Bài giảng Tiết 45: Metan (tiếp theo)
1. Kiến thức : Biết được:
- CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo của metan.
- Tính chất vật lí: trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.
- Tính chất hoá học: Tác dụng được với clo (phản ứng thế), với oxi (phản ứng cháy).
- Metan được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu trong đời sống và sản xuất.
Ngày dạy: 7/2/2011 – Lớp 9A1; Ngày 10/2/2011- Lớp 9A2, 9A3 I. MUïC TIÊU: 1. Kiến thức : Biết được: - CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo của metan. - Tính chất vật lí: trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí. - Tính chất hoá học: Tác dụng được với clo (phản ứng thế), với oxi (phản ứng cháy). - Metan được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu trong đời sống và sản xuất. 2. Kỹ năng : - Quan sát thí nghiệm, hiện tượng thực tế, hình ảnh thí nghiệm, rút ra nhận xét. - Viết PTHH dạng CTPT và CTCT thu gọn. - Phân biệt khí metan với một vài khí khác, tính % khí metan trong hỗn hợp. II. CHUẨN BỊ: - Mô hình phân tử metan dạng rỗng và dạng đặc; Tranh vẽ phản ứng của metan với oxi và với clo. - Ống nghiệm, bình đựng sẵn khí CH4, khí Cl2, dung dịch Ca(OH)2, quì tím. III. TIẾN TRÌNH DAïY HOïC: Ổn định Kiểm tra bài cũ. Dự kiến tên HS Dự kiến câu hỏi và trả lời: Học sinh 1: - Phát biểu các đặc điểm cấu tạo phân tử chất hữu cơ. - Ý nghĩa của công thức cấu tạo? - Viết CTCT của CH4, C2H6, C3H8. Học sinh 2: Chữa bài tập 5 trang 112 SGK. Vì A là hợp chất hữu cơ nên A có nguyên tố cacbon. Khi đốt cháy A thu được H2O nên A có hiđro. Đặt công thức của A là CxHy PTHH phản ứng cháy của A: 4CxHy + (4x + y)O2 4xCO2 + 2yH2O Khối lượng mol của A là 30 gam. Vậy số mol A đem đốt cháy là 3 : 30 =0,1 (mol) Số mol H2O tạo thành là 5,4 : 18 = 0,3 (mol) Theo PTHH ta tính được y = 6. Mặt khác MA = 12x + y = 30 thay y = 6 => x = 2. Vậy công thức của A là C2H6. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài ghi Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập GV: Metan là nguồn nguyên liệu cho đời sống và cho công nghiệp. Vậy metan có cấu tạo, tính chất và ứng dụng như thế nào ? Hoạt động 2: Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí. - GV yêu cầu HS đọc thông tin và cho biết trong tự nhiên metan tồn tại ở đâu ? - GV giới thiệu sự hình thành khí metan trong tự nhiên là sự phân huỷ xác động thực vật. - GV cho HS quan sát lọ đựng khí metan đã thu sẵn ® nêu tính chất vật lí. - GV hỏi tiếp: Như vậy trong phòng thí nghiệm người ta thu khí metan bằng cách nào? a) Đẩy nước. b) Đẩy không khí. c) Cả hai cách -HS: Metan tồn tại trong bùn ao, mỏ than, mỏ dầu, mỏ khí, khí biogaz. - HS quan sát và nêu tính chất vật lí. -HS dựa vào tỉ khối của metan so với không khí ® chon đáp án: A 1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí. - Metan có nhiều trong mỏ dầu, mỏ khí đốt, mỏ than, trong bùn ao, khí biogaz - Metan là khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, rất ít tan trong nước. Hoạt động 3: