Bài giảng Tiết 42: Thực hành (tiếp)

Mục Tiêu

- Học sinh nắm đựơc cách làm thí nghiệm để chứng minh tính chất hoá học của phi kim.

- Rèn kỹ năng làm việc trong PT N, các thao tác cơ bản trong PTN, rèn tính cẩn thận, có ý thức khi làm bài thực hành

- Củng cố về tính chất hoá học của phi kim.

II, Chuẩn bị

 

doc38 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 996 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 42: Thực hành (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 – Than hoạt tính 
Câu 9: Nguyên tố R tạo thành với Hidro một hợp chất có công thức phân tử RH4, trong đó R chiếm 25% về khối lượng. R là nguyên tố nào?
A – Cacbon 
B – Silic
C – Lưu huỳnh
D – Photpho 
Câu 10: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học hiện nay là:
Theo chiều nguyên tử khối tăng dần.
Theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần.
Theo chiều tính kim loại của các nguyên tố tăng dần.
Theo chiều tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.
Câu 11: Cho biết cách sắp xếp nào đúng với tính kim loại giảm dần?
A- Na, K, Mg, Be
B- K, Na, Mg, Be 
C- Be, Mg, K, Na 
D- K, Na, Be, Mg 
Câu 12: Kết luận nào sau đây hoàn toàn đúng?
Biết vị trí của 1 nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có thể biết cấu tạo nguyên tử và dự đoán tính chất hóa học của nó.
Biết vị trí của 1 nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học chỉ cho biết kí hiệu hoá học của nguyên tố và nguyên tử khối của nó.
Biết cấu tạo nguyên tử của 1 nguyên tố có thể biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và dự đoán tính chất của nó.
Kết luận A và C đúng.
Câu 13: Có 3 lọ đựng 3 dung dịch riêng biệt là: BaCl2 Ca(HCO3)2 và MgSO4 bị mất nhãn. Có thể dùng chất nào sau đây để đồng thời nhận biết được cả 3 dung dịch?
A- dung dịch Ba(OH)2 
C- dung dịch FeCl3 
B- dung dịch NaOH
D- dung dịch H2SO4 
Câu 14: Chọn thí nghiệm nào sau đây để chứng minh thành phần của hợp chất hữu cơ có nguyên tố Cacbon?
A- Đốt cháy hoàn toàn
C- Cho tác dụng với nước 
B- Cho tác dụng với nước vôi trong dư
D- Cả A và B
Câu 15: Trong các dãy chất sau, dãy nào gồm toàn hidrocacbon?
A- C2H2, C2H4, CH4, C6H6, C2H6
C- HCl, CH4, CO2, CO, NH3 
B- C3H6, C4H8, C3H8, C2H5OH , C5H12
D- H2S, CH3OH, P2O5, H2CO3, CCl4
Câu 16: Kết luận nào sau đây là đúng nhất?
Khí đất đèn có mùi khó chịu là mùi của khí Axetilen sinh ra.
Khí đất đèn có mùi khó chịu là mùi của khí cháy sinh ra.
Khí đất đèn có mùi khó chịu là mùi của các khí H2S, NH3 sinh ra.
Khí đất đèn có mùi khó chịu là do đất đèn không tinh khiết.
Bài tập tự luận
	Có 1,68 lit hỗn hợp khí A gồm CH4 và C2H4 (đktc)
Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch Brom thấy dung dịch này nặng thêm 0,7 gam. Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp?
Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A rồi dẫn toàn bộ sản phẩm qua bình đựng nước vôi trong (dư) thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
Ngày:.........................................
Tiết 50: dầu mỏ và khí thiên nhiên 
I, Mục Tiêu
Học sinh nắm được TCVL, trạng thái tự nhiên, thành phần, cách khai thác chế biến và ứng dụng của dầu mỏ, khí thiên nhiên.
Biết các pp chế biến dầu mỏ, trong đó pp Crackinh là 1 trong những pp quan trọng để nâng cao chất lượng và giá thành của dàu mỏ.
Nắm được đặc diểm cơ bản cuả dàu mỏ Việt Nam, vị trí của 1 số mỏ dầu, mỏ khí và tình hình khai thác ở Việt Nam.
II, Chuẩn bị
Hoá chất: 
Dụng cụ: Các sp chưng cất dầu mỏ. Tranh vẽ mỏ dầu và cách khai thác, Sơ đồ chưng cất dầu mỏ.
Bảng phụ, giáo án...
