Bài giảng Tiết 46: Bài 37: Etilen (tiếp)
Kiến thức: Biết được:
- Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của etilen.
- Tính chất vật lí : Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.
- Tính chất hóa học: Phản ứng cộng brom trong dung dịch, phản ứng trùng hợp tạo PE, phản ứng cháy.
- Ứng dụng: Làm nguyên liệu điều chế nhựa PE, ancol etylic, axit axetic.
Ngày soạn: 03/02/2011 Tiết 46: Bài 37: ETILEN CTPT: C2H4 – PTK: 28 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết được: - Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của etilen. - Tính chất vật lí : Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí. - Tính chất hóa học: Phản ứng cộng brom trong dung dịch, phản ứng trùng hợp tạo PE, phản ứng cháy. - Ứng dụng: Làm nguyên liệu điều chế nhựa PE, ancol etylic, axit axetic. 2. Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mô hình rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất etilen. - Vận dụng: + Phân biệt khí etilen với khí metan bằng phương pháp hóa học. + Viết các PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn, tính % thể tích khí etilen trong hỗn hợp khí hoặc thể tích khí đã tham gia phản ứng ở đktc. 3. Trọng tâm: - Cấu tạo và tính chất hóa học của etilen. Học sinh cần biết do phân tử etilen có chứa 1 liên kết đôi trong đó có một liên kết kém bền nên có phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp (thực chất là một kiểu phản ứng cộng liên tiếp nhiều phân tử). 4. Thái độ: - Giáo dục yêu thích và đam mê môn học. - Hợp tác hoạt động nhóm tích cực. - Cẩn thận, nghiêm túc trong tính toán giải bài tập. II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: - Mô hình phân tử C2H4, đồ dùng dạy học liên quan. - Tranh hoặc phim ảnh về phản ứng thể hiện tính chất hóa học của C2H4. * Học sinh: - Học bài cũ và chuẩn bị kiến thức bài mới. - Bảng phụ. III. PHƯƠNG PHÁP: - Hoạt động nhóm, quan sát, hoạt động cá nhân, thực hành hóa học. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Viết công thức cấu tạo và nêu tính chất hoá học của metan? Viết PTPƯ? Cho biết đâu là tính chất đặc trưng thể hiện cấu tạo của metan? 3. Bài mới: Giới thiệu: Ở tiết trước các em đã nghiên cứu một đại diện của hidrocacbon là metan, hôm nay các em và cô cùng nghiên cứu một hidrocacbon nữa cũng có nhiều ứng dụng trong thực tế như là chất kích thích trái cây chín, nguyên liệu để điều chế polime dùng trong công nghiệp chất dẻo... đó là etilen. Bây giờ cô và các em cùng đi nghiên cứu bài 37: Etilen. Các hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bảng - Cho HS quan sát video về thí nghiệm điều chế khí etilen. - Yêu cầu HS so sánh với không khí, sau đó bổ sung và kết luận. - Quan sát và cho biết 1 số tính chất vật lí của etilen (màu, tính tan...). - Dựa vào tỉ khối để so sánh. I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ: - C2H4 là một chất khí , không màu, không mùi. - Ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí (dC2H4/kk = 28/29) - GV giới thiệu cho HS CTPT của etilen, yêu cầu HS dựa vào quy tắc hóa trị lắp ráp mô hình phân tử C2H4 (dạng rỗng) và cho HS quan sát mô hình phân tử C2H4 (dạng đặc). - Yêu cầu HS viết CTCT của etilen và nhận xét về đặc điểm cấu tạo. - Thảo luận nhóm viết CTCT và lắp ráp mô hình phân tử etilen. Dựa vào mô hình so sánh điểm khác nhau trong cấu tạo của etilen và metan. - Viết CTCT của etilen dạng triển khai và thu gọn. II. CẤU TẠO PHÂN TỬ: H H C = C Viết gọn : CH2=CH2 H H * Đặc điểm: Giữa 2 nguyên tử cacbon có 2 liên kết => hình thành 1 liên kết đôi. Trong lk đôi này có 1 lk kém bền dễ bị bẽ gãy trong các phản ứng hóa học. - Tương tự metan, em có thể dự đoán là etilen có cháy không và nếu cháy cho sản phẩm gì? - Cho HS quan sát thí nghiệm đốt cháy etilen. - Yêu cầu HS viết PTHH. - Thông báo cho HS biết nếu