết đôi có pứ đặc trưng sau A. Phản ứng thế ; B. Phản ứng cộng ; C.Phản ứng trùng hợp ; D.Phản ứng cháy . 3)Bài mới: *Giới thiệu bài:Từ hoạt động kiểm tra bài cũ GV đặt vấn đề vào bài Hoạt động 1: TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ CÔNG THỨC CẤU TẠO Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -GV cho HS quan sát lọ chứa khí C2H2 và H.49 (nếu có) -GV yêu cầu HS nêu một số TCVL -GV thông báo thêm C2H2 không mùi nhưng điều chế từ CaC2 thì có mùi khó chịu -GV yêu cầu HS so sánh CTPT C2H4 và C2H2 từ đó nêu sự khác nhau về thành phần ptử của 2 chất -GV cho HS xếp mô hình ptử C2H2 và nêu nhận xét -GV yêu cầu HS so sánh CTCT của C2H4 và C2H2 -GV thông báo cho HS biết khái niệm và đặc điểm của liên kết ba . -HS quan sát -HS trả lời(khí, không màu ...) -HS so sánh (số ntử H) -HS xếp mô hình, nêu nhận xét, viết CTCT -HS trả lời C2H4 có liên kết đôi, trong CTCT C2H2 không có (≡) Tiểu kết. I/Tính chất vật lí: -Chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí (d = ) II/Công thức cấu tạo: -CTCT của axetilen H – C ≡ C – H Viết gọn CH ≡ CH -Trong ptử C2H2 có liên kết ba ( C ≡ C ). Có 2 liên kết kém bền dễ đứt lần lược trong các pứ hoá học Hoạt động 2 : III/TÍNH CHẤT HOÁ HỌC. -GV yêu cầu HS dựa vào thành phần để dự đoán tính chất -GV yêu cầu HS dự đoán sản phẩm, sau đó GV làm TN để kiểm chứng (nếu có) -GV yêu cầu HS dựa vào cấu tạo để dự đoán -GV làm TN chứng minh dự đoán của HS (nếu có) -GV thông báo trong điều kiện thích hợp C2H2 cũng có pứ cộng với H2 và một số chất khác (chú ý GV tiến hành 2 TN cùng 1 lúc à nếu có) -HS dự đoán (pứ cháy vì có C, H) -HS trả lời (CO2 và H2O) và quan sát TN -HS dự đoán(làm mất màu dd Br2) - HS chú ý quan sát -HS chú ý lắng nghe Tiểu kết. 1/C2H2 có cháy không? -Khi cháy C2H2 tạo thành CO2 và H2O pứ toả nhiệt 2C2H2 + 5O2 à 4CO2 + 2H2O 2/C2H2 có làm mất màu dd Br2 không ? -C2H2 làm mất màu dd brôm CH ≡ CH(k) + Br – Br (dd)da cam à Br – CH = CH – Br (l) không màu -Sản phẩm sinh ra có liên kết đôi trong ptử nên có thể ccng tiếp với 1 ptử Br2 nữa Br – CH = CH – Br(l) + Br – Br(dd) à Br2CH – CHBr2 (l) -Trong điều kiện thích hợp C2H2 cũng có pứ cộng với H2 và một số chất khác Hoạt động 3 ỨNG DỤNG VÀ ĐIỀU CHẾ -GV cho HS đọc sgk và dựa vào hiểu biết thực tế nêu một số ứng dụng của C2H2 -GV hướng dẫn HS quan sát H4.12 sgk và yêu cầu HS mô tả quá trình hoạt động của thiết bị giải thích vai trò của bình đựng NaOH và viết PTHH -GV thông báo pp hiện đại điều chế C2H2 hiện nay -GV bổ sung và kết luận -HS đọc sgk và nêu ứng dụng -HS quan sát H4.12 và trả lời câu hỏi (nguyên liệu để điều chế C2H2 từ CaC2 và nước ,NaOH là loại bỏ tạp chất khí và viết PTHH Tiểu kết. +Ưng dụng: -Nhiên liệu trong đèn xì oxi-axetilen, là nguyên liệu để sản xuất PVC, cao su, axit axêtic và nhiều hoá chất khác +Điều chế: -Cho CaC2 pứ với nước CaC2 + 2H2O à C2H2 + Ca(OH)2 -Phương pháp hiện đại là nhiệt phân CH4 ở nhiệt độ cao 4,Củng cố - Dặn dò. a,Củng cố -GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ -GV phát phiếu học tập cho HS (nhóm) Có liên kết (=) Có liên kết (≡) Làm mất màu dd Br2 Có phản ứng thế Có phản ứng cháy Có pứ trùng hợp -Mê tan -Etilen -Axetilen b,Dặn dò:Học kĩ bài, làm bài tập 1,2,4,5 sgk và nghiên cứu bài benzen Ngµy so¹n: 18/02/2012 Ngµy gi¶ng: 23/02/2012 Tiết: 48 BEN ZEN Công thức phân tử:C6H6 Phân tử khối 78 I. MỤC TIÊU Kiến thức: Biết được: -CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo của