Bài giảng Tiết 45: Kim loại kiềm thổ - Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ

- Học sinh biết được nước tự nhiên khác với nước cất hoặc nước mưa lấy trực tiếp, vì sao có chứa cation Ca2+, Mg2+. Sau đó định nghĩa được nước cứng và nước mềm.

- Biết cách phân loại nước cứng, nắm được những anion gốc axit nào có trong mỗi loại nước cứng.

- Tác hại của nước cứng đối với đời sống và sản xuất.

- Biết cách làm mềm nước cứng, HS nắm được nguyên tắc và phương pháp của việc làm này, viết được phản ứng minh hoạ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 858 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 45: Kim loại kiềm thổ - Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 45	 Ngµy so¹n: 18/1/2009
KIM LOẠI KIỀM THỔ - MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ
( TiÕt thø ba)
I. Mục tiêu bài học:
- Học sinh biết được nước tự nhiên khác với nước cất hoặc nước mưa lấy trực tiếp, vì sao có chứa cation Ca2+, Mg2+. Sau đó định nghĩa được nước cứng và nước mềm.
- Biết cách phân loại nước cứng, nắm được những anion gốc axit nào có trong mỗi loại nước cứng.
- Tác hại của nước cứng đối với đời sống và sản xuất.
- Biết cách làm mềm nước cứng, HS nắm được nguyên tắc và phương pháp của việc làm này, viết được phản ứng minh hoạ.
II. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Nội dung bài học
Hoạt động của GV và HS
Nước cứng:
Nước có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người và sản xuất.
Nước thường dùng là nước tự nhiên có hoà tan một số hợp chất của canxi, magie như: Ca(HCO3)2 , Mg(HCO3)2 ..., CaSO4, MgSO4, CaCl2 ..._ vì vậy nước tự nhiên có chứa các ion Ca2+, Mg2+.
Nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+ gọi là nước cứng. nước có chứa ít hoặc không chứa các ion trên gọi là nước mềm.
Phân loại nước cứng:
Tuỳ thuộc vào thành phần anion gốc axit có trong nứơc cứng, chia làm 2 loại:
Nước cứng tạm thời: là nước cứng có chứa anion HCO3-. ( của các muối Ca(HCO3)2 , Mg(HCO3)2 )
 Nước cứng vĩnh cữu: là nước cứng có chứa các ion Cl-, SO42- hoặc cả 2. ( của các muối CaCl2, CaSO4, MgCl2...).
Tác hại của nước cứng: 
GV đàm thoại với học sinh các tác hại của nước cứng .
Cách làm mềm nước cứng:
Nguyên tắc: làm giảm nồng độ ion Ca2+, Mg2+ trong nước cứng bằng cách chuyển 2 ion tự do này vào hợp chất không tan hoặc thay thế chúng bằng những cation khác.
] có 2 phương pháp:
Phương pháp kết tủa: 
Đối với nước cứng tạm thời:
to
Đun sôi trước khi dùng
M(HCO3)2 à MCO3 $ + CO2 + H2O
lọc bỏ kết tủa được nước mềm.
Dùng nước vôi trong vừa đủ:
M(HCO3)2 + Ca(OH)2à MCO3$ + CaCO3$ + 2H2O
Đối với nước cứng vĩnh cữu: 
dùng các dung dịch Na2CO3, Na3PO4 để làm mềm nước.
M2+ + CO32- à MCO3 ↓
3M2+ + 2PO43- à M3(PO4)2 ↓ 
2. Phương pháp trao đổi ion: cho nước cứng đi qua chất trao đổi ion( ionit), chất này hấp thụ Ca2+, Mg2+, giải phóng Na+, H+ à nước mềm .
 HOẠT ĐỘNG 1
Hỏi: 1) Nước có vai trò như thế nào đối với đời sống con người và sản xuất?
2) Nước sinh hoạt hàng ngày lấy từ đâu? Là nguồn nứơc gì?
GV: thông báo
Nước tự nhiên lấy từ sông suối, ao hồ. nước ngầm là nứơc cứng, vậy nước cứng là gì?
Nước mềm là gì? lấy vdụ 
 HOẠT ĐỘNG 2
GV: Tuỳ thuộc vào thành phần anion gốc axit có trong nước cứng , người ta chia làm 2 loại:
GV: Lấy vd các muối trong nước cứng tạm thời 
HS: tìm ra đặc điểm của nước cứng tạm thời
HS: Nghiên cứu sgk và cho biết nước cứng tạm thời và nước cưng vĩnh cữu khác nhau ở điểm nào ?
 HOẠT ĐỘNG 3
Hỏi: Trong thực tế em đã biết những tác hại nào của nước cứng ?
HS: đọc sgk và thảo luận 
 HOẠT ĐÔNG 4
Gv: Như chúng ta đã biết nước cứng có chứa các ion Ca2+, Mg2+, vậy theo các em ngyuên tắc để làm mềm nước cứng là gì? 
Hỏi: Nước cứng tạm thời có chứa những muối nào ? khi đung nóng thì có những phản ứng hoá học nào xảy ra ?
Có thể dùng nước vôi trong vừa đủ để trung hoà muối axit tành muối trung hoà không tan , lọc bỏ chất không tan được nứơc mềm.
Hỏi: Khi cho dung dịch Na2CO3, Na3PO4 vào nước cứng tạm thời hoặc vĩnh cửu thì có hiện tượng gì xảy ra ? Viết pư dưới dạng ion.
 HOẠT ĐỘNG 5
Gv: Dựa trên khả năng có thể trao đổi ion của một số chất cao phân tử tự nhiên hoặc nhân tạo.
Vd: natri silicat
Hoạt động 6: 1)Củng cố toàn bài
	 2)Làm các bài tâp sgk

File đính kèm:

  • doctiet 45.doc
Giáo án liên quan