Bài giảng Tiết 41: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

a. kiến thức: hs biết được:

- nguyên tắc sắp xếp các nghuyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

- cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm.

+ ô nguyên tố cho biết: số hiệu nguyên tử, ký hiệu hoá học, tên nguyên tố, nguyên tử khối.

+ chu kỳ: gồm các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành hàng ngang theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 41: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: ..
Tiết ppct: 41 SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN
 CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức: HS biết được:
- Nguyên tắc sắp xếp các nghuyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
- Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: Ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm.
+ Ô nguyên tố cho biết: Số hiệu nguyên tử, ký hiệu hoá học, tên nguyên tố, nguyên tử khối.
+ Chu kỳ: Gồm các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành hàng ngang theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
+ Nhóm: Gồm các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số electron lớp ngoài cùng được xếp thành một cột dọc theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
b. Kỹ năng:	
- Dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn.
- Rèn kỹ năng tra bảng tuần hoàn các nguyên tố để hiểu: Nhóm, ô, chu kỳ.
c. Thái độ:
- GD HS yêu thích môn học.
2. CHUẨN BỊ:
a. GV: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
b. HS: Xem trước nội dung bài, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. 
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 
	Đàm thoại, trực quan, hợp tác trong nhóm nhỏ.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS.
4.2. KTBC:
- Si và SiO2 có những tính chất hoá học nào? Viết PTHH minh hoạ? (6đ)
- Thực hiện chuyển hoá sau: CO2 CaCO3 CO2 (4đ)
TL: Si + O2 SiO2 (2đ)
 SiO2 + 2NaOH Na2SiO3 + H2O (2đ)
 SiO2 +CaO CaSiO3 (2đ)
 - CO2 + CaO ® CaCO3 (2đ)
 - CaCO3 CaO + CO2­ (2đ)
4.3. Bài mới: Các nguyên tố được sắp xếp như thế nào trong bảng tuần hoàn? Cách sắp xếp đó có ý nghĩa gì?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Hoạt động 1: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
PP: Trực quan ,Đàm thoại
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK để nắm sơ lược về bảng tuần hoàn.
GV: cách sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn?
HS: Sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
GV: Có khoảng bao nhiêu nguyên tố hoá học trong bảng?
HS: Có trên 100 nguyên tố hoá học.
2. Hoạt động 2: Cấu tạo bảng tuần hoàn.
PP: Trực quan ,Đàm thoại, thảo luận nhóm
GV: Trong bảng tuần hoàn có khoảng hơn 100 nguyên tố. Mỗi nguyên tố chiếm 1 ô, vậy ô nguyên tố có điểm gì giống nhau? Hãy quan sát ô số 12.
GV: Quan sát ô số 12 biết được thông tin gì về nguyên tố?
HS: Ô 12 cho biết: Số hiệu nguyên tử là 12, tên nguyên tố là Magiê, ký hiệu hoá học của nguyên tố là Mg, nguyên tử khối là 24.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm và cho biết thông tin về ô số 11?
HS: Số hiệu nguyên tử là 11, tên nguyên tố là Natri, ký hiệu hoá học của nguyên tố là Na, nguyên tử khối là 23.
GV: Số hiệu nguyên tử cho biết thông tin gì về nguyên tố?
HS: Số hiệu nguyên tử bằng số điện tích hạt nhân bằng số electron trong nguyên tử và bằng số thứ tự.
GV: Chốt lại kiến thức.
GV: Giới thiệu 7 chu kỳ của bảng tuần hoàn, trong đó chu kỳ 7 chưa hoàn chỉnh.
GV: Các chu kỳ có đặc điểm gì giống nhau?
