Bài giảng Tiết 45: Bài thực hành 4 (tiếp)

1. Kiến thức.

- Học sinh biết cách điều chế và thu khí oxi trong phòng thí nghiệm.

2. Kĩ năng.

- Rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm: Điều chế oxi, thu khí oxi, oxi tác dụng với một số đơn chất.

3. Thái độ.

- Giáo dục lòng yêu môn học.Tính cẩn thận trong thực hành thí nghiệm

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 45: Bài thực hành 4 (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: ..
Ngày giảng: .
Tiết 45 
Bài thực hành 4
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Học sinh biết cách điều chế và thu khí oxi trong phòng thí nghiệm.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm: Điều chế oxi, thu khí oxi, oxi tác dụng với một số đơn chất. 
3. Thái độ.
- Giáo dục lòng yêu môn học.Tính cẩn thận trong thực hành thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên.
 GV chuẩn bị 4 bộ thí nghiệm gồm: 
Dụng cụ: Đèn cồn, ống nghiệm, lọ nút nhám 2 cái, muôi sắt, chậu thủy tinh to để đựng nước.
Hóa chất: KMnO4, bột lưu huỳnh, nước.
2. Học sinh.
- Chuẩn bị trước nội dung bài ở nhà.
III. Phương pháp.
- Trực quan, thực hành.
IV. Hoạt động dạy học.
1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Kết hợp kiểm tra trong giờ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức.
Hoạt động 1: 
- GV: Kiểm tra dụng cụ hóa chất thực hành thí nghiệm.
- GV: Nêu mục tiêu của bài thực hành
GV: yêu cầu HS nêu dụng cụ, hóa chất để tiến hành thí nghiệm điếu chế và thu khí oxi
? Để tiến hành thí nghiệm thí nghiệm 2 ta tiến hành như thế nào?
GV: yêu cầu HS nêu dụng cụ, hóa chất để tiến hành thí nghiệm đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi: 
GV: Hướng dẫn cách tiến hành yêu cầu HS thực hành theo nhóm.
Hoạt đông 2:
GV : Thu tường trình
GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả
GV: Nhận xét kết quả của các nhóm .
GV:Yêu cầu các nhóm thu hóa chất và dọn vệ sinh
GV: Nhận xét thái độ học tập của các nhóm.
GV: Dặn dò: ôn tập chuẩn bị kiểm tra một tiết 
I. Tiến hành thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Điếu chế và thu khí oxi
HS: Trả lời.
- Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp ống nghiệm, chậu thủy tinh, lọ nút nhám.
- Hóa chất: KMnO4, nước.
- Cách tiến hành:(Sgk/102)
- HS: Làm thí nghiệm. 
2. Thí nghiệm 2: Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi:
HS: Trả lời.
- Dụng cụ: Muỗng đốt hóa chất, lọ đựng oxi 
- Hóa chất: Lưu huỳnh, oxi.
- Cách tiến hành:(Sgk/103)
HS: Làm thí nghiệm
II. Tường trình:
HS: Viết tường trình.
HS:Báo cáo kết quả làm được 
HS: Thu hóa chất và dọn vệ sinh
4. Kiểm tra đánh giá.
- GV yêu cầu HS nhắc lại phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và cách thu khí oxi.
5. Hướng dẫn học ở nhà.
- GV yêu cầu học sinh ôn chương IV: Oxi - Không khí, chuẩn bị kiểm tra một tiết.
**************************************
Ngày soạn:
Ngày giảng:.
Tiết 46 
Kiểm tra viết 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Đánh giá việc tiếp thu của học sinh ở chương IV: Oxi. Không khí.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kỹ năng làm bài kiểm tra.
3. Thái độ.
 - Giáo dục ý thức tự giác, không gian lận trong thi cử.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Đề kiểm tra, đáp án biểu điểm.
2. Học sinh. 
- Ôn tập nội dung kiểm tra.
III. Ma trận, đề bài và thang điểm.
1. Thiết kế ma trận hai chiều.