Cấu tạo phân tử - Yêu cầu HS lắp mô hình phân tử của Metan, viết CTCT và nhận xét về đặc điểm cấu tạo nguyên tử metan. - GV giới thiệu liên kết như vậy gọi là liên kết đơn và góc liên kết là 109,50. - HS lắp mô hình, viết CTCT và nhận xét: giữa nguyên tử C và H chỉ có 1 liên kết ® trong phân tử metan có 4 liên. 2. Cấu tạo phân tử. Phân tử Metan có bốn liên kết đơn C–H (bền). Hoạt động 4: Tính chất hoá học - GV biểu diễn thí nghiệm đốt cháy CH4 như trong SGK ® yêu cầu HS quan sát hiện tượng, giải thích. - Gọi HS viết PTPỨ - Lưu ý phản ứng toả nhiệt. Hỗn hợp gồm 1 thể tích metan, 2 thể tích oxi là hỗn hợp nổ mạnh. - GV biểu diễn thí nghiệm như SGK ® yêu cầu HS nhận xét hiện tượng, giải thích và viết PTPƯ. - GV hướng dẫn đọc tên sản phẩm. - GV yêu cầu HS cho biết phản ứng trên là phản ứng gì ? - GV thông báo: Phản ứng thế là phản ứng đặc trưng của liên kết đơn. - HS: Metan cháy sinh ra hơi nước (vì trên thành ống nghiệm có những giọt nước) và khí CO2 (vì nước vôi trong vẩn đục). - HS lên bảng viết PTPƯ - HS: Hiện tượng: màu vàng của khí clo biến mất và quỳ tím hoá đỏ ® metan đã phản ứng với clo khi có ánh sáng. Ánh sáng + PTPƯ: CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl - HS: Phản ứng trên thuộc loại phản ứng thế. 3. Tính chất hoá học. a. Tác dụng với oxi. CH4 (k) + 2 O2 (k) CO2 (k) + 2H2O (h) b. Tác dụng với clo. CH4+ Cl2 CH3Cl+ HCl Metyl clorua Hoạt động 5: Ứng dụng - GV cho HS liên hệ thực tế và tóm tắt thông tin SGK ® nêu ứng dụng. -HS: + Làm nhiên liệu. + Làm nguyên liệu điều chế H2. - Điều chế bột than và nhiều chất khác. 4. Ứng dụng. + Làm nhiên liệu. + Làm nguyên liệu điều chế H2. - Điều chế bột than và nhiều chất khác. 4. Củng cố, vận dụng - GV yêu cầu HS làm bài tập sau: Bài tập 1: Nhận biết các bình đựng các khí riêng biệt sau bằng phương pháp hoá học: CH4, CO2, Bài tập 2: Một hỗn hợp khí gồm CH4 và CO2 ở đktc có thể tích 3,36 lit. Dẫn hỗn khí qua dung dịch nước vôi trong dư, thấy tạo ra 10gam kết tủa. Tính % thể tích khí CH4 trong hỗn hợp trên. - Đại diện nhóm lên bảng chữa bài: - Dẫn các khí lội qua dung dịch nước vôi trong, khí làm đục nước vôi trong là CO2, khí không tạo ra hiện tượng phản ứng là CH4. CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3 + H2O - Đại diện nhóm lên bảng chữa bài. CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3 + H2O Theo PTHH ta có: nCO2=nCaCO3 = =0,1mol =>%VCH4= =33,33% Bài tập 1: Dẫn các khí lội qua dung dịch nước vôi trong, khí làm đục nước vôi trong là CO2, khí không tạo ra hiện tượng phản ứng là CH4. CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3 + H2O Bài tập 2: CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3 + H2O Theo PTHH ta có: nCO2=nCaCO3 = =0,1mol =>%VCH4= =33,33% 5. Hướng dẫn về nhà - Bài tập về nhà 1-4 trang 116 SGK. - Nghiên cứu trước bài “etilen” + Cấu tạo phân tử. So sánh với cấu tạo của metan có những điểm gì khác nhau. + Tính chất hoá của etilen. Phản ứng đặc trưng của etylen là phản ứng gì?
File đính kèm:
- Tiet_45.doc