Bài giảng Tiết 46 : Kiểm tra một tiết
MỤC TIÊU :
Kiểm tra lại một số kiến thức đã học và một số kỹ năng đã luyện tập trong
chương IV
B> CHUẨN BỊ :
Đề kiểm tra một tiết
C> LÊN LỚP :
1/ ổn định
2/ Kiểm tra : GV phát đề in sẵn xuống các học sinh.
19/02/09 Tiết 46 : KIỂM TRA MỘT TIẾT A> MỤC TIÊU : Kiểm tra lại một số kiến thức đã học và một số kỹ năng đã luyện tập trong chương IV B> CHUẨN BỊ : Đề kiểm tra một tiết C> LÊN LỚP : 1/ ổn định 2/ Kiểm tra : GV phát đề in sẵn xuống các học sinh. A ) PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 3 điểm ) Khoanh tròn vào ý trả lời đúng cho các câu hỏi sau : Câu 1 : Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước là nhờ dựa vào tính chất : A/ Khí oxi tan trong nước . B/ Khí oxi ít tan trong nước. C/ Khí oxi khó hoá lỏng . D/ Khí oxi nhẹ hơn nước . Câu 2: Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí là nhờ dựa vào tính chất : A/ Khí oxi nhẹ hơn không khí . B/ Khí oxi nặngï hơn không khí . C/ Khí oxi dễ trộn lẫn với không khí . D/ Khí oxi ít tan trong nước. Câu 3 : Cho các chất sau : a. FeO b.KClO3 c. KMnO4 d. CaCO3 e. Không khí g. H2O . Những chất được dùng điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là : A/ a,b,c,e. B/ b,c,e,g . C/ b,c . D/ b,c,e . Câu 4 : Sự oxi hoá chậm là : A/ Sự oxi hoá mà không toả nhiệt B/ Sự oxi hoá mà không phát sáng . C/ Sự oxi hoá toả nhiệt mà không phát sáng . D/ Sự tự bốc cháy . Câu 5 : Cho các oxit có công thức hoá học sau : MgO, Na2O, Mn2O7, SiO2, SO2, P2O5 , NO2, N2O5, CaO, Al2O3, CO2, K2O. Các oxit axit được sắp xếp như sau : A/ CO2, SO2, Al2O3, P2O5, NO2 . B/ CO2, Mn2O7, SiO2, P2O5, NO2, N2O5. C/ CO2, Mn2O7, SiO2, P2O5, CaO. D/ SiO2, Mn2O7, P2O5, N2O5 , CaO. Các oxit bazơ được sắp xếp như sau : A/ Al2O3, CO2, SO2, SiO2. B/ CO2, Na2O ,CaO, N2O5. C/ K2O, CO2, P2O5 ,CaO, SiO2. D/ Al2O3, CaO, MgO, Na2O, K2O. B) PHẦN TỰ LUẬN : ( 7điểm ) Câu 1: a/ Củi than cháy được trong không khí .Nhà em có củi than để trong hộc bếp, xung quanh có không khí.Tại sao củi than đó lại không cháy ? b/ Củi than đang cháy em muốn dập tắt phải làm thế nào ? ( 1,5 đ) Câu 2 : Hoàn thành những phản ứng hoá học sau : a/ + MgO d/ KMnO4 t0 b/ ..+.. P2O5 e/ H2O điện phân c/ +.. Al2O3 ( 2,5 đ) Câu 3 : Khi phân huỷ KClO3 tạo thành KCl và khí oxi a/ viết phương trình điều chế oxi b/ Tính khối lượng KClO3 cần thiết để sinh ra một lượng oxi đốt cháy hết 3,6g cacbon . ( 3 đ) 3/ Đáp án : A) PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3đ) Câu1 : B ; Câu 2 : B ; Câu 3 : C ; Câu 4 : C Câu 5 : a) B ; b) D B) PHẦN TỰ LUẬN : (7 đ) Câu 1 : a/ Củi than cháy được trong không khí phải có mồi của ngọn lửa để Nâng lên đến nhiệt độ cháy , còn than củi xếp trong hộc bếp xung quanh có không khí nhưng không cháy vì ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cháy . b/ Muốn dập tắt củi than đang cháy thì phải để chúng không tiếp xúc với oxi của không khí do đó ta rẩy nước hay phủ cát lên bề mặt bị cháy để vật cháy không tiếp xúc với oxi của không khí và hạ nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ cháy . ( 1,5đ) Câu 2 : Hoàn thành những phản ứng hoá học sau : a/ 2Mg+O2 2 MgO d/ 2 KMnO4 t0 K2MnO4 + MnO2 + O2 b/ 4P + 5O2 2 P2O5 e/ 2 H2O điện phân 2 H2 + O2 c/ 4Al + 3O2 2Al2O3 ( 2,5 đ) Câu 3 : a/ 2 KClO3 to 2KCl + 3 O2 2 mol 2 mol 3 mol 0,2mol 0,3 mol b/ C + O2 to CO2 1mol à 1mol à 1 mol 0,3 mol à0,3 mol nC = m : M = 3,6 : 12 = 0,3 mol m KClO3 = n. M = 0,2 . 122,5 = 24,5 (g) Thúc Đào
File đính kèm:
- 46h8.doc