Bài giảng Tiết 44: Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ (tiếp)
1.Về kiến thức: HS biết :
- Vị trí cấu hình e lớp ngoài cùng , tính chất vật lí của kim loại kiềm thổ
- Tính chất hóa học, ứng dụng của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.2H2O
- Khái niệm về nước cứng, tác hại của nước cứng, cách làm mề nước cứng
- Cách nhậnbiết ion Ca2+,Mg2+ trong dd
- Kim loại kiềm có tính khử mạnh
Ngày soạn Ngày dạy Lớp Sĩ số /1/2011 12D 9/1/2011 /1/2011 12E /1/2011 12C Tiết 44 KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ (tiếp) I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: HS biết : - Vị trí cấu hình e lớp ngoài cùng , tính chất vật lí của kim loại kiềm thổ - Tính chất hóa học, ứng dụng của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.2H2O - Khái niệm về nước cứng, tác hại của nước cứng, cách làm mề nước cứng - Cách nhậnbiết ion Ca2+,Mg2+ trong dd - Kim loại kiềm có tính khử mạnh 2. Về kĩ năng : -Viết các phương trình hóa học minh họa cho tính chất hóa học kim loại kiềm thổ và hợp chất dạng phân tử và ion rút gọn. - Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối trong hỗn hợp phản ứng. -Nhận biết được nước cứng,thực hiện biện pháp biến nước cứng thành nước mềm 3.Về thái độ: - Ý thức được ảnh hưởng của môi trường tới sinh hoạt con người và tác động của con người tới môi trường. - Thấy được tầm quan trọng của kim loại trong đời sống SX II. Chuẩn bị : 1.Chuẩn bị của GV: SGK , hệ thống câu hỏi. 2.Chuẩn bị của HS: Ôn tập cấu hình e nguyên tử. III. Tiến trình bài giảng : 1. Kiểm tra bài cũ : -Nêu Tính chất hóa học của kim loại kiềm thổ, Viết các phương trình phản ứng để minh họa? 2. Nội dung bài học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Caxihiđroxit GV: Yêu cầu HS cho biết tính chất của Ca(OH)2 HS: Nêu tính chất viết các phương trình hóa học minh họa GV: Cho Hs nêu ứng dụng của caxihđroxit Hoạt động 2: Canxicabonat: CaCO3 GV: Yêu cầu HS nêu tính chất của CaCO3 Viết các phương trình phản ứng minh họa . HS: nêu tính chất và viết các phương trình GV:Bổ sung Trong tự nhiên CaCO3 tồn tại ở dạng đá vôi, đá phấn, đá hoa, là thành phần chính của vỏ và mai của các loài ốc, hến,sò... HS: Giải thích quá trình tạo thạch nhũ trong hang động và cạn vôi ở trong ấm nước GV: Cho HS nêu ứng dụng của CaCO3 Hoạt động 3: Canxisunfat GV: THông báo trong tự nhiên CaSO4 tồn tại ở dạng muối ngậm nước -Thạch cao nung nghiền thành bột mịn, khi nhào với nước → bột nhão có khả năng đông cứng nhanh HS: Nghiên cứu SGK cho biết thạch cao khan và ứng dụng của thạch cao B.Một số hợp chất quan trọng của Ca: 1. Caxihiđroxit: (Ca(OH)2 : +Tính chất: Ca(OH)2 còn được gọi là vôi tôi, là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước nước vôi trong là dd Ca(OH)2 là một bazơ Có đầy đủ tính chất chung của bazơ -Tác dụng với axit, oxi axit, muối. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓+ H2O Phản ứng này dùng để nhận biết khí CO2 +Ứng dụng: SX amoniac Clorua vôi Vật liệu xây dựng 2.Canxicabonat: CaCO3 +Tính chất: CaCO3 là chất rắn màu trắng không tan trong nước, có các tính chất của muối(muối của axit yếu)bị phân hủy ở nhiệt độ cao CaCO3 CaO + CO2 ở nhiệt độ thường CaCO3 tan dần trong nước có hòa tan CO2 CaCO3 + H2O + CO2 Ca(HCO3)2 Nhiệt độ cao phản ứng nghịch xảy ra. +Ứng dụng: - Vật liệu xây dựng - Sản xuất vôi, xi măng, thủy tinh. 3. Canxisunfat:CaSO4 - Trong tự nhiên tồn tại CaSO4.2H2O gọi là thạch cao sống , khi đun nóng đến 1600C thach cao sống mất nước một phần → thạch cao nung nhỏ lửa CaSO4.2H2O CaSO4.H2O + H2O - Thạch cao nung là chất rắn màu trắng , có khả năng đông cứng nhanh - Thạch cao khan CaSO4 : nung thạch cao sống trên 3500C *Ứng dụng: - Sản xuất xi măng - nặn tượng, bó bột 3.Củng cố- Luyện tập:HS thảo luận bài tập 5,6 SGK Bài 5: a) CaO + H2O → Ca(OH)2 0,05 mol → 0,05 mol n CO2= 1,68 : 22,4 = 0,075 (mol) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O 0,05mol 0,05mol 0,05 mol CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 0,025mol (0,075-0,05)mol → 0,025 m CaCO3 = 100(0,05 – 0,025) = 100.0,025= 2,5 gam b)Khi đun nóng dd : Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O 0,025mol 0,025 mol Vậy khi đun nóng lượng kết tủa tối đa thu được làd 5 gam Bài 6: Gọi số mol của muối MCl2 là x ta có : (M + 124)x – M(+71)x = 7,95 → x = 0,15(mol) MMCl2= 14,25 : 0,15 = 95 (g/mol) → M = 95 – 71 = 24 → M : Mg 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Học thuộc lí thuyết - Làm bài tập 6,7 SGK - Chuẩn bị phần tiếp theo của bài: Nước cứng Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH) ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tổ trưởng
File đính kèm:
- Tiet 44- KLKtho va hop chat.doc