Bài giảng Tiết 47: Axetilen (tiết 2)

1. Kiến thức: Biết được:

 - Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của axetilen.

 - Tính chất vật lí: trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.

 - Tính chất hoá học: phản ứng cộng brôm trong dung dịch, phản ứng cháy.

 - Ứng dụng: Làm nhiên liệu và nguyên liệu trong công nghiệp

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 47: Axetilen (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 16/2/2011 - Lớp 9A1; Ngày 19/2/2011- Lớp 9A2, 9A3.
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Biết được:
	- Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của axetilen.
	- Tính chất vật lí: trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.
	- Tính chất hoá học: phản ứng cộng brôm trong dung dịch, phản ứng cháy.
	- Ứng dụng: Làm nhiên liệu và nguyên liệu trong công nghiệp.
2. Kĩ năng: 
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mô hình rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất axetilen.
- Viết các PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn.
- Phân biệt khí axetilen và metan bằng phương pháp hoá học.
- Tính % thể tích khí etilen trong hỗn hợp khí hoặc thể tích khí đã tham gia phản ứng ở đktc.
- Cách điều chế axetilen từ CaC2 và CH4.
B. CHUẨN BỊ
- Mô hình phân tử axetylen, ống nghiệm.
- Dung dịch brom, đất đèn.
C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1.Tổ chức lớp học: 
2. Kiểm tra bài cũ
Dự kiến tên HS: 
Dự kiến câu hỏi và trả lời:	
1) Viết CTCT, nêu đặc điểm cấu tạo & tính chất hóa học của etilen.
HS trả lời lí thuyết.
2) Chữa bài tập 4 trang 119 SGK.
Phương trình: C2H4(k) + 3O2(k) 2CO2(k) + 2H2O(h) 
Theo phương trình: thể tích O2 = 3 x thể tích C2H4 = 3 x 4,48 = 13,44 lit
=> Vkk = 5 x VO2 = 13,44 x 5 = 67,2 lit	
3.Tiến trình bài giảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
GV: Axetilen là nguyên liệu để điều chế polivinyl clorua, dùng trong đèn xì axetilen. Ta hãy tìm hiểu công thức cấu tạo, tính chất và ứng dụng của axetilen.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính chất vật lí.
- GV cho HS quan sát lọ đựng axetilen và yêu cầu HS tóm tắt tính chất vật lí của axetilen.
- GV: yêu cầu HS so xem khí axetilen với không khí, khí nào nặng hơn ?
→ HS tóm tắt và trả lời
→ HS: 
=> axetilen nhẹ hơn không khí.
I. Tính chất vật lý 
Là chất khí, không mùi, ít tan trong nước.
=> axetilen nhẹ hơn không khí.
Hoạt động 3: Cấu tạo phân tử
- GV hướng dẫn HS lắp ráp mô hình → HS viết CTCT, nêu đặc điểm.
- GV thông báo: Những liên kết như vậy gọi là liên kết ba.
Trong liên kết ba có 2 liên kết kém bền, dễ bị đứt ra trong phản ứng hoá học.
→ HS: lắp ghép mô hình, viết CTCT và nhận xét: 
Đặc điểm: Giữa 2 nguyên tử cacbon có liên kết ba.
- HS: nghe và ghi nhớ.
I. Cấu tạo phân tử
H - C ≡ C - H
Hay: CH ≡ CH
- Phân tử C2H2 có 1 liên kết ba C≡C . Trong liên kết đôi có 2 liên kết kém bền, dễ bị đứt lần lượt trong các phản ứng hoá học.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về tính chất hoá học
- GV đặt câu hỏi: 
Dựa vào đặc điểm cấu tạo của axetilen, hãy dự đoán tính chất hóa học của C2H2.
- GV: làm thí nghiệm để kiểm tra các dự đoán: TN đốt cháy C2H2 → HS quan sát, viết PTHH.