trộn hỗn hợp C2H4:O2 = 1:3 trước khi đotts sẽ gây nổ mạnh nên phải cận thận khi làm thí nghiệm. - Nghe và phát biểu trả lời câu hỏi. - Viết và cân bằng PTHH. III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC: 1. Etilen có cháy không? C2H4 + 3O2 2CO2 + 2H2O 1mol 3mol 2mol 2mol * Etilen tham gia phản ứng cháy và tỏa nhiều nhiệt. - Đặt vấn đề: Etilen có cấu tạo khác với metan. Vậy phản ứng đặc trưng có khác nhau không? - Cho HS quan sát video về thí nghiệm của etilen với brom, cho biết hiện tượng và rút ra nhận xét. - GV hướng dẫn HS viết PTHH. Trong phản ứng brom với etilen. Một liên kết kém bền bị đứt ra, liên kết giữa 2 nguyên tử brom bị đứt. Hai nguyên tử brom liên kết với 2 nguyên tử cacbon trong etilen. - Thông báo cho HS biết PU này dùng nhận biết etilen. - Thông báo ngoài PU cộng với Br2, C2H4 còn cộng được H2, HCl... - Etilen có nối đôi C=C trong phân tử, nên phản ứng đặc trưng của etilen khác phản ứng của metan. - Quan sát và nhận xét: Dung dịch brom ban đầu có màu da cam. Sau khi sục C2H4 vào, dung dịch brom mất màu. 2. Etilen có làm mất màu dung dịch brom? - Hiện tượng: etilen làm mất màu dung dịch brom. H H H H C = C + Br-Br → Br-C - C-Br H H H H PT viết gọn: CH2 = CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br (ko màu) (dd da cam) (dd ko màu) Dibrom etan PT phân tử: C2H4 + Br2 → C2H4Br2 * Kết luận: Nhìn chung các chất có liên kết đôi trong phân tử (tương tự etilen) dễ tham gia phản ứng cộng. - PU dùng để nhận biết C2H4. - Thông báo: ở những điều kiện thích hợp và có xúc tác, liên kết kém bền trong phân tử etilen bị đứt ra, khi đó các phân tử etilen dễ kết hợp với nhau tạo thành phân tử có khối lượng và kích thước lớn gọi là polietilen (viết tắt là PE). - Phản ứng trên gọi là phản ứng trùng hợp. - Cho HS xem 1 số mẫu vật được làm bằng chất dẻo PE - HS lắng nghe và quan sát sự hình thành liên kết giữa các phân tử etilen trên màn hình. 3. Các phân tử etilen có kết hợp được với nhau hay không? ... + CH2 = CH2 + CH2 = CH2 + .... ... -CH2-CH2-CH2-CH2 - ... (polietilen) Viết gọn: nCH2 = CH2 (-CH2-CH2-)n - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và sơ đồ trên màn chiếu, nêu ứng dụng của etilen. - HS nêu tóm tắt ứng dụng của etilen. IV. ỨNG DỤNG: (sgk) - Yêu cầu HS dựa vào bài học củng cố lại những kiến thức trọng tâm thông qua sơ đồ tư duy. - Chiếu nội dung bài tập củng cố: BT1: Cho biết các chất sau: CH4; CH2=CH2; CH3-CH=CH2 -Chất tham gia PU thế với Cl2 khi được chiếu sáng? -Chất làm mất màu dung dịch Br2? BT2: Các chất có liên kết đôi tham gia PU nào sau đây: a. PU thế b. PU cộng c. PU cháy d. PU trùng hợp BT3: Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt được 2 chất khí đựng trong các bình riêng biệt không có nhãn là: CH4, C2H4. BT4: Cho HS lên bảng làm bài tập 4/SGK119 - Thông qua bài học, HS rút ra những kiến thức trọng tâm cần nắm của bài. - HS chú ý theo dõi nắm kĩ lại nội dung bài học. - HS nghiên cứu vận dụng kiến thức đã học hoàn thành các bài tập trên. V. CỦNG CỐ: BT1: - Chất có PU thế với Cl2 : CH4. - Chất làm mất màu dung dịch Br2: CH2=CH2;CH3-CH=CH2 BT2: Đáp án: b, c, d. BT3: Dẫn lần lượt 2 khí trên vào 2 ống đựng dung dịch nước brom. Nếu ống nào nước brom nhạt màu suy ra ống đựng C2H4 - Còn lại CH4 không có hiện tượng. PT: C2H4 + Br2 C2H4Br2 t0 BT4: C2H4 + 3O2 ® 2CO2 + 2H2O a, nC2H4 = 4,48/22,4 = 0,2 mol => nO2 =nC2H4×3= 0,2×3=0,6mol => VO2 = nO2×22,4 = 13,44 lit b, Vkk= VO2×100:20 = 67,2 lit 4. Dặn dò: - BTVN: 1,2,3 (SGK/119) * Chuẩn bị bài mới: - Viết công thức cấu tạo của axetilen (C2H2). - Từ đó so sánh với etilen (C2H4). - Từ thành phần và công thức cấu tạo, dự đoán tính chất hoá học của axetilen. - Viết các phương trình phản ứng minh hoạ V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY:
File đính kèm:
- giao an thao giang cum.doc