Bài giảng Tiết 47 - Bài 36: Metan

A. Mục tiêu :

- Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học của metan

- Nắm được định nghĩa; liên kết đơn; phản ứng thế

- Biết trạng thái tự nhiên và ứng dụng của metan

- viết được phương trình hoá học của phản ứng thế, phản ứng cháy của metan

B. Đồ dùng dạy học :

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 47 - Bài 36: Metan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 47 Bài 36 METAN
Tuần 24
- Ngày soạn : 20.1.2010
- Ngày dạy : 25.1.2010
- Dạy lớp : 91,2,4
A. Mục tiêu :
- Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học của metan
- Nắm được định nghĩa; liên kết đơn; phản ứng thế 
- Biết trạng thái tự nhiên và ứng dụng của metan
- viết được phương trình hoá học của phản ứng thế, phản ứng cháy của metan
B. Đồ dùng dạy học :
- Mô hình phân tử metan
- 1 lọ khí metan
- 1 cốc nước vôi trong 
- 1 ống thuỷ tinh vuốt nhọn
C. Tiến trình bài giảng :
1. Mở bài: 1’
Metan là một trong những nguồn nhiên liệu quan trọng cho đời sống và cho công nghiệp. Vậy metan có cấu tạo, tính chất như thế nào? Ta cùng tìm hiểu bài 36
2. Phát triển bài : 35’
Tg
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
25’
5’
I. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí :
- Trong tự nhiên metan có nhiều trong các mỏ khí, mỏ dầu, mỏ than, đáy bùn ao, khí biogaz
- Metan là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí 
II. Cấu tạo phân tử :
- Công thức cấu tạo :
 H 
H - C - H
 H
- Giữa C và H có 1 liên kết. Gọi là liên kết đơn 
- Phân tử metan có 4 liên kết đơn
III. Tính chất hoá học :
1. Tác dụng với oxi ( phản ứng cháy )
Metan cháy trong oxi hoặc không khí tạo thành CO2 và nước 
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
Chú ý: Hỗn hợp 1VCH4 và 2VO2 là hỗn hợp nổ mạnh 
2. Tác dụng với clo :
Khí metan sẽ tác dụng với khí clo khi có ánh sáng 
CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl
Phản ứng trên thuộc loại phản ứng thế 
IV. Ứng dụng :
- Dùng làm nhiên liệu trong đời sống và sản xuất 
- Dùng để điều chế hiđro
- Dùng để điều chế bột than và nhiều chất khác 
- Cho học sinh đọc SGK. Hỏi: Trong tự nhiên metan có ở đâu?
- Kết luận 
- Giới thiêu lọ đựng metan và cách thu metan trong đáy bùn ao. Hãy mô tả tính chất vật lí của metan?
- Yêu cầu các nhóm lắp ráp mô hình của metan 
- Gọi đại diện 1 nhóm lên bảng viết công thức cấu tạo và hỏi giữa C và H có mấy liên kết?
- Phân tử metan có mấy liên kết đơn?
- Kết luận 
- Tiến hành thí nghiệm đốt metan trong không khí 
- Nêu hiện tượng quan sát được 
- Kết luận 
- Vẽ hình mô tả thí nghiệm giữa clo với metan
- Nêu hiện tượng và nhận xét thí nghiệm?
- Gọi 1 học sinh lên bảng viết phương trình hoá học 
- Phản ứng trên được gọi là phản ứng thế. Vậy thế nào là phản ứng thế?
 - Yêu cầu học sinh đọc SGK và nêu ứng dụng của metan?
- Sửa chữa - Kết luận 
- Đọc SGK xác định trạng thái tự nhiên
- Quan sát lọ metan
- Các nhóm lần lượt lắp ráp mô hình phân tử metan
- Nhận xét - Bổ sung 
- Xác định được 4 liên kết đơn
- Quan sát thí nghiệm 
- Metan cháy sáng trong không khí: sinh ra khí CO2 và nước 
- Quan sát thí nghiệm 
- Hiện tượng: Màu vàng lục mất đi; dung dịch làm quì tím hoá đỏ 
- Phát biểu khái niệm phản ứng thế.
 - Nêu được 1 số ứng dụng của metan
3. Củng cố : 4’
Metan thể hiện được những tính chất hoá học nào? Viết phương trình hoá học?
4. Kiểm tra, đánh giá : 4’
Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập số 2 SGK
5. Dặn dò : 1’
- Đọc mục “ Em có biết “
- Giải bài tập 1,3,4, SGK
 - Chuẩn bị trước bài 37

File đính kèm:

  • docTiết 47 Bài 36 METAN.doc