Bài giảng Tiết 42: Kim loại kiềm và các hợp chất quan trọng của kim loại kiềm (tiếp)

 1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải:

- Kiến thức cũ liên quan: Tính chất của NaOH, muối cacbonat, muối nitrat và ứng dụng của chúng.

- Kiến thức mới cần hình thành:

+ HS biết: Tính chất, ứng dụng của NaOH và các muối của kim loại kiềm (NaHCO3, Na2CO3, KNO3).

+ HS hiểu: Vì sao dung dịch muối NaHCO3, Na2CO3 làm quỳ tím hóa xanh (có môi trường pH > 7): Do sự thủy phân trong nước tạo ion OH

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 889 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 42: Kim loại kiềm và các hợp chất quan trọng của kim loại kiềm (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:15/01/2010
Tiết 42: 
KIM LOẠI KIỀM VÀ CÁC HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM (tt)
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải:
- Kiến thức cũ liên quan: Tính chất của NaOH, muối cacbonat, muối nitrat và ứng dụng của chúng.
- Kiến thức mới cần hình thành:
+ HS biết: Tính chất, ứng dụng của NaOH và các muối của kim loại kiềm (NaHCO3, Na2CO3, KNO3).
+ HS hiểu: Vì sao dung dịch muối NaHCO3, Na2CO3 làm quỳ tím hóa xanh (có môi trường pH > 7): Do sự thủy phân trong nước tạo ion OH-
 2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết PTHH minh họa TCHH của các hợp chất quan trọng kim loại kiềm.
- Làm một số thí nghiệm đơn giản về hợp chất của kim loại kiềm.
- Rèn luyện kỹ năng giải các dạng câu hỏi và bài tập liên quan đến KLK và hợp chất của chúng.
 3. Thái độ:
- Tích cực, chủ động trong học tập hóa học, tinh thần hoạt động nhóm đạt hiệu quả cao. Từ đó HS có ý thức về môn học và lòng đam mê khoa học bộ môn. 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Đàm thoại, thí nghiệm nghiên cứu, hoạt động nhóm.
C. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:
 1. Giáo viên: 
- Giáo án, máy chiếu và dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm, giá để ống nghiệm,hóa chất: NaOH rắn (dạng viên), NaHCO3, Na2CO3, dd NaOH, dd HCl, KNO3. 
 2. Học sinh: 
- Ôn tập tính chất hóa học của NaHCO3, Na2CO3, dd NaOH. Chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của GVBM.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số, tác phong HS
Lớp
12B3
12B4
Vắng
2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
HS1: Trình bày tính chất vật lí và tính chất hóa học của kim loại kiềm ?
HS2: Làm bài tập số 3 SGK trang 111.
3. Bài mới:
 a. Đặt vấn đề: (3 phút)
GV: cắt mẩu Na, yêu cầu HS quan kỹ và GV để mẩu kim loại đó trong không khí khoảng 2 phút ? GV đặt câu hỏi: Hãy cho biết trên bề mặt của mầu Na có thể có mặt những chất gì ?
HS: Dự đoán và viết PTHH minh họa trên cơ sở các TCHH của KLK đã nghiên cưu. GV vào bài vậy những chất liên quan đó có tính chất và ứng dụng như thế nào ? Mời các em tiếp tục nghiên cứu về “KLK và một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm” (tiếp theo)
 b. Triển khai bài:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (10 phút)
GV: Nêu mục tiêu phần I:
Biết được tính chất vật lí và TCHH của NaOH.
Biết pp giải toán về CO2 + dd kiềm
GV: Cho HS quan sát mẩu xút viên và nghiên cứu tính tan, tính hút ẩm của nó. (thí nghiệm hòa tan vào nước)
HS: Đại diện HS trả lời nhanh.
GV: Yêu cầu HS làm tn của NaOH với quỳ tím và dd CuSO4.
HS: 
- Làm thí nghiệm và bổ sung các tính hóa học còn lại của dd kiềm.
- Viết PTHH dạng phân tử và ion thu gọn.
- Đại diện HS các nhóm lên bảng viết PTHH.
GV: Theo dõi HS thực hiện, chuẩn kiến thức để HS cùng ghi nhận thông tin.
GV: Giơi thiệu pp giải toán về CO2 td với dd kiềm. Đặt và biện luận
HS: Tự nghiên cứu SGK và liên hệ thực tế để tìm hiểu ứng dụng của NaOH.
Hoạt động 2: (6 phút)
GV: Nêu mục tiêu phần II:
- Biết được TCVL, TCHH và ứng dụng của NaHCO3
GV: Yêu cầu HS nêu TCHH của muối đã học ở lớp 9.
HS: Nêu các TCHH của muối.
Viết PTHH dạng phân tử và ion rút gọn để minh họa.
2NaHCO3 
NaHCO3 + NaOH 
HCl + NaHCO3 
GV: Gọi các HS khác nhận xét, sau đó chuẩn kiến thức để HS nắm bắt kiến thức.