III, Tiến trình bài giảng
Phương pháp
ĐL
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (0’)
Hoạt động 2: Dầu mỏ (25’)
Cho hs quan sát n\mẫu vật
Nêu tính chất vật lý vcủa dầu mỏ?
Dầu mỏ có tính chất vật lý nhất định không?
Gv cho hs quan sát H4.16 phóng to: “Mỏ dầu và cách khai thác”
Gv thuyết trình: Trong tự nhiên, dầu mỏ tập trung tnàh từng vùng lớn gọi là mỏ dầu, nằm sâu trong lòng đất.
Nêu cấu tạo của mỏ dầu?
Để khai thác dầu mỏ, người ta làm như thế nào?
Tại sao dầu có thể tự phun lên?
Khi áp suất giảm, người ta làm như thế nào thu đựơc dầu mỏ?
Cho hs quan sát các sản phẩm chế biến dầu mỏ.
_ Khi chế biến dầu mỏ, ta thu được các sản phẩm nào?
Trong các sản phẩm đó, sp nào có giá trị?
Làm thế nào để có thể tăng được lượng của xăng và khí đot. để làm được điều đó, người ta sử dụng phương pháp Cracking.
Hoạt động 3: Khí thiên nhiên (5’)
Khí thiên nhiên có ở đâu?
Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là gì?
ứng dụng của khí thiên nhiên?
Hoạt động 4: Dầu mỏvà khí thiên nhiên ở Việt Nam (5’)
- Yc hs đọc sgk/128
Hoạt động 5: Luyện tập (8’)
Xăng là hỗn hợp gồm Heptan (C7H16) và Octan (C8H18). Hãy viết các phương trình hoá học xảy ra khi đốt cháy xăng.
Tính chất vật lý.
Là chất lỏng, sánh
Màu nâu đen
Không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ.
Trạng thái tự nhiên.
Có trong các mỏ dầu
*Cấu tạo mỏ dầu: Gồm 3 lớp
- Lớp khí mỏ dầu (khí đồng hành) có thành phần chính là Metan.
- Lớp dầu lỏng: Là hỗn hợp phức tạp của nhiều RH và một lượng nhỏ các hợp chất khác.
- Lớp nước mặn.
Cách khai thác dầu mỏ.
Khoan những lỗ khoan xuống lớp dầu lỏng
Dầu tự phun lên
Về sau, người ta bơm nước hoặc khí xuống để đẩy dầu lên.
Các sản phẩm chế biến dầu mỏ.
Khí dầu mỏ: Gas
Xăng
Dầu thắp
Dầu Diezen
Dầu Mazut
Nhựa đường
Để nâng cao sản lượng của các sản phẩm có giá trị (xăng,khí đốt ), người ta sử dụng phương pháp Cracking (bẻ gãy mạch)
Dầu nặng Xăng + hh Khí
Có trong cấc mỏ khí.
Thành phần chính là Metan
ứng dụng: Nhiên liệu và nguyên liệu
-sgk
C7H16 + 11O2 đ 7CO2 + 8H2O
2C8H18 + 25O2 đ 16CO2 + 18H2O
Hoạt động 6: Dặn dò (2’)
Học bài theo câu hỏi trong sgk
Làm các bài tập 1, 2, 3, 4 /sgk
Xem lại các bài trước và xem trước bài nhiên liệu
Ngày:.........................................
Tiết 51: nhiên liệu 
I, Mục Tiêu
Học sinh nắm được nhiên liệu là những chất cháy được, khí cháy toả nhiệt và phát sáng.
Nắm được cách phân loại nhiên liệu, đặc điểm và ứng dụng của 1 số dạng nhiên liệu phổ biến.
Nắm được cách sử dụng nhiên liệu hợp lí và hiệu quả.
Có ý thức bảo vệ và tíêt kiệm nhiên liệu.
II, Chuẩn bị
Hoá chất: 
Dụng cụ: 
Bảng phụ, giáo án...
III, Tiến trình bài giảng
Phương pháp
ĐL
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
Làm bài tập số 2/sgk
Nêu các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ
Hoạt động 2: Nhiên liệu là gì? (5’)
Kể tên các nhiên liệu mà em biết?
Chúng có đặc điểm gì chung?
Các chất trên khi cháy đều toả nhiều nhiệt và phát sáng, người ta gọi chúng là chất đốt (nhiên liệu).
Vậy nhiên liệu là gì?
Vai trò của chúng? Có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất.
Một số nhiên liệu có sẵn trong tự nhiên: Than gỗ, dầu mỏ
Một số nhiên liệu được tổng hợp từ nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên: Cồn, khí than.
Hoạt động 3: Nhiên liệu được phân loại như thế nào? (15’)
Có nhiều cách để phân loại nhiên liệu, trong đó, phổ biến nhất là phân loại dựa vào trạng thái.
- Dựa vào trạng thái, nhiên liệu được chia thành mấy nhóm?
- Gv thuyết trình quá trình hình thành than đá,: than gầy, than mỡ, than bùn, gỗ