benzen -Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, độc tính -Tính chất hoá học của C6H6: Phản ứng thế với Br2 lỏng (có bột sắt, đun nóng), pứ cháy, pứ cộng hiđro và clo. -benzen được dùng làm nhiên liệu và dung môi trong tổng hợp hữu cơ . Kĩ năng: -Quan sát TN, mô hình phân tử, hình ảnh TN, mẫu vật, rút ra được đặc điểm về cấu tạo pt và tính chất -Viết được PTHH dạng CTPT và dạng CTCT thu gọn -Tính được khối lượng benzen đã pứ để tạo thành sản phẩm trong pứ thế theo hiệu suất . Trọng tâm: -Cấu tạo và tính chất hoá học của benzen. HS cần biết do phân tử benzen có cấu tạo vòng sáu cạnh đều trong đó có 3 liên kết đơn C – C luân phiên xen kẽ với 3 liên kết đôi C = C đặc biệt nên benzen vừa có khả năng cộng , vừa có khả năng thế (tính thơm). II.CHUẨN BỊ: -Tranh vẽ mô tả TN pư của benzen với brôm , ống nghiệm. -Benzen, dầu ăn, dd brôm, nước. III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1)ổn định tổ chức: 2)Kiểm tra bài cũ: 3)Bài mới: *GV giới thiệu mục tiêu của bài học như sgk trang 123 Hoạt động 1: TÍNH CHẤT VẬT LÍ – CẤU TẠO PHÂN TỬ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -GV cho HS quan sát ống nghiệm đựng benzen tiến hành TN 1,2 sgk (H4.13) -GV thông báo cho HS biết CTCT của benzen(như sgk) yêu cầu HS nhận xét liên kết giữa các ntử trong hợp chất -GV bổ sung và nhấn mạnh CTCT của benzen có 6 cạnh mạch vòng -GV cho HS xem mô hình hoặc xem H4.14 sgk -HS quan sát TN nêu hiện tượng và nhận xét tính chất vật lí của benzen -HS nhận xét dựa vào CTCT (3 liên kết đôi và 3 liên kết đơn xen kẻ với nhau) -HS quan sát mô hình hoặc xem H4.14 sgk Tiểu kết. 1.Tính chất vật lí: -Chất lỏng, không màu, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, hoà tan nhiều chất nhiều chất như dầu ăn, nến cao su, iốt -Benzen độc 2.Cấu tạo phân tử: -Trong CTCT của benzen có 3 liên kết đôi và 3 liên kết đơn xen kẻ nhau Hoạt động 2: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC -GV đề nghị HS so sánh thành phần ptử, CTCT của CH4, C2H4 C6H6 từ đó cho HS dự đoán TCHH của benzen -GV yêu cầu HS viết PT pứ cháy -GV dùng tranh vẽ mô tả TN benzen tác dụng với brôm và yêu cầu HS viết PTHH -GV làm TN cho benzen với dd brôm -GV thông báo benzen tham gia pứ cộng với H2 và chất tạo thành là 1 sản phẩmvà yêu cầu HS viết PTHH -GV yêu cầu HS nêu TCHH của benzen -GV bổ sung và kết luận -HS dự đoán TCHH của benzen (ben zen tham gia pứ cháy (C-H), pứ thế (lk -), pứ cộng (lk đôi) -HS viết PT pứ cháy -HS quan sát và viết PTHH -HS quan sát (không có hiện tượng gì) -HS viết PTHH -HS trả lời (cháy, thế brôm, cộng H2) Tiểu kết. 1.Benzen có cháy không? -Benzen dễ cháy tạo ra CO2 và nước 2C6H6 + 15O2 à 12CO2 +6H2O 2.Benzen có pứ thế với Br2 không? -Viết gọn: C6H6(l) +Br2(l) à C6H5Br(l)+ HBr (h) Fe C6H5Br brôm benzen 3.Benzen có phản ứng cộng không? -benzen có pứ cộng với H2 t0 C6H6 + 3H2 à C6H12 Ni (xiclohexan) Pứ cộng của benzen khó hơn so với etilen và axetilen Hoạt động 3:ỨNG DỤNG -GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk và dựa vào sơ đồ để nêu ứng dụng -GV bổ sung và kết luận (sgk) -HS đọc sgk và trả lời câu hỏi 4,Củng cố - Dặn dò. a,Củng cố -GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ và tổng kết bài học -GV yêu cầu HS giải bài tập 1,2,4 sgk Hướng dẫn:1C ,4 b và c (GV yêu cầu hs viết PTHH và giải thích ) b,Dặn dò: - Học bài cũ, nghiên cứu bài mới (dầu mỏ và khí thiên nhiên) làm các bài tập còn lại sgk
File đính kèm:
- HOA 9.doc