Hoạt động 3: (7 phút)
GV: Nêu mục tiêu phần III:
- Biết được TCVL, TCHH và ứng dụng của Na2CO3
GV: Yêu cầu HS nêu TCHH của muối đã học ở lớp 9.
HS: Nêu các TCHH của muối.
Viết PTHH dạng phân tử và ion rút gọn để minh họa.
HCl + Na2CO3 
Ca(OH)2 + Na2CO3 
CaCl2 + Na2CO3 
GV: Gọi các HS khác nhận xét, sau đó chuẩn kiến thức để HS nắm bắt kiến thức.
HS: Tự nghiên cứu SGK để tìm hiểu UD.
Hoạt động 4: (5 phút)
GV: Nêu mục tiêu phần IV:
- Biết được TCVL và TCHH của KNO3
GV: Yêu cầu HS viết phản ứng nhiệt phân KNO3.
HS: Lên bảng viết PTHH và nêu UD quan trọng của muối KNO3
GV: Bổ sung các kiến thức mà HS chưa biết và chuẩn kiến thức toàn bài.
B. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM:
I. NATRI HIDROXIT: (NaOH)
1. Tính chất:
a) Tính chất vật lí:
- Chất rắn, dễ nóng chảy, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước.
b) Tính chất hóa học:
+ Tan trong nước, phân li hoàn toàn thành ion:
 NaOH Na+ + OH-
Làm quỳ tím hóa xanh, phenolphtalein hóa hồng.
+ Tác dụng với oxit axit, axit, muối:
CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O
 CO2 + 2OH- CO32- + H2O
HCl + NaOH NaCl + H2O
 H+ + OH- H2O
CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2 + Na2SO4
 Cu2+ + 2OH- Cu(OH)2
Chú ý: Phương pháp giải toán về CO2 td với dd kiềm. Đặt 
Nếu A 1: Tạo muối NaHCO3
Nếu A 2: Tạo muối Na2CO3
Nếu 1A 2: Tạo 2 muối 
2. Ứng dụng: (SGK)
- Là hóa chất quan trọng sau axit sunfuric.
II. NATRI HIDROCACBONAT: 
1. Tính chất:
a) Tính chất vật lí:
- Chất rắn, màu trắng, ít tan trong nước.
b) Tính chất hóa học:
+ Phản ứng phân hủy:
2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O
+ Là muối có tính lưỡng tính:
NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O
 HCO3- + OH- CO32- + H2O
HCl + NaHCO3 NaCl + H2O + CO2
 H+ + HCO3- H2O + CO2
 2. Ứng dụng: 
- Công nghiệp dược phẩm (thuốc đau dạ dày), thực phẩm (bột nở).
III. NATRI CACBONAT: 
1. Tính chất:
a) Tính chất vật lí:
- Chất rắn, màu trắng, tan nhiều trong nước.
b) Tính chất hóa học: Là muối của axit yếu
+ Td axit mạnh:
2HCl + Na2CO3 2NaCl + H2O + CO2
+ Td với bazo: 
Ca(OH)2 + Na2CO3 CaCO3 + 2NaOH
+ Td với muối khác:
CaCl2 + Na2CO3 CaCO3 + 2NaCl
+ Td với nước tạo mt kiềm: (*)
H2O + Na2CO3 NaHCO3 + NaOH
 2. Ứng dụng: 
- Công nghiệp thủy tinh, bột giặt,...
IV. KALI NITRAT: 
1. Tính chất:
a) Tính chất vật lí:
- Chất không màu, tan nhiều trong nước.
b) Tính chất hóa học: chất oxi hóa mạnh, dễ phân hủy
2KNO3 2KNO2 + O2 
 2. Ứng dụng: 
- Phân bón, chế tạo thuốc nổ,...
2KNO3 + 3C + S N2 + 3CO3 + K2S 
4. Củng cố: (5 phút)
GV: Yêu cầu HS làm các BTTN sau đây:
Câu 1.Caùc dd muoái NaHCO3 vaø Na2CO3 coù phaûn öùng kieàm vì trong nöôùc, chuùng tham gia phaûn öùng :
A. Thuûy phaânP	B. Oxi hoùa - khöû	C. Trao ñoåi	D. Nhieät phaân
Câu 2. Phaûn öùng giöõa Na2CO3 vaø H2SO4 theo tæ leä 1 : 1 veà soá mol coù phöông trình ion ruùt goïn laø :
A. CO32- + 2H+ ® H2CO3	B. CO32- + H+ ® HCO–3
C. CO32- + 2H+ ® H2O + CO2P	D. 2Na+ + SO42- ® Na 2SO4
Câu 3. Cho Na vaøo dung dòch CuSO4, hieän töôïng xaûy ra laø:
A. suûi boït khí vaø keát tuûa maøu xanhP 	B. dung dòch coù maøu xanh nhaït daàn 
C. coù keát tuûa Cu 	D. suûi boït khí
Câu 4. Ñeå nhaän bieát caùc dd: NaOH, KCl, NaCl, KOH duøng:
 A. quì tím, dd AgNO3 	 	 B. phenolftaleâin
 C. quì tím, thöû ngoïn löûa baèng daây PtP 	 D. phenolftalein, dd AgNO3
HS: Đại diện lên bảng trình bày, sau đó GV chốt lại những phần kiến thức trọng tâm.
5. Dặn dò: (2 phút)
- Nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản của bài này: tính chất và ứng dụng của các hợp chất quan trọng của kim loại kiềm.
- BTVN: 7 SGK trang 111 và các bài tập ở tài liệu trắc nghiệm khách quan.
- Chuẩn bị : 
“ KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KLK THỔ”(t1) 
+ Vị trí của, cấu hình e của KLK thổ.
+ Tính chất vật lí và hóa học của kim loại kiềm thổ. Viết PTHH minh họa.
+ Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ (Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4)

File đính kèm:

  • doch12tiet42.doc