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Bài 24: Tính chất...
C9
 2
C5
 0,5
2
 2,5
Bài 25: Sự oxi hóa...
 C11
 3
1
 3
Bài 26: Oxit
C4
 0,5
C8
 0,5
C10
 1
3
 2 
Bài 27: Điều chế...
C1,3
 1
C7
 0,5
3
 1,5
Bài 28: Không khí.
C2
 0,5
C6
 0,5
2
 1
Tổng
5
 4
4
 2,5
2
 3,5
11
 10
2. Đề bài.
A. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
Câu 1 (0,5 điểm):Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước là nhờ dựa vào tính chất:
A. Khí oxi tan trong nước B. Khí oxi ít tan trong nước
C. Khí oxi khó hoá lỏng D. Khí oxi nhẹ hơn nước
Câu 2 (0,5 điểm):Sự oxi hoá chậm là:
A.Sự oxi hoá mà không toả nhiệt B. Sự oxi hoá mà không phát sáng
C. Sự oxi hoá toả nhiệt mà không phát sáng D. Sự tự bốc cháy
Câu 3 (0,5 điểm):Chọn định nghĩa phản ứng phân huỷ đầy đủ nhất:
A. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra một chất mới
B. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai chất mới
C. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới
D. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học có chất khí thoát ra
Câu 4 (0,5 điểm): Dãy chỉ gồm các oxit axit là:
A. CO2, SO2, P2O5 	B. CO2, MnO2, Al2O3, P2O5	C. FeO, SiO2, CaO, Fe2O3	D. BaO, H2O, H2O2, ZnO
Câu 5 (0,5 điểm): Để đốt cháy hoàn toàn 16,8 g bột Fe cần bao nhiêu gam khí oxi ?
 A. 16 g B. 32 g
 C. 4,8 g	D. 6,4 g 
Câu 6 (0,5 điểm): Điều kiện nào dưới đây là điều kiện phát sinh sự cháy?
A. Hạ nhiệt độ đám cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
B. Cung cấp đủ khí oxi cho sự cháy.
C. Cách li chất cháy với khí oxi.
Câu 7 (0,5 điểm): Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxi bằng phương pháp nào?
A. Điện phân nước	
B. Nhiệt phân hợp chất giàu oxi (KMnO4, KClO3)
C. Hóa lỏng không khí.
Câu 8 (0,5 điểm): Điphotpho pentaoxit là tên gọi của oxit nào dưới đây?
A. BaO	B. Fe2O3
C. P2O5	D. SO3
B. Tự luận (6 điểm)
Câu 9 (2 điểm):Trình bày tính chất vật lí, hóa học của oxi viết phương trình hóa học minh họa?
Câu 10 (1 điểm): Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
a. P + O2 ?
b. ? + O2 Fe2O3
Câu 11 (3 điểm): Đốt cháy hoàn toàn 5,4 g Al, viết PTHH xảy ra.
a. Tính thể tích khí oxi cần dùng (ở đktc).
b. Khối lượng nhôm oxit tạo thành sau phản ứng.
3. Thang điểm.
- Thang điểm 10.
IV. Đáp án và biểu điểm:
Câu
Nội dung
Điểm
1,2,3,4
5,6,7,8
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đ.án
B
C
C
A
D
B
B
C
Mỗi đáp án đúng 0,5 đ
9
* Tính chất vật lí: là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nạng hơn không khí
* Tính chất hóa học của oxi:
- Tác dụng với phi kim.
S + O2 SO2
- Tác dụng với kim loại.
3Fe + 2O2 Fe3O4 
- Tác dụng với hợp chất.
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
0,5
0,5
0,5
0,5
10
a. P2O5 + 3H2O 2 H3PO4
b. 4Fe + 3O2 2Fe2O3
0,5
0,5
11
Phương trình hóa học:
4Al + 3O2 2Al2O3 (*)
a.Ta có: 
nAl = = = 0,2 mol
Theo * : nO = nAl = 0,15 mol 
VO= n.22,4 = 0,15 x 22,4 = 3.36 lit
b. Theo * : nAlO = nAl = 0,1 mol
 mAlO = n.M = 0,1 x 102 = 10,2 gam
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
V. Tổ chức kiểm tra:
1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra:
- GV: Phát đề và bao quát lớp 
- HS: Làm bài
- GV: Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
VI. Hướng dẫn về nhà: 
- Đọc trước bài 31 
 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

File đính kèm:

  • doctuan 24.doc
Giáo án liên quan