Bài giảng Tiết 43: Không khí - Sự cháy (tiết 1)

1. Kiến thức.

- Học sinh biết phân biệt sự cháy và sự oxi hóa chậm.

- Hiểu được các điều kiện phát sinh sự cháy từ đó để biết được các biện pháp dập tắt sự cháy.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh.

- Rèn luyện kỹ năng viết các phương trình chữ.

3. Thái độ.

- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường, tránh ô nhiễm môi trường không khí.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 43: Không khí - Sự cháy (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:.
Ngày giảng:.. 
Tiết 43 
Không khí - Sự cháy
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức. 
- Học sinh biết phân biệt sự cháy và sự oxi hóa chậm.
- Hiểu được các điều kiện phát sinh sự cháy từ đó để biết được các biện pháp dập tắt sự cháy.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh.
- Rèn luyện kỹ năng viết các phương trình chữ.
3. Thái độ.
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường, tránh ô nhiễm môi trường không khí..
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên.
- Tranh ảnh về môi trường không khí.
2. Học sinh.
- Chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.
III. Phương pháp.
- Thảo luận nhóm, quan sát thí nghiệm, luyện tập. 
IV. Hoạt động dạy học.
1. Ôn định tổ chức. 
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ : 
 Đề bài: 
Câu 1( 7,5 điểm) Cho các oxít sau: Na2O, CaO, CuO, P2O5, K2O, SO2
a. Đâu là oxit axit, đâu là oxit bazơ?
b. Nêu tên các oxít trên?
Câu 2( 2,5 điểm) Phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành?
Đáp án – Thang điểm:
Nội dung
Điểm
Câu 1:
- Các oxit axit: P2O5 : Điphôtphopentoxit
 SO2 : Lưu huỳnh đioxit
- Các oxit bazơ: Na2O : Natri oxit
 CaO : Canxi oxit
 CuO : Đồng oxit
 K2O : Kli oxit
Câu2: 
- Xử lý khí thải các nhà máy, lò đốt, các phương tiện giao thông, bảo vệ rừng, trồng rừng
1,25
1,25
1,25
1,25
1,25
1,25
2,5
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: 
? Sự cháy là gì?
? Sự cháy của một chất trong không khí và trong oxi có gì giống nhau và khác nhau?
? Sự oxi hóa chậm là gì?
? Sự cháy và sự oxi hóa chậm giống và khác nhau ở những điểm nào?
GV: Trong điều kiện nhất định sự oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy đó là sự tự bốc cháy. Vì vậy trong nhà máy người ta không chất rẻ lau có dính dầu mỡ thành đống đề phòng sự tự bốc cháy.
Hoạt động 2: 
? Ta để cồn, gỗ, than trong không khí, chúng không tự bốc cháy. Muốn có sự cháy phải có điều kiện gì?
? Đối với bếp than nếu ta đóng cửa lò có hiện tượng gì? vì sao?
? vậy các điều kiện phát sinh là gì?
? Muốn dập tắt sự cháy ta cần thực hiện những biện pháp nào? 
? Trong thực tế để dập tắt đám cháy người ta dùng biện pháp nào? Phân tích cơ sở của các biện pháp đó?
II. Sự cháy và sự oxi hóa chậm:
1. Sự cháy:
Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng
2. Sự oxi hóa chậm:
Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng
3. Điều kiện để phát sinh và các biện pháp để dập tắt sự cháy :
Điều kiện phát sinh:
- Chất cháy phải nóng đến nhiệt độ cháy.
- Phải có đủ oxi cho sự cháy.
Điều kiện dập tắt sự cháy:
- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
- Cách ly chất cháy với oxi.
4. Kiểm tra đánh giá.
- Thế nào là sự cháy
- Chuẩn bị các kiến thức để luyện tập
5. Hướng dẫn học ở nhà.
- BTVN: 3, 4, 5, 6
- HS:Nhắc lại các nội dung chính của bài. 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn:.
Ngày giảng:.. 
Tiết 44
Bài luyện tập 5
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức. 
 Học sinh ôn tập các kiến thức cơ bản như: 
- Tính chất của oxi
- ứng dụng và điều chế oxi.
- Khái niệm về oxit và sự phân loại oxit.
- Khái niệm về phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy.
- Thành phần của không khí và sự cháy.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng viết PTHH, kỹ năng phân biệt các loại phản ứng hóa học 
- Tiếp tục củng cố các bài tập tính theo PTHH.
3. Thái độ.
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên.
- Bảng phụ, bảng nhóm.
2. Học sinh.
- Chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.
III. Phương pháp.
- Thảo luận nhóm, quan sát thí nghiệm, luyện tập. 
IV. Hoạt động dạy học.
1. Ôn định tổ chức. 
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Kết hợp trong giờ
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: 
GV: Đưa hệ thống câu hỏi vào bảng phụ
1. Nêu tính chất hóa học của oxi? Viết PTHH minh họa.
2. Nêu cách điều chế oxi trong PTN
- Nguyên liệu
- PTHH
- Cách thu
3. Sản Xuất oxi trong CN:
- Nguyên liệu
- Phương pháp sản xuất.
4. Những ứng dụng quan trọng của oxi
5. Định nghĩa oxit, phân loại oxit
6. Định nghĩa phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp? Cho ví dụ
7. Thành phần của không khí
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
GV: chốt kiến thức
Hoạt động 2: 
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập số 1SGK
GV: Nhận xét
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 6 SGK
GV: Nhận xét
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 8 SGK
GV: Nhận xét
I. Kiến thức cần nhớ:
( như nội dung SGK).
II. Bài tập
1. Bài tập 1 Sgk/100
 C + O2 CO2
4P + 5O2 2P2O5
2H2 + O2 2H2O
4Al + 3O2 2Al2O3
2. Bài tập 6 Sgk/101
- Phản ứng a,c,d là các phản ứng phân hủy vì các phản ứng này đều từ một chất ban đầu tạo ra hai hay nhiều chất khác.
- Phản ứng b là phản ứng hóa hợp vì từ hai chất tạo ran một sản phẩm.
3. Bài tập 8 Sgk/ 101
Ta có:
VOCần thu = 10. 20 = 2000ml = 2l
VThực tế cần điều chế = 2 + = 2,2 l
nO = = 0,0982 mol
Phương trình hóa học:
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
 2.0,098mol 0,0982 mol
 nKMnO= 2 nO = 2. 0,0982 = 0,1964mol
 mKMnO = 0,1964. 158 = 31,0312g
4. Kiểm tra đánh giá
_ Nhắc lại nội dung cơ bản của bài học.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà.
- Làm các bài tập 1,2,3,4,5 (sgk).
- Chuẩn bị tiết thực hành điều chế oxi.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

File đính kèm:

  • doctuan 23.doc