Bài giảng Tiết 41: Luyện tập chương 3: Phi kim - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (tiếp)
1.1. kiến thức: giúp hs hệ thống hoá kiến thức đã học trong chương về:
- tính chất của phi kim: clo, cacbon, silic, các oxit của cacbon, axit cacbonic, tính chất của muối cacbonat.
- cấu tạo bảng tuần hoàn và sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố trong chu kỳ, nhóm, ý nghĩa của bảng tuần hoàn.
1.2. kỹ năng:
- chọn chất thích hợp viết sơ đồ chuyển đổi giữa các chất, viết pthh.
- biết xây dựng sự chuyển đổi các chất.
Tuần Ngày dạy: Tiết ppct: 41 LUYỆN TẬP CHƯƠNG 3: PHI KIM - SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống hoá kiến thức đã học trong chương về: - Tính chất của phi kim: Clo, cacbon, silic, các oxit của cacbon, axit cacbonic, tính chất của muối cacbonat. - Cấu tạo bảng tuần hoàn và sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố trong chu kỳ, nhóm, ý nghĩa của bảng tuần hoàn. 1.2. Kỹ năng: - Chọn chất thích hợp viết sơ đồ chuyển đổi giữa các chất, viết PTHH. - Biết xây dựng sự chuyển đổi các chất. - Biết vận dụng bảng tuần hoàn: Ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm. 1.3. Thái độ: - GD HS cách sử dụng bảng tuần hoàn. 2. TRỌNG TÂM: - Tính chất của phi kim, hợp chất của C, Bảng tuần hoàn hóa học. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. GV: Bảng phụ. 3.2. HS: Ôn lại chương 3. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS. 4.2. Kiểm tra miệng: ( lồng ghép ) 4.3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC + ? (3) 1. Hoạt động 1: GTB GV: Củng cố kiến thức đã học về phi kim, cấu tạo và ý nghĩa bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Vận dụng để giải một số bài tập. 2. Hoạt động 2: Kiến thức cần nhớ. GV treo sơ đồ câm lên bảng: + ? (1) (2) + ? Hợp chất khí Phi kim Oxit axit Muối GV: Yêu cầu HS lên bảng chọn các từ thích hợp mà GV đã chuẩn bị sẵn để điền vào chỗ ? trong sơ đồ trên (Hiđrô, oxy, kim loại, dd (5) axit, dd kiềm). GV: Cho bài tập vận dụng: Thực hiện chuyển đổi sau: FeS H2S S SO2 SO3 H2SO4 GV: Gọi 2 HS lên thực hiện 5 PTHH trên. GV: Gọi HS khác nhận xét, sau đó sửa chữa, yêu cầu HS hoàn thành vào tập. GV: Tiến hành tương tự như phần 1 (Hiđrô, nước, kim loại, dd NaOH, dd HCl). GV: Cho HS làm bài tập vận dụng: Thực hiện chuyển đổi sau: (4) (2) HClO HCl Cl2 NaClO FeCl3 GV: Gọi 2 HS lên bảng thực hiện 4 PTHH trên. HS: Nhận xét, bổ sung. GV: Treo bảng phụ ghi sơ đồ 3, yêu cầu HS lên bảng thực hiện chuyển đổi trong sơ đồ (Thảo luận trong 5’). HS: Trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Lưu ý HS về các vấn đề: Ô nguyên tố cho biết gì? Chu kỳ là gì? Nhóm là gì? Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố trong chu kỳ, trong nhóm như thế nào? Ý nghĩa của bảng tuần hoàn? HS: - Số hiệu nguyên tử, ký hiệu hoá học, tên nguyên tố, nguyên tử khối. - Các nguyên tố có cùng số lớp electron và sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. - Các nguyên tố có số electron ngoài cùng bằng nhau và sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. - Biết vị trí nguyên tố ta biết được cấu tạo nguyên tử, tính chất nguyên tố. - Biết cấu tạo nguyên tử ta biết được vị trí, tính chất nguyên tố. 3.Hoạt động 3 Bài tập. GV treo bảng phụ ghi bài tập 4/103 SGK. GV gọi HS lên làm ý a. HS: Nhận xét, rút ra kết luận. GV: Yêu cầu HS thảo luận làm ý b, c trong 5’. HS: - Na ở đầu chu kỳ 3: Là kim loại mạnh. +Tác dụng với phi kim: 4Na + O2 2Na2O +Tác dụng với H2O: 2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2 - So sánh: Na mạnh hơn Mg trong chu kỳ 3. Na mạnh hơn Li nhưng yếu hơn K trong nhóm I. GV: Cho HS báo cáo, cho nhóm khác bổ sung. GV: Treo bảng phụ ghi bài tập 5a,b/103 SGK. GV: Hướng dẫn HS: +Viết CTHH sắt oxit FexOy +Viết PTHH + Xác định tỷ lệ số mol của FexOy và Fe trong PTHH. + Tiếp tục đặt khối lượng của FexOy và Fe, khối lượng mol của FexOy và Fe vào trong PTHH. + Lập tỷ lệ theo khối lượng, giải tìm x: Do: 56x + 16y =160 ® y= 3 Vậy: CTHH của sắt oxit là Fe2O3 GV: Theo PTHH tìm số mol CaCO3 => m I. Kiến thức cần nhớ: 1. Tính chất hoá học của phi kim: (1): Hiđô. (2): Kim loại. (3): Oxy. * Viết PTHH: (1): S + H2 H2S (2): S + O2 SO2 (3): 2SO2 + O2 2SO3 (4): SO3 + H2O ® H2SO4 (5): S + Fe FeS 2. Tính chất hoá học của một số phi kim cụ thể: a. Tính chất hoá học của Clo: (1): Hiđrô (2): Kim loại (3): dd NaOH (4): Nước (1): Cl2 + H2 ® 2HCl (2): 3Cl2 + 2Fe 2FeCl3 (3): Cl2 + 2NaOH ® NaCl + NaClO + H2O (4): Cl2 + H2O ® HCl + HClO b. Tính chất hoá học của cacbon và các oxit của cacbon: (1): C + O2 CO (2): C + O2 CO2 (3): 2CO + O2 2CO2 (4): CO2 + C 2CO2 (5): CO2 + CaO ® CaCO3 (6): CO2 + 2NaOH ® Na2CO3 + H2O (7): CaCO3 CaO + CO2 (8): Na2CO3 + 2HCl ® 2NaCl + CO2 + H2O 3. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học: ( SGK) II. Bài tập: 1. Bài tập 4/103 SGK: a. Cấu tạo nguyên tử A: - Số hiệu nguyên tử 11: Ô 11, nguyên tố Na, điện tích hạt nhân 11+, có 11 electron trong nguyên tử. - Chu kỳ 3: Có 3 lớp electron. - Nhóm I: Có 1 electron lớp ngoài cùng. b. Tính chất: Na là kim loại mạnh. +Tác dụng với phi kim: 4Na + O2 2Na2O +Tác dụng với H2O: 2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2 c.So sánh: Na > Mg (Chu kỳ 3) Li < Na< K (Nhóm I) 2. Bài tập 5a/103 SGK: a. Công thức chung: FexOy FexOy + yCO xFe + yCO2 1 mol x mol 160 (g) 56x (g) 32 (g) 22,4 (g) Ta có tỷ lệ: = ® x = 2 Mà: 56x + 16y =160 ® y= 3 Vậy: CTHH của sắt oxit là Fe2O3 b. Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2 0,2 0,6 Ca(OH)2 + CO2 CaCO3¯ + H2O 0,6 0,6 Theo PT n CaCO3 = nCO2 = 0,6mol mCaCO3 = 0,6. 100 = 60 g 4.4. Củng cố và luyện tập: Củng cố từng phần 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Đối với tiết học này: + Xem lại nội dung bài học. + Làm tiếp bài tập 6 SGK. - Đối với tiết học sau: + Chuẩn bị bài 33. Đọc trước nội dung bài thực hành. + Chuẩn bị mẫu tường trình thí nghiệm như đã hướng dẫn. 5. RÚT KINH NGHIỆM: Nội dung: Phương pháp: Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
File đính kèm:
- H9-41.doc