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin về chu kỳ trong SGK.
GV Yêu cầu HS vận dụng để tìm hiểu về chu kỳ 1, 2, 3, và 4, 5, 6, 7.
HS: Chu kỳ 1, 2, 3 là chu kỳ nhỏ. Chu kỳ 4, 5, 6, 7 là chu kỳ lớn.
GV: Yêu cầu HS quan sát chu kỳ 1, trả lời:
- Số lượng nguyên tố và gồm những nguyên tố nào?
- Điện tích hạt nhân tăng hay giảm từ H ® He?
- Số lớp electron của H và He là bao nhiêu?
HS: 
- Có 2 nguyên tố là H và He.
- Điện tích hạt nhân tăng từ H+ ® He 2+
- Có 1 lớp electron.
GV: Chu kỳ 2 có gì giống với chu kỳ 1 về sự biến thiên tính chất?
HS: Có 8 nguyên tố, điện tích hạt nhân tăng từ Li 3+ ® Ne10+, có 3 lớp electron.
GV: Yêu cầu HS quan sát nhóm I, VII. Trả lời: Các nguyên tố trong 1 nhóm có điểm gì giống nhau?
HS: Số electron lớp ngoài cùng như nhau, tính chất tương tự nhau, xếp thành cột theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử. 
GV: Yêu cầu HS quan sát nhóm I, VII và cho biết gồm những nguyên tố hoạt động hoá học như thế nào? Có mấy electron lớp ngoài cùng? Điện tích hạt nhân biến thiên như thế nào?
HS: 
- Gồm những nguyên tố hoạt động hoá học mạnh, có 1 electron lớp ngoài cùng, điện tích hạt nhân tăng dần từ Li3+ ® Fr87+ (Nhóm 1)
- Gồm phi kim hoạt động hoá học mạnh, có 7 electron ở lớp ngoài cùng, điện tích 1 hạt nhân tăng dần từ F9+ ® Ar85+ (nhóm 7)
GV: Từ các vấn đề trên, hãy thảo luận nhóm và rút ra sự biến thiên về tính chất của các nguyên tố trong 1 nhóm? ( tương tự nhau)
GV: Cho các nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung.
I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
- Bảng tuần hoàn có trên 100 nguyên tố hoá học và được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
VD: H có điện tích hạt nhân là 1
 He có điện tích hạt nhân là 2
 Li có điện tích hạt nhân là 3
II. Cấu tạo bảng tuần hoàn:
1. Ô nguyên tố:
- Ô nguyên tố cho biết :
+ số hiệu nguyên tử 
+ ký hiệu hoá học
+ tên nguyên tố
+ nguyên tử khối của nguyên tố 
VD: Ô 12 cho biết: 
+ Số hiệu nguyên tử là 12, 
+ tên nguyên tố là Magiê,
+ ký hiệu hoá học của nguyên tố là Mg, 
+ nguyên tử khối là 24.
- Số hiệu nguyên tử có trị số bằng số điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử. Số hiệu nguyên tử trùng với số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
2. Chu kỳ: 
- Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
- Số thứ tự của chu kỳ bằng số lớp electron.
- Có 7 chu kỳ: 
+ Chu kỳ nhỏ: 1, 2, 3.
+ Chu kỳ lớn: 4, 5, 6, 7.
3. Nhóm:
- Bảng tuần hoàn gồm có 8 nhóm: I --> VIII
- Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và có tính chất tương tự nhau được xếp thành cột dọc theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
4.4. Củng cố và luyện tập:
Bài tập: Hãy điền vào bảng sau các số liệu còn thiếu ( không sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn) :
Kí hiệu
Cấu tạo nguyên tử
Vị trí trên bảng tuần hoàn
Điện tích 
Hạt nhân
Số p
Số e
Số lớp e
Số e lớp ngoài cùng
Thứ tự
Chu kì
Nhóm 
Al
3
III
16
6
3
Li
3+
3
I
2
7
9
Đáp án: 
Kí hiệu
Cấu tạo nguyên tử
Vị trí trên bảng tuần hoàn
Điện tích 
Hạt nhân
Số p
Số e
Số lớp e
Số e lớp ngoài cùng
Thứ tự
Chu kì
Nhóm 
Al
13+
13
13
3
3
13
3
III
S
16+
16
16
3
6
16
3
VI
Li
3+
3
3
3
1
3
3
I
F
9+
9
9
2
7
9
2
VII
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Học bài, làm bài tập 1, 2, 3,4 /101 SGK. 
- BT3,4: Viết PTHH minh họa.
- Đọc nội dung em có biết.
- Xem phần tiếp theo: Tìm hiểu ý nghĩa của bảng tuần hoàn các NTHH.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
* Ưu điểm: 
* Hạn chế: 	

File đính kèm:

  • doctiet 41HTTH.doc
Giáo án liên quan