- GV liên hệ: Phản ứng toả nhiệt nên axetilen được dùng làm nhiên liệu trong đèn xì oxi – axetilen.
- GV: Hướng dẫn HS làm TN theo nhóm: C2H2 + ddBr2 → Quan sát → Viết PTHH
- GV: Sản phẩm sinh ra còn liên kết đôi trong phân tử sẽ tiếp tục tham gia phản ứng với một phân tử brom nữa.
- GV giới thiệu: Trong điều kiện thích hợp C2H2 có thể cọng với một số chất khác (H2, HCl...)
→ HS: 
+ C2H2 có phản ứng cháy (do có C, H)
+ C2H2 có phản ứng cọng do có một liên kết ≡ 
→ HS: C2H2 cháy trong không khí với ngọn lửa sáng.
PTHH: 2C2H2 (k) + 5O2(k) 
4CO2 (k) + 2H2O(h)
→ HS làm TN theo nhóm → Nêu hiện tượng và nhận xét:
- Dung dịch Br2 phai màu.
- Nhận xét: Đúng như dự đoán, axetilen có phản ứng cọng.
PTHH:
C2H2 + Br2 → C2H2Br2
C2H2Br2 + Br2 → C2H2Br4
III. Tính chất hóa học
1. Axetilen có cháy không ?
2C2H2(k) + 5O2(k) 
	 4CO2(k) + 2H2O(h) + Q
→ Vậy axetilen cháy được trong oxi.
2. Axxetilen làm mất màu dd Br2 không?
CH ≡ CH + Br2 → Br-CH = CH-Br
(kh«ng mµu)(da cam) (kh«ng mµu)
hay C2H2 + Br2 → C2H2Br2
C2H2Br2 + Br2 → C2H2Br4
Hoạt động 5: Ứng dụng
- GV yêu cầu HS đọc SGK, tóm tắt các ứng dụng của C2H2.
- HS: đọc SGK và tóm tắt ứng dụng.
III. Ứng dụng 
- Làm nhiên liệu cho đèn xì oxi axetilen để hàn cắt kim loại.
- Là nguyên liệu để sản xuất:
+ Polivinyl clorua (PVC)
+ Cao su
+ Axit axetic
Hoạt động 6: Điều chế
- GV: yêu cầu HS nêu cách điều chế C2H2.
- GV giới thiệu: Hiện nay, axetilen thượng được điều chế bằng cách nhiệt phân CH4 ở nhiệt độ cao.
2CH4 C2H2 + 3H2
- HS: nêu cách điều chế C2H2 và viết PTHH.
CaC2 + 2H2O → 
	C2H2 + Ca(OH)2
IV. Điều chế.
- Cho canxicacbua phản ứng với nước.
CaC2 + 2H2O ® C2H2 + Ca(OH)2
- Nhiệt phân CH4 ở nhiệt độ cao.
	4. Củng cố
GV yêu cầu HS làm bài tập:
Bài tập 1: Cho các chất sau: CH4, C2H2.
a) Hãy viết CTCT của các chất trên.
b) Hãy phân biệt các chất trên bằng phương pháp hoá học.
Bài tập 2:
Yêu cầu HS làm bài tập 2 trang 122 SGK
HS làm bài tập:
a) HS viết CTCT.
b) Dẫn các khí qua dung dịch nước brôm, khí làm mất màu dung dịch nước brôm là C2H2, khí không làm mất màu dung dịch là CH4.
C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4
HS: a) VBr2 = 0,1lit
b) VBr2 = 0,2 lit
Bài tập: 
Dẫn các khí qua dung dịch nước brôm, khí làm mất màu dung dịch nước brôm là C2H2, khí không làm mất màu dung dịch là CH4.
C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4
	5. Hướng dẫn về nhà
- BTVN: 1→ 5 trang 122;
- Xem trước bài “Benzen” 
Bài tập tham khảo:
Cho hỗn hợp khí X gồm ba khí CH4, C2H4 và C2H2. Dẫn 8,4 lít hỗn hợp khí trên vào bình đựng dung dịch Br2 dư, thấy khối lượng bình tăng lên 8,1 gam. Đốt cháy toàn bộ lượng khí đi ra khỏi bình thì thu được 1,68 lít CO2. Tính % theo khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp đầu. Biết các khí đo ở đktc.
Hướng dẫn:
Khi dẫn hỗn hợp khí trên vào bình đựng dung dịch Br2 ® khối lượng bình tăng 8,1 gam chính làm khối lượng của C2H4 và C2H2.
Phương trình:	C2H4 + Br2 → C2H4Br2	(1)
	C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4	(2)
	CH4 + 2O2 ® CO2 + 2H2O	(3)
Theo (3) => VCH4 = 1,68 lit
Theo (1) và (2) lập hệ phương trình.
=> VC2H2 và VC2H4	

File đính kèm:

  • docTiet_47.doc
Giáo án liên quan