yc hs lấy ví dụ về nhiên liệu lỏng?
Các nhiên liệu lỏng có vai trò gì đặc biệt quan trọng?
Các nhiên liệu khí thường gặp là gì?
gv yêu cầu học sinh tóm tắt đặc điểm, ứng dụng của nhiên liệu lỏng, khí.
Hoạt động 4: Nhiên liệu được sử dụng như thế nào? (15’)
Tại sao chúng ta lại phải sử dụng nhiên liệu cho hiệu quả? Sử dụng nhiên liệu như thế nào là hiệu quả?
Để sử dụng nhiên liệu một cách có hiệu quả, chúng ta cần sử dụng các biện pháp như thế nào?
Thức tế trong gia đình chúng ta đã thực hiện các biện pháp này ra sao?
Giải thích nguyên lý hoạt động của Bếp Gas, Lò than và động cơ xe Máy (Bộ chế hoà khí)
Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiều nhiệt và phát sáng.
Nhiên liệu rắn
Gồm than ,gỗ
Nhiên liệu lỏng
Gồm xăng, dầu,  cồn.
Nhiên liệu khí.
Gồm các loại khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cốc, khí lò cao, khí than
Nếu nhiên liệu cháy không hoàn toàn sẽ vừa gây lãng phí vừa làm ÔNMT.
Sử dụng nhiên liệu hiệu quả là phải làm như thế nào để nhiên liệu cháy hoàn toàn, đồng thời tận dụng được nhiệt lượng do qúa trình cháy tạo ra.
*Các biện pháp:
Cung cấp đủ Oxi cho quá trình cháy như: Thổi kk vào lò, xây ống khói cao.
Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với kk bằng cách:
Trộn đều nhiên liệu khí, lỏng với Gas
Chẻ nhỏ Củi
Đập than vừa nhỏ trước khi đốt.
Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng nhằm sử dụng nhiệt lượng phù hợp.
Hoạt động 5: Dặn dò (2’)
Học bài theo câu hỏi trong sgk
Làm các bài tập 1, 2, 3, 4 /sgk
Xem lại các bài trước và xem trước bài Luyện tập
Ngày:.........................................
Tiết 52: Luyện tập chương 4
Hidro cacbon - nhiên liệu
I, Mục Tiêu
Học sinh được củng cố về các kiến thức đã được học về Hidro Cacbon
Hệ thống hoá các khái niệm và mối quan hệ giữa các hợp chất hữu cơ dã học.
Củng cố các dạng bài tập cần thiết: Nhận biết các hợp chất hữu cơ, xác định côgn thức phân tử hợp chất hữu cơ.
Rèn luyện khả năng so sánh, tổng hợp, rút ra các đặc điểm chung và riêng của từng loại RH, từ đó có ý thức nhận biết trước khai làm các bài tập hoá học Hữu cơ.
II, Chuẩn bị
Hoá chất: 
Dụng cụ: 
Bảng phụ, giáo án...
III, Tiến trình bài giảng
Phương pháp
ĐL
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (0’)
Hoạt động 2: Kiến thức cần nhớ (10’)
GV dẫn dắt học sinh hoàn thành bảng sau
Metan (CH4)
Etilen (C2H4)
Axetilen (C2H2)
Benzen (C6H6)
Công thức cấu tạo
Đặc diểm cấu tạo
- Phân tử gồm 4 lk đơn C-H
- Góc HCH = 109,5o
- Phân tử gồm 1 lk đôi
- Góc HCC = 120o
- Phân tử gồm 1 lk ba
- Góc HCC = 180o
- Mạch vòng 6 cạnh khép kín
- Gồm 3 lk đơn và 3 lk đôi xen kẽ
Phản ứng đặc trưng
- Phản ứng thế
- Phản ứng cộng (Làm mất màu dung dịch Brom)
- Phản ứng cộng (Làm mất màu dung dịch Brom)
- Phnả ứng thế với Brom lỏng
Hoạt động 3: Bài tập (25’)
Bài 1: Có hỗn hợp Metan và Axetilen, làm thế nào để có được khí Metan sạch?
A- Cho hỗn hợp đi qua nước 
C- Cho qua dung dịch HCl 
B- Cho hỗn hợp đi qua dung dịch Brom
D- Cả A, B, C đúng
Đáp án: B
Bài 2 : Có hỗn hợp Metan và Axetilen, làm thế nào để có được khí Axetilen sạch?
Cho hỗn hợp tác dụng với Clo, sau đó cho lội qua nước
Cho hỗn hợp tác dụng với Clo, sau đó lội qua dung dịch Brom
Cho hỗn hợp lội qua nước sau đó tác dụng với Clo
Cho hỗn hợp lội qua dung dịch Brom, sau đó cho khí tác dụng với Clo
Đáp án: E
Bài 3 : Dẫn V lit khí A đi qua bình đựng dung dịch Brom thấy dung dịch Brom nhạt màu và khối lượng của bình tăng thêm 5,6 gam. Hỏ

File đính kèm:

  • docGiao an hoa 9-T42_T62.doc
Giáo